Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 161, Bài 30: Văn bản: Bố của Xi-mông (Trích)
- Bộ tài liệu:
- Bộ Giáo án Ngữ văn Lớp 9
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 161, Bài 30: Văn bản: Bố của Xi-mông (Trích)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 161, Bài 30: Văn bản: Bố của Xi-mông (Trích)
Tuần 33-Tiết 161 - Bài 30: BỐ CỦA XI-MÔNG Ngày dạy: .. (Trích) MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1- Kiến thức: Nỗi khổ của một đứa trẻ không có bố và những ước mơ, những khao khát của em 2 - Kĩ năng: -Đọc –hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự. -Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật. -Nhận diện được những chi tiết miêu tả tâm trạng nhân vật trong một vănbản tự sự. 3- Thái độ: - Giáo dục h/s tình yêu thương con người. CHUẨN BỊ: -GV: giáo án -HS: Chuẩn bị ý kiến TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: Đọc –hiểu chú thích: ? Những hiểu biết của em về tác giả Guy đơ Mô-pa-xăng? -HD đọc, tìm hiểu từ khó ? Xuất xứ của văn bản? Hoạt động 2 : Hướng dẫn đọc hiểu VB *Nội dung: *Nhân vật Xi-mông ?Xi-mông đang sống trong hoàn cảnh như thế nào ? ?Xi-mông ra bờ sông để làm gì ? ?Tâm trạng của em khi ở ngoài bờ sông? ?Khi gặp bác Phi-líp thì chuyện gì đã xảy ra? ?Tâm trạng của em như thế nào? I . Đọc- hiểu chú thích 1. Tác giả : Guy đơ Mô-pa-xăng (1850-1893) là nhà văn hiện thực nổi tiếng của nước Pháp. Những truyện ngắn có nội dung cô đọng, sâu sắc, hình thức giản dị, trong sáng đã làm nên thành công của ông ở thể loại này. Đọc-từ khó: Tác phẩm: -Xuất xứ: Văn bản được trích nằm ở phần đầu của truyện ngắn cùng tên.. II. Hướng dẫn đọc hiểu văn bản : 1.Nội dung: a.Nhân vật Xi-mông : *Hoàn cảnh: Thật tội nghiệp: đứa trẻ không bố, đến trường bị bọn học trò chế giễu, buồn bực muốn chết cho xong. *Tâm trạng: -Khi ở ngoài bờ sông: bỏ nhà ra sông định tự tử, “những cơn nức nở lại kéo đến, dồn dập, xốn xang choán lấy em”, khóc hoài. -Khi gặp bác Phi-líp: trong tuyệt vọng, em được bác động viên an ủi và đồng ý nhận làm bố. Thoả nỗi khao khát, ước ao được có bố “Xi-mông im lặng một giây, để ghi nhớ cái tên ? Hôm sau đến trường Xi-mông lại bị trêu chọc. Thái độ và hành động của Xi-mông như thế nào? ?Em có suy nghĩ gì về nhân vật Xi-mông? ?Qua văn bản Bố của Xi-mông, tác giả đã nhắn nhủ điều gì từ thái độ và hành động của lũ trẻ bạn của Xi-mông? * Chị Blăng sốt ?Nêu cảm nhận của em về nhân vật Blăng-sốt ?Em có suy nghĩ và hành động như thế nào đối với những người phụ nữ như chị trong cuộc sống ? ?Hành động của bác Phi-líp khi gặp Xi-mông? ?Phi-líp đã nghĩ gì khi đưa Xi-mông về nhà? ?Trước mặt chị Blăng sốt và đối đáp với Xi- mông, bác đã hành động như thế nào? ?Bác phi-líp là người như thế nào? ?Em học được điều gì cho bản thân từ nhân vật này? ?Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tấm lí nhân vật của tác giả? ?Nhận xét gì về tính tiết truyện? *Ý nghĩa văn bản: ?Văn bản ca ngợi điều gì? ấy trong óc, rồi hết cả buồn, em vươn hai cánh tay” -Khi em ở trường: Kiêu hãnh, tự tin “quát vào mặt nó những lời này, như ném một hòn đá: Bố tao ấy à, bố tao tên là Phi-líp”, “một mực tin tưởng sắt đá”, “đưa mắt thách thức chúng” b.Chị Blăng sốt : Là một người khổ đau và tự trọng, cần được cảm thông và trân trọng. c.Nhân vật Phi-líp: -Khi gặp Xi-mông: đặt tay lên vai em ôn tồn hỏi, nhìn em nhân hậu. -Trên đường đưa Xi-mông về nhà nghĩ bụng có thể đùa cợt với chị Blăng-sốt “tự nhủ thầm”. Nhưng có thái độ cảm thông, yêu thương khi đối diện với chị. -Khi đối đáp với Xi-mông, đã nhận làm bố của em một cách nghiêm túc thực sự. à Bác Phi-lip là người nhân hậu, giàu tình thương đã cứu sống Xi-mông, nhận làm bố của em, đem lại niềm vui, hạnh phúc cho em. Nghệ thuật: -Tác giả đã thành công trong nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật thông qua ngôn ngữ, hành động... -Tình tiết truyện bất ngờ, hợp lí. Ý nghĩa văn bản: Truyện ca ngợi tình yêu thương, lòng nhân hậu của con người. CỦNG CỐ-HD HS HỌC Ở NHÀ *Củng cố: Nhận xét về nhân vật Phi-líp? *HD: Chuẩn bị bài Ôn tập về truyện.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_161_bai_30_van_ban_bo_cua_xi_mong.docx