Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 151+152, Bài 28: Văn bản: Những ngôi sao xa xôi (Trích)
- Bộ tài liệu:
- Bộ Giáo án Ngữ văn Lớp 9
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 151+152, Bài 28: Văn bản: Những ngôi sao xa xôi (Trích)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 151+152, Bài 28: Văn bản: Những ngôi sao xa xôi (Trích)
Tuần 31-Tiết 151-152 - Bài 28: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI Ngày dạy: MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1- Kiến thức: -Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện và nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của Lê Minh Khuê. -Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn. 2 - Kĩ năng: - Đọc -hiểu văn bản tự sự sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. -Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “tôi”. -Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm. 3- Thái độ: Thêm yêu mến những cô gái TNTX trong kháng chiến chống Mĩ. CHUẨN BỊ: -GV: Sách GK, giáo án -HS: Đọc trước bài, soạn bài TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Ổn định tổ chức: Kiểm tra bài cũ: Bài mới: Cuộc kháng chiến chống Mỹ vẻ vang, oanh liệt và đầy gian khổ của nhân dân ta là một đề tài quen thuộc trong làng văn học Việt Nam hiện đại. Tuy cùng một đề tài nhưng mỗi tác giả lại KT, khám phá những khía cạnh khác nhau của cuộc kháng chiếm anh dũng đó. Truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" cảu Lê Minh Khuê đưa người đọc đến với cuộc sống chiến đấu của 3 cô gái thanh niên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn. Họ chính là những đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ gian khổ. Vậy truyện ngắn này có những đặc sắc gì về nội dung và nghệ thuật. HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG * Hoạt động 1: Đọc –hiểu chú thích: ? Những hiểu biết của em về tác giả Lê Minh Khuê? -HD đọc, tìm hiểu từ khó ? HCST của tác phẩm? I . Đọc- hiểu chú thích 1. Tác giả : Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá, là cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn với ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, sắc sảo, đặc biệt là tâm lí nhân vật nữ. Đọc-từ khó: Tác phẩm: Được sáng tác năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang diễn ra vô * Hoạt động 2 : Hướng dẫn đọc hiểu VB *Nội dung: ?Ba cô gái TNXP sống và chiến đấu trong hoàn cảnh như thế nào? ?Công việc của họ là gì? Tính chất của những công việc đó? ?Qua việc miêu tả cuộc sống, công việc của 3 cô gái TNXP, em hiểu gì về hiện thức chiến tranh lúc bấy giờ? Tiết 2 ?Họ đến từ đâu? Và cùng có những điểm chung gì về tính cách? ?Qua tìm hiểu công việc hàng ngày của học trên cao điểm, em có nhận xét gì về tinh thần của họ? ?Tìm hiểu diễn biến tâm trạng của Phương định khi ở trong hang chờ Nho, Thao đi phá bom trở về? cùng gay go, ác liệt II. Hướng dẫn đọc hiểu văn bản : 1.Nội dung: a.Hoàn cảnh sống, chiến đấu và hiện thực chiến tranh : -Hoàn cảnh sống, chiến đấu : +Giữa bom đạn- nguy hiểm-ác liệt-gian khổ-khó khăn +Với công việc nguy hiểm: Chạy trên cao điểm giữa ban ngày để quan sát, sau mỗi trận bom: Lao ra ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, phá những quả bom chưa nổ. à Hiện thực chiến tranh khốc liệt trong thời kì chống Mĩ cứu nước ở một trong điểm giao thông. b.Vẻ đẹp của ba cô gái TNXP: -Họ là những cô gái còn rất trẻ đến từ Hà Nội, dễ xúc cảm, hay mơ mộng. +Dễ vui và cũng dễ trầm tư +Thích làm đẹp cho cuộc sống của mình ngay trên chiến trường : .Nho thích thêu thùa .Chị Thao chăm chép bài hát .Phương Định thích ngắm mình trong gương, ngồi bó gối mơ mộng rồi hát. -Là TNXP: ba cô gái thể hiện +Tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ +Dũng cảm +Tình đồng đội gắn bó. à Vẻ đẹp tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. c.Nhân vật Phương Định: -Tâm trạng khi ở trong hang chờ Nho, Thao đi phá bom trở về: +Căng thẳng, lo lắng cho đồng đội: ” Thời gian...quay về ” ; Gắt gỏng với đội trưởng +Vô cùng sốt ruột : ” Không có gì cô đơn... vững vậy ” +Vui sướng, thích thú khi hai bạn được ?Tâm trạng của Phương Định trong một lần phá bom? ? Tâm trạng khi cơn mưa đá bất ngờ áo đến? *Nghệ thuật: ?Nhận xét về cách lựa chọn ngôi kể trong truyện? ?Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật? *Ý nghĩa văn bản: ?Truyện ca ngợi điều gì? công binh chi viện: ” Bỗng dưng... thích thú ” à Tình đồng đội cao cả dồn tâm sức cho công việc. -Tâm trạng khi trực tiếp tham gia phá bom nổ chậm: + ”Tôi đến gần quả bom...bước tới ”, ” Tôi dùng...nung nóng ” Mặc dù đó là công việc quen thuộc nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách. Ở bên quả bom, kề sát với cái chết im lìm, bất ngờ, từng cảm giác của con người cũng trở nên sắc nhọn hơn, hành động thận trọng hơn, với cảm giác căng thẳng chờ bom nổ. à dồn tâm sức cho công việc. -Tâm trạng khi cơn mưa đá bất ngờ áo đến: +Vui thích cuống cuồng ”Những niềm vui...tràn đầy” +Gợi lên nỗi nhớ về tình thương và kỉ niệm: ” Mà tôi trên đầu ” Nghệ thuật: -Sử dụng ngôi kể thứ nhất, lựa chọn nhân vật người kể chuyện đồng thời là nhânvật trong truyện. -Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật đặc sắc bằng miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật. -Có lời trần thuật, lời đối thoại tự nhiên. Ý nghĩa văn bản: Truyện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái thanh niên xung phong trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. CỦNG CỐ-HD HS HỌC Ở NHÀ *Củng cố: Tâm trạng của Phương Định trong một lần trực tiếp phá bom nổ chậm? *HD: Chuẩn bị bài Văn học địa phương.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_151152_bai_28_van_ban_nhung_ngoi.docx