Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 166+166: Luyện dựng đoạn văn bài “Sang thu”, “ Những ngôi sao xa xôi” - Trường THCS ĐT Việt Hưng

docx 2 trang phuong 09/10/2023 860
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 166+166: Luyện dựng đoạn văn bài “Sang thu”, “ Những ngôi sao xa xôi” - Trường THCS ĐT Việt Hưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 166+166: Luyện dựng đoạn văn bài “Sang thu”, “ Những ngôi sao xa xôi” - Trường THCS ĐT Việt Hưng

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 166+166: Luyện dựng đoạn văn bài “Sang thu”, “ Những ngôi sao xa xôi” - Trường THCS ĐT Việt Hưng
Ngày soạn:
Tiết 165+ 166:
Luyện dựng đoạn văn bài “Sang thu”, “ Những ngôi sao xa xôi”
Mục tiêu cần đạt:
- Luyện kĩ năng dựng đoạn văn cảm thụ về bài thơ “Sang thu” và “Những ngôi sao xa xôi”
Chuẩn bị:
-	Bài tập, bảng phụ ( hoặc máy chiếu)
Tiến trình tổ chức các hoạt động:
ổn định: 1p
Bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV đưa bài tập bằng bảng phụ ( hoặc chiếu trên máy)
Bài tập 1:
Bài tập 1: Phân tích cảm nhận tinh tế của nhà thơ về giây phút "thu đã về" trong khổ thơ thứ nhất của bài thơ Sang thu bằng một đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu. Trong đọn văn có sử dụng câu ghép và thành phần biệt lập.
(Bốn câu thơ đầu là cảm nhận tinh tế, bất ngờ của nhà thơ trước những tín hiệu thu về ở không gian gần và hẹp.)
GV nêu gợi ý , HS luyện viết đoạn
GV chiếu đoạn văn viết của HS trên máy, chữa đoạn văn
Bài tập 2:
Để nêu suy nghĩ, đánh giá của mình về ba
Bài tập 1:
Gợi ý:
Xem luận điểm 1 của bài tập ôn tập "Sang thu"
Cảm nhận tinh tế của tác gỉa trước những tín hiệu giao mùa ở không gian gần và hẹp.
Cảm nhận bằng khứu giác và xúc giác.
+ Hương ổi + cái se lạnh của gió -> lan toả trong không gian nơi vườn thôn, ngõ xóm.
+ "Phả" -> hương thơm như sánh lại, luồn vào trong gió.
-> Gợi hình dung cụ thể hương ổi chín
+ Gợi sự vận động nhẹ nhàng của gió đưa hương.
+ "Chùng chình " -> NT nhân hoá: Sương thu có ý chậm lại, quấn quýt bên ngõ xóm đường làng.
- Cảm xúc:
+ "Bỗng" cảm giác bất ngờ.
+ "Hình như": Cảm giác mơ hồ mong manh, chưa rõ ràng.
-> Sự giao thoả của sự vật + cảm xúc ngỡ ngàng, sao xuyến của nhà thơ.
Bài tập 2:
cô thanh niên xung phong trong truyện, một bạn HS viết: “ Truyện đâu chỉ ca ngợi tinh thần dũng cảm của ba cô gái TTNXP trên tuyến đường TS quyết liệt mà truyện còn làm nổi bật tâm hồn trong sáng, thơ mộng, hồn nhiên, lạc quan của họ.
Chép lại câu văn trên sau khi đã sửa hết lỗi về diễn đạt.
Nếu coi đây là câu mở đầu cho một đoạn văn TPH thì theo em đề tài của đoạn văn ấy là gì? Đề tài của đoạn văn trước đó là gì?
Hãy viết sau câu mở đoạn trên khoảng 10
-12 câu văn để hoàn chỉnh đoạn văn với đề tài mà em vừa xác định, trong đó có ít nhất một lời dẫn trực tiếp và câu kết đoạn là một câu cảm thán.
HS làm bài, GV kiểm tra, chữa bài HS trên máy hoặc chữa vở
Gợi ý:
Câu văn sửa: “Truyện đâu chỉ ca ngợi tinh thần dũng cảm của ba cô gái TNXP trên tuyến đường TS ác liệt mà còn làm nổi bật tâm hồn trong sáng, thơ mộng, hồn nhiên, lạc quan của họ.”
Đề tài của đoạn văn là: Tâm hồn trong sáng.của họ.
- Đề tài của đoạn văn trước đó là tinh thần dũng cảm
c. Hình thức: Đoạn TPH , dài nhất 13 câu, ngắn nhất 10 câu
Có câu cảm thán cuối đoạn, lời dẫn trực tiếp.
Nội dung:
Làm rõ được tâm hồn trong sáng, mơ mộng, hồn nhiên, lạc quan của ba cô gáI ( Xem vở cảm thụ văn bản)
Dặn dò:
Hoàn thành đoạn văn
*Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_166166_luyen_dung_doan_van_bai_sa.docx