Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 16+17, Bài 4: Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục)
- Bộ tài liệu:
- Bộ Giáo án Ngữ văn Lớp 9
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 16+17, Bài 4: Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 16+17, Bài 4: Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục)
Tuần 4-Tiết 16-17: Bài 4: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG Ngày dạy: . . . . . . . . . . . . . (Trích Truyền kì mạn lục) MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Kiến thức: -Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong một tác phẩm truyện truyền kì. -Hiện thực về số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ. -Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện. -Mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ chàng Trương. Kĩ năng: -Vận dụng kiến thức đã học để đọc-hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kì. -Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian. -Kể lại được truyện. Thái độ: Biết yêu thương trân trọng người phụ nữ. Phân biệt đúng sai. CHUẨN BỊ: -GV: Sách GK, giáo án -HS: Đọc trước bài, soạn bài trả lời các câu hỏi SGK. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: *Vào bài: HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG *HĐ1: Hướng dẫn đọc-Chú thích: -HS đọc văn bản, từ đó tìm hiểu từ khó -HS tìm hiểu tác giả -HS tìm hiểu tác phẩm: ?Cho biết ý nghĩa nhan đề tác phẩm Truyền kì mạn lục? ?Cho biết nguồn gốc của các truyện trong tác phẩm? Đọc-Chú thích: Đọc-từ khó: (SGK) Tác giả: Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ XVI, người huyện Trường Tân, tỉnh Hải Dương. Tuy học rộng, tài cao nhưng Nguyễn Dữ tránh vòng danh lợi, chỉ làm quan một năm rồi về sống ẩn dật ở quê nhà. Sáng tác của Nguyễn Dữ thể hiện cái nhìn tích cực của ông đối với văn học dân gian. Tác phẩm: -Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Truyền kì mạn lục: Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền -Nguồn gốc của các truyện trong tác phẩm: Từ các truyện cổ dân gian và các ?Nhân vật chính được Nguyễn Dữ chọn để kể là những ai? ?Hình thức nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm? ?Xuất xứ của Chuyện người con gái Nam Xương? *HĐ2: HD đọc-hiểu văn bản *Nội dung: *Tìm hiểu vẻ đẹp của Vũ Nương: ?Em hãy cho biết nhân vật chính được Nguyễn Dữ chọn để kể là ai? (Người phụ nữ: Vũ Nương) ?Vũ Nương-Vũ Thị Thiết là người như thế nào? ?Khi về làm vợ Trương Sinh, đối với chồng, Vũ Nương xử sự như thế nào? ?Khi cồng đi chính chiến, tình cảm của nàng dành cho cồng như thế nào? ?Với mẹ chồng thì nàng đối xử ra sao? ?Tình cảm của nàng đối với con thể hiện như thế nào? à? Vũ Nương là người phụ nữ như thế nào? à? Em có nhận xét về tình cảm của Vũ Nương qua câu nói sau của nàng: “-Có lẽ không thể gửicó ngày”, ”-Thiếp cảm ơn đức Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.” Tiết 2 *Thái độ của tác giả: -GV giảng: Vũ Nương là một người phụ nữ tiết hạnh, chịu thương chịu khó là thế nhưng lại mang nỗi oan tài trời, đến nỗi phải gieo mình xuống dòng Hoàng giang mà chết. truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam. -Nhân vật mà Nguyễn Dữ chọn để kể là những người phụ nữ, trí thức. -Hình thức nghệ thuật: viết bằng chữ Hán, sáng tạo lại câu chuyện dân gian. àVũ Khâm Lân “Truyền kỳ mạn lục là thiên cổ kỳ bút” -Xuất xứ văn bản: Là một trong hai mươi truyện của tác phẩm Truyền kì mạn lục được tác giả sáng tạo từ truyện dân gian Vợ chàng Trương. Đọc-hiểu văn bản: Nội dung: a.Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương: -Tính đã thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. -Với chồng: Nàng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà. Chờ đợi, giữ tiết, nhớ chồng khôn nguôi. -Với mẹ chồng: hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật, lời lẽ ngọt dịu, chăm sóc chu đáo ân cần; lo ma chay, tế lễ như mẹ ruộng của mình. -Với con: chu đáo tận tình à Hết lòng vì gia đình, hiếu thảo với mẹ chồng, thuỷ chung với chồng, chu đáo, tận tình và rất mực thương con. àBao dung, vị tha, nặng lòng vì gia đình. b.Thái độ của tác giả: -Phê phán sự ghen tuông mù quáng (Chỉ vì 1 cái bóng mà người chồng ngu xuẩn đẩy vợ đến cái chết.) -Ngợi ca người phụ nữ tiết hạnh; cảm ?Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của Vũ Nương?( Chiếc bóng của nàng mỗi tối ru conà sự ghen tuông mù quáng của chồng nàng) ?Thái độ của tác giả với Vũ Nương? *Tìm hiểu nghệ thuật: ?Như đã tìm hiểu ở trên, văn bản là sự sáng tạo của tác giả có nguồn gốc từ đâu? ?Em hãy chỉ ra những sáng tạo của tác giả trong văn bản? ?Em có nhận xét gì về kết thúc của câu chuyện so với kết thúc của truyện dân gian? (Truyện dân gian: quan niệm nhân-quả; văn bản: Vũ Nương được giải oan. Nguyễn Dữ sáng tạo phần cuối để Vũ Nương không chết, được sống cuộc sống yên lành tốt đẹp dưới thủy cung.) *Tìm hiểu ý nghĩa văn bản: ?Kết thúc câu chuyện, Vũ Nương được giải oan, nhưng là được hạnh phúc dưới thuỷ cung, không trở về nhân gian cùng chồng con được nữa. Vậy kết thúc như vậy, tác giả muốn thể hiện quan niệm gì? Từ đó, truyện thể hiện ý nghĩa chung là gì? *HĐ3: GV HD HS làm bài tập về nhà thương với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến. Nghệ thuật: -Khai thác vốn văn học dân gian. -Sáng tạo về nhân vật, sáng tạo trong cách kể chuyện, sử dụng yếu tố truyền kì. -Sáng tạo nên một kết thúc tác phẩm không sáo mòn. Ý nghĩa văn bản: Với quan niệm cho rằng hạnh phúc khi đã tan vỡ không thể hàn gắn được, truyện phê phán thói ghen tuông mù quán và ngợi ca vẻ đẹp truyền thống chịu thương chịu khó của người Việt Nam. CỦNG CỐ-HD TỰ HỌC: *Củng cố: Tác giả đã ngợi ca vẻ đẹp của Vũ Nương như thế nào? *HD tự học: Học bài, đọc lại văn bản, chú thích, làm bài tập, xem trước bài Xưng hô trong hội thoại.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_1617_bai_4_van_ban_chuyen_nguoi_c.docx