Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 138, Bài 25: Nghĩa tường minh và hàm ý (Tiếp theo)
- Bộ tài liệu:
- Bộ Giáo án Ngữ văn Lớp 9
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 138, Bài 25: Nghĩa tường minh và hàm ý (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 138, Bài 25: Nghĩa tường minh và hàm ý (Tiếp theo)
Tuần 28-Tiết 138 - Bài 25: NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý (tt) Ngày dạy: . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Kiến thức: Hai điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói và người nghe. Kĩ năng: Giải đoán và sử dụng hàm ý Thái độ: Sử dụng hàm ý phù hợp để tăng giá trị diễn đạt trong giao tiếp. CHUẨN BỊ: -GV: Sách GK, giáo án -HS: Đọc trước bài, soạn bài TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Ổn định tổ chức: Kiểm tra bài cũ: Em hãy phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý? Cho biết nghĩa tường minh và hàm ý của 2 câu thơ sau trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh: “Sấm cũng bớt bất ngờ- Trên hàng cây đứng tuổi” Cho biết cách nói nào sau đây có chứa hàm ý? Hàm ý đó là gì và cho biết tác dụng của hàm ý đó? A “Gặp đây anh nắm cổ tay Anh hỏi câu này có lấy anh không?” B “Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?” Bài mới: HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG *Hoạt động 1: Tìm hiểu điều kiện sử dụng hàm ý: PP: sử dụng sơ đồ tư duy *Bài tập tìm hiểu 1: à điều kiện sử dụng hàm ý Học sinh đọc ví dụ. ?Cho biết có mấy nhân vật tham gia hội thoại? Ai là người nói? Ai là người nghe? ?Nêu hàm ý của câu in đậm thứ nhất? ?Nêu hàm ý của câu in đậm thứ hai? ?Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? ?Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý? ?Chị Dậu đã đưa hàm ý vào câu nói một cách vô tình hay có ý thức? Điều kiện sử dụng hàm ý : Ví dụ Nhận xét : Hàm ý của : -Câu thứ nhất : “Sau bữa ăn này con không còn được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa, mẹ đã bán con“ -Câu thứ hai : “Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài“. ->Đây là điều đau lòng nên chị Dậu tránh nói thẳng ra. ->Chị Dậu (người nói) có ý thức khi đưa hàm ý vào câu nói. ?Cái Tí có giải đoán được hàm ý trong câu nói thứ nhất của mẹ không? ?Căn cứ vào đâu mà em biết điều đó? à Chị Dậu dùng hàm ý thứ 2 rõ hơn ?Đến đây Cái Tí có hiểu được hàm ý của chị Dậu không? ?Chi tiết nào thể hiện cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ? Như vậy cả hai câu nói của chị Dậu đều có chứa hàm ý-chị Dậu đã có ý thức đưa hàm ý vào câu nói nhưng không phải câu nào nghười nghe (cái Tí) cũng giải đoán được. ?Để sử dụng một hàm ý cần có những điều kiện nào? *Bài tập tìm hiểu 2: à lưu ý điều kiện sử dụng hàm ý thành công: Hàm ý trong câu in đậm dưới đây là gì? Việc sử dụng hàm ý có thành công không? Vì sao? -BT2: (SGK) - Tình huống 2:“Chồng vừa ngồi xem bóng đá vừa nói với vợ (người không hiểu biết gì về bóng đá): -Đội này chỉ có một chân sút thì làm sao mà thắng được. Vợ nghe thấy thế liền than thở: -Rõ khổ! Có một chân thì còn chơi bóng làm gì cơ chứ? (SGK Ngữ văn 9, tập 1, trang 158) (Trong cuộc đối thoại trên, người chồng (người nói) đã vi phạm điều gì?) -> Việc vận dụng các phương châm hội thoại phải chú ý tình huống giao tiếp: nói với ai, nói khi nào, nói ở đâu và nói để làm gì? -Bác dạy: nói và viết phải biết nói cái gì nói với ai ?Để việc sử dụng hàmý thành công thì người nói và người nghe phải như thế nào? -Cái Tí (người nghe) không hiểu được hàm ý của câu nói thứ nhất. -Sự “giẫy nảy “và câu nói của cái Tí trong tiếng khóc “U bán con thật đấy ư ? ” cho thấy nó đã hiểu ý mẹ . ->Cái Tí (người nghe) đã giải đoán được hàm ý. 3. Kết luận: *Ghi nhớ: 2 điều kiện sử dụng hàm ý -sgk -Hàm ý: chắt giùm nước để cơm khỏi nhão à Không thành công, vì người nghe không cộng tác -Hàm ý: Đội có quá ít cầu thủ ghi bàn nên thất bại à không thành công, vì người nói sử dụng hàm ý với một người không hiểu biết về bóng đá (không nắm được năng lực giải đoán hàm ý của người nghe) è Điều kiện thành công của việc sử Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập HS trình bày, nhận xét GV Tổng kết. ?Người nói, người nghe trong những câu in đậm là ai? Xác định hàm ý ,người nghe có hiểu hàm ý đó không?Vì sao? *Thực hiện thảo luận nhóm: 4 nhóm tương đương a, b c và d là BT3 (GV hoàn chỉnh) ?Vì sao em bé không nói thẳng được mà phải dùng hàm ý ? ?Hãy điền vào lượt lời của B trong đoạn thoại sau một câu có hàm ý từ chối (khác với BT 1)?(về nhà) -GV hỏi HS: Em có thể nói hi vọng, ước mơ của mình cho thầy và các bạn nghe không? Vậy em có dám chắc hi vọng của mình sẽ thành thực tại không? Vậy để thành công thì mình phải như thế nào? à hàm ý trong câu nói của Lỗ Tấn. -Thực hiện y/c của bài tập 5 è Hoàn tất sơ đồ bài học: Tiết 138-Tiếng Việt Bài tập củng cố: Thảo luận cặp đôi à Tạo lập và trình bày đoạn đối thoại: lời mời và lời từ chối có sử dụng hàm ý: người nói, người nghe. II.Luyện tập : Bài tập 1: -a/-Người nói là anh thanh niên , người nghe là ông họa sĩ và cô gái . -Hàm ý : “mời bác và cô vào uống nước ‘’ -2 người đều hiểu :‘’ Ông theo anh ngồi xuống ghế “ -b,c,d: HS hoàn tất Bài tập 2 : bổ sung Em dùng hàm ý vì trước đó đã nói thẳng rồi mà không hiệu quả ->Bực, bức bách. - Bài tập 3 : Có thể nêu việc phải làm vào ngày mai (nên không thể đi được ): ‘’ Bận ôn thi ‘’ ‘’Phải đi thăm người ốm ‘’ Bài tập 4: Qua sự so sánh của Lỗ Tấn có thể nhận ra hàm ý : Tuy hi vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được. Bài tập 5: -Câu có hàm ý mời mọc: “Bọn tớ chơi” -Câu chứa hàm ý từ chối: “Mẹ mình đang đợi mình ở nhà” và làm sao có thể rời mẹ mà đến được. à Không biết có ai muốn chơi với bọn tớ không? Chơi với bọn tớ thích lắm đấy! dụng hàm ý theo mẫu: A: Lời mời mọc B: Từ chối A: Thật là tiếc quá ?Các hàm ý trên có thoả mãn điều kiện sử dụng hàm ý không? Vì sao? CỦNG CỐ-HD HS HỌC Ở NHÀ *Củng cố: Điều kiện sử dụng hàm ý? *HD: Học bài, làm lại BT. Chuẩn bị Kiểm tra phần thơ.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_138_bai_25_nghia_tuong_minh_va_ha.docx