Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 28, Bài 6: Văn bản: Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều)

docx 3 trang phuong 09/10/2023 860
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 28, Bài 6: Văn bản: Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 28, Bài 6: Văn bản: Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều)

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 28, Bài 6: Văn bản: Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều)
Tuần 6-Tiết 28: Bài 6:	CẢNH NGÀY XUÂN
Ngày dạy: . . . . . . . . . . . . .	(Trích Truyện Kiều)
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Kiến thức:
-Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của thi hào dân tộc Nguyễn Du
-Sự đồng cảm của Nguyễn Du với những tâm hồn trẻ tuổi.
Kĩ năng:
-Bổ sung kiến thức đọc-hiểu văn bản truyện thơ trung đại, phát hiện, phân tích được các chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên trong đoạn trích.
-Cảm nhận được tâm hồn trẻ trung của nhân vật qua cái nhìn cảnh vật trong ngày
xuân.

Vận dụng bài học để viết văn miêu tả, biểu cảm.
Thái độ:
Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên từ đó có lòng yêu quê hương đất nước.
CHUẨN BỊ:
-GV: Sách GK, giáo án
-HS: Đọc trước bài, soạn bài trả lời các câu hỏi SGK.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới:
*Vào bài:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*HĐ1: Hướng dẫn đọc-Chú thích:
-HS đọc văn bản, từ đó tìm hiểu từ khó
-HS tìm vị trí đoạn trích
*HĐ2: HD đọc-hiểu văn bản
*Nội dung:
*Tìm hiểu vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân:
?Qua bốn câu đầu, Nguyễn Du đã gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân? Đó là vẻ đẹp nào?
Cảnh mùa xuân tươi ấy được hiện ra trước con mắt của hai Kiều là hai cô gái “Xuân xanh xấp xì tới tuần cập kê” nên càng đẹp,
Đọc-Chú thích:
Đọc-từ khó: (SGK)
Vị trí đoạn trích
Nằm ở phần thứ nhất của truyện. Sau đoạn tả tài sắc chị em Thuý Kiều, đoạn này tả cảnh ngày xuân trong tiết thanh minh và cảnh du xuân của chị em Kiều.
Đọc-hiểu văn bản:
Nội dung:
a.Vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân: (4 câu đầu)
-Có con én đưa thoi, ánh sáng ngày xuân tươi đẹp, thời khắc mùa xuân đã bước sang tháng ba.
-Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
à được khắc hoạ qua cái nhìn của nhân vật trước ngưỡng cửa tình yêu hiện ra mới mẻ, tinh khôi, sống động.
càng xinh
-HS đọc 8 câu tiếp theo và cho biết, nội dung của đoạn nàyà
?Trong cảnh trời xuân của tiết Thanh Minh, hai Kiều đã du xuân cùng với những lễ hội gì?
?Lễ tảo mộ được tác giả miêu tả như thế nào?
?Hội chơi xuân được tác giả miêu tả với không khí ra sao?
?”Gầnyến anh”, tác giả đã dùng biện pháp tu từ gì?
?Các danh từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân gợi tả điều gì?
+Các động từ: sắm sửa, dập dìu thể hiện không khí du xuân như thế nào?
+Các tính từ: gần xa, nô nứcthể hiện tâm trạng gì của người đi hội?
?Tất cả tạo nên một quang cảnh hội mùa xuân như thế nào?
-HS đọc 6 câu cuối à nội dung?
?Nếu đem so sánh thì cảnh vật và không khí giờ đây có gì giống và khác cảnh vật bốn câu đầu?
