Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 146, Bài 27: Hướng dẫn đọc thêm: Bến quê
- Bộ tài liệu:
- Bộ Giáo án Ngữ văn Lớp 9
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 146, Bài 27: Hướng dẫn đọc thêm: Bến quê", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 146, Bài 27: Hướng dẫn đọc thêm: Bến quê

Tuần 30-Tiết 146 - Bài 27: HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM Ngày dạy: BẾN QUÊ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1- Kiến thức: Những tình huống nhịch lí, nhưng hình ảnh giầu ý nghĩa biểu tượng trong truyện. Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời, những vẻ đẹp bình dị và quý giá từ những điều gần gũi xung quanh ta. 2 - Kĩ năng: Đọc hiểu văn bản tự sự có nội dung mang tính triết lí sâu sắc. Nhận biết và phân tích những đặc sắc của nghệ thuật tạo tình huống miêu tả tâm lí nhân vạt, hình ảnh biểu tượng trong truyện. 3- Thái độ: Giáo dục h/s ý thức giá trị của cuộc sống GĐ và vẻ đẹp bình dị của quê hương. CHUẨN BỊ: -GV: Sách GK, giáo án -HS: Đọc trước bài, soạn bài TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG * Hoạt động 1: Tìm hiểu chung: ? Những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Minh Châu? ?Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Minh Châu từ sau 1975? HS tình bày, nhận xét. GV tổng kết ? Xuất xứ của tác phẩm? * Hoạt động 2 : Hướng dẫn đọc hiểu VB Gv đọc mẫu một đoạn, học sinh phát hiện cách đọc: Học sinh đọc truyện. Gv nhắc lại, giải thích thế nào là tình huống truyện. ? Nhân vật Nhĩ đã ở vào một hoàn cảnh đặc biệt như thế nào? ? Khi đặt nhân vật vào hoàn cảnh như vậy , các tác giả khác thường khai thác về điều gì? ? Nét khác của Nguyễn Minh Châu? HS tình bày, nhận xét. GV tổng kết I . Tìm hiểu chung: Tác giả : Nguyễn Minh Châu ( 1930-1989), là cây bút văn xuôi tiêu biểu của thời kì kháng chiến chống Mỹ. ->Góp phần đổi mới văn học nước nhà từ những năm 1980 -> nay. Tác phẩm: In trong tập truyện cùng tên của tác giả -Xuất bản 1985. II. Hướng dẫn đọc hiểu văn bản : 1.Đọc : Giọng trầm tư , suy ngẫm của một người từng trải , giọng xúc động , đượm buồn có cả sự ân hận , xót xa 2.Tìm hiểu tình huống truyện : -Nhân vật Nhĩ ở vào một hoàn cảnh đặc biệt : Căn bệnh hiểm nghèo khiến anh hầu như bị liệt toàn thân. Mọi sinh hoạt đều phải nhờ vào người khác, chủ yếu là vợ. - Khi đặt nhân vật vào hoàn cảnh hiểm nghèo, giáp ranh giữa sự sống và cái chết , các tác giả khác thường thường khai thác về khát vọng sống và sức sống mạnh mẽ của con người , lòng nhân ái, đức hi sinh (Chiếc lá cuối cùng), ? Truyện đặt ra tình huống như thế nào? * Hoạt động 3 : Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật GV hướng dẫn học sinh thảo luận câu hỏi. Nêu hoàn cảnh của Nhĩ? GV nhắc HS xem lại phần II. ?Cảm nhận của Nhĩ về cảnh đẹp thiên nhiên trong một buổi sáng đầu thu ? ? Cảnh vật được miêu tả theo trình tự nào ? ? Từ hoàn cảnh của mình, Nhĩ đã nhận ra điều gì ở cuộc sống xung quanh? ? Nhĩ nhận thức về thời gian của đời mình như thế nào? ? Tìm và phân tích ý nghĩa những hình ảnh giàu tính biểu tượng ở trong truyện ? còn Nguyễn Minh Châu tạo một tình huống nghịch lí để chiêm nghiệm một triết lí về đời người. - Tình huống truyện: Điều trớ trêu như một nghịch lí: Nhĩ có điều kiện đi khắp nơi trên thế giới nhưng cuối đời, bệnh tật buộc anh vào giường bệnh, hành hạ hàng năm trời. -> Anh bỗng phát hiện vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông-> nhờ con trai sang -> con mải chơi cờ -> có thể lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. III. Giá trị nội dung và nghệ thuật : 1. Giá trị nội dung : Hoàn cảnh éo le của Nhĩ : Bệnh nặng, đang sống những ngày cuối cùng cuộc đời. Những cảm xúc , suy nghĩ của nhân vật Nhĩ về vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông, về GĐ - Cảm nhận của Nhĩ về vẻ đẹp thiên nhiên trong một buổi sáng đầu thu. -> Không gian vốn quen thuộc, gần gũi nhưng lại như rất mới mẻ với Nhĩ, tưởng chừng như lần đầu tiên anh cảm nhận được tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó. c)Những cảm xúc, tâm trạng và những chiêm nghiệm của nhân vật Nhĩ về con người và cuộc đời: - Cảm nhận về sự sống của chính mình. Cảm nhận của Nhĩ về Liên. Niềm khao khát của Nhĩ được đặt chân lên bĩa bồi bên sông. -> Quy luật phổ biến của đời người: ” con người ta trên đường đời thật khó tránh được những điều vòng vèo, chùng chình”. 2. Giá trị nghệ thuật : Lựa chọn người kể chuyện ngôi thứ ba. Sáng tạo tình huống truyện nghịch lí. Trong truyện, hầu như mọi hình ảnh đều mang 2 lớp nghĩa : nghĩa thực và nghĩa biểu tượng : + Bãi bồi, bến sông, thiên nhiên: Vẻ đẹp bình dị của đời sống. 4.CỦNG CỐ-HD HS HỌC Ở NHÀ *Củng cố: Nội dung chính của truyện? *HD: Chuẩn bị bài Ôn tập Tiếng Việt lớp 9.
File đính kèm:
giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_146_bai_27_huong_dan_doc_them_ben.docx