?Những từ láy “tà tà, thanh thanh, nao nao” ngoài sắc thái miêu tả còn bộc lộ tình cảm con người như thế nào?
?Cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong 6 câu thơ cuối?
*Nghệ thuật
?Vậy để tạo nên một bức tranh cảnh ngày xuân tuyệt đẹp, tác giả đã sử dụng ngôn ngữ miêu tả như thế nào?
?Trong đoạn trích, Nguyễn Du miêu tả theo
b.Quang cảnh hội mùa xuân: (8 câu tiếp)
-Lễ tảo mộ: “Ngổn nganggiấy bay”: Thăm viếng, quét tước, sửa sang phần mộ của người thân, đốt vàng tiền... à nghi thức trang nghiêm mang tính chất truyền thống của người Việt tưởng nhớ những người đã khuất
-Hội đạp thanh: đi chơi xuân ở chốn đồng quê
+”Gầnyến anh”: lối nói ẩn dụ gợi lên hình ảnh chơi xuân nhộn nhịp.
+Các danh từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân gợi tả sự đông vui, nhiều người cùng đến hội.
+Các động từ: sắm sửa, dập dìuthể hiện không khí náo nhiệt, rộn ràng của ngày hội.
+Các tính từ: gần xa, nô nứcthể hiện tâm trạng náo nức, vui tươi của người đi hội.
à Quang cảnh hội mùa xuân rộn ràng, náo nức, vui tươi.
c.Chị em Thuý Kiều du xuân trở về: (6 câu cuối)
-Đã chiều tà, tan hội nhưng cảnh vật vẫn “thanh thanh” dịu dàng của mùa xuân
-Những từ láy “tà tà, thanh thanh, nao nao” không chỉ dừng ở việc tả cảnh vật mà còn gợi cảm giác, cảnh vật nhuốm màu tâm trạng: con người bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui sắp hết, sự linh cảm về một điều gì sắp xảy ra.
àCảm giác nhộn nhịp, vui tươi, nhường chỗ cho nỗi bâng khuâng, xao xuyến lúc chia tay: không khí rộn ràng của lễ hội không còn nữa, tất cả đang nhạt dần, lặng dần.
2.Nghệ thuật:
-Sử dụng ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, diễn tả tinh tế tâm trạng nhân vật.
-Miêu tả theo trình tự thời gian cuộc du
trình tự nào?
*Ý nghĩa văn bản:
?Đoạn trích Cảnh ngày xuân thể hiện nghệ thuật đặc sắc gì của Nguyễn Du?
*HĐ3: HD HS làm bài tập.
Câu thơ cổ TQ đã vẽ lên được vẻ đẹp riêng của mùa xuân, có hương vị đường nét màu sắc. Có màu xanh mướt của cỏ tiếp nối màu xanh ngọc của trời cả chân trời mặt đất đều một màu xanh xanh. Còn có cả đường nét cành lê thanh nhẹ điểm vài bông hoaTất cả vẽ ra một bức tranh không gian mênh mông rộng lớn.
Câu thơ trong truyện Kiều là bức tuyệt hoạ về mùa xuân, gam màu làm nền cho bức tranh xuân là thảm cỏ non trải rộng đến chân trời. Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Câu thơ này thêm chữ “trắng” cho cành lê mà bức tranh xuân đã khác. Màu non xanh của cỏ, màu trắng của hoa lê kết hợp hài hoà với nhau tạo nên sự mới mẻ tinh khôi giàu sức sống (cỏ non), khoáng đạt trong trẻo (xanh tận chân trời), nhẹ nhàng, thanh khiết (trắng điểm một vài bông hoa) của bức tranh xuân.
xuân của hai chị em Thuý Kiều
3.Ý nghĩa văn bản:
Cảnh ngày xuân là đoạn trích miêu tả bức tranh mùa xuân tươi đẹp qua ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật giàu chất tạo hình của Nguyễn Du.
CỦNG CỐ-HD HS HỌC Ở NHÀ
*Củng cố: Ý nghĩa văn bản? Ý nghĩa của các từ láy “thanh thanh, nao nao”
*HD: Học bài, thuộc bài thơ, làm bài tập, chuẩn bị bài Thuật ngữ.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_28_bai_6_van_ban_canh_ngay_xuan_t.docx