Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 32+33, Bài 7: Văn bản: Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều)
- Bộ tài liệu:
- Bộ Giáo án Ngữ văn Lớp 9
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 32+33, Bài 7: Văn bản: Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 32+33, Bài 7: Văn bản: Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều)
Tuần 7-Tiết 32-33: Bài 7: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH Ngày dạy: . . . . . . . . . . . . . (Trích Truyện Kiều) MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Kiến thức: -Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng. -Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du. Kĩ năng: -Bổ sung kiến thức đọc-hiểu văn bản truyện thơ trung đại. -Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. -Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện. Thái độ: Cảm thông nỗi đau khổ của Kiều thấu hiểu tấm lòng của người phụ nữ trong hoàn cảnh eo le, trân trọng ngợi ca người phụ nữ. CHUẨN BỊ: -GV: Sách GK, giáo án -HS: Đọc trước bài, soạn bài trả lời các câu hỏi SGK. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: *Vào bài: HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG *HĐ1: Hướng dẫn đọc-Chú thích: -HS đọc văn bản, từ đó tìm hiểu từ khó -HS tìm vị trí đoạn trích *HĐ2: HD đọc-hiểu văn bản *Nội dung: *Tìm hiểu Tâm trạng của Thuý kiều ở lầu Ngưng Bích: ?Em hãy cho biết tâm trạng của Kiều qua hai câu thơ “Bẽ bàngtấm lòng”? Đọc-Chú thích: Đọc-từ khó: (SGK) Vị trí đoạn trích Nằm ở phần thứ hai của tác phẩm (Gia biến và lưu lạc). Sau khi biết mìnhâm mưu mới Đọc-hiểu văn bản: Nội dung: a. Tìm hiểu Tâm trạng của Thuý kiều ở lầu Ngưng Bích: (miêu tả trực tiếp từ câu 5-câu 14) -“Bẽ bàng mây sớm đèn khuyatấm lòng”: thời gian cứ đằng đẵng trôi qua, khép kín, nàng cô đơn, tủi thẹn, xấu hổ cho đời mình. Lòng nàng giờ đây ngổn ngang trăm mối. ?Trong nỗi tủi thẹn của đời mình và ngôn ngang trăm mối ấy, nàng nhớ đến ai? Tâm trạng nàng ra sao? (4 câu thơ tiếp theo) -HS đọc 4 câu tiếp theo. ?Dằn vặt nhớ đến người xưa, rồi Kiều nhớ đến ai? Tình cảm ấy được thể hiện qua những chi tiết nào? -GV dẫn bài ca dao: Anh đi anh nhớhôm nao: nhớ người thân trướcà nhớ bạn, nhớ người thương. Tại sao Kiều lại nhớ chàng Kim trước? (Trong hoàn cảnh cô đơn nơi đất khách quê người, bầu bạn với thiên nhiên không được nàng đành gửi lòng theo nỗi nhớ. Nàng nhớ Kim Trọng đầu tiên bởi từ lúc từ biệt gia đình nàng luôn ám ảnh bởi đã phụ tình chàng Kim – và nhất là khi bị làm nhục, bị vào lầu xanh, nàng càng thấy tủi hỗ và có lỗi với chàng Kim, tình yêu mà nàng dành cho chàng không bao giờ phai mờ, song tấm lòng son trong trắng đã bị hoen ố vùi dập biết bao giờ gột rửa cho sạch. Cũng chính vì lẽ đó mà nghĩ ngay và nhớ ngay đến chàng Kim.) ?Qua tâm trạng của Kiều, từ tình thương của nàng cho cho thấy đức tính gì ở nàng? Tiết 2 *Tìm hiểu hai bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích trong cảm nhận của Thuý Kiều: ?Qua bốn câu thơ đầu, bức tranh thiên nhiên hiện ra phản ánh tâm trạng của Kiều như thế nào? -“Tưởngphai”: Nàng đau đớn, xót xa nhớ về Kim Trọng, nhớ đến chàng Kim đã cùng mình chén rượu nguyện ước hôm nào. “Vầng trăng vằng vặc giữa trời Đinh ninh hai mặt một lời song song”. Giờ đây đang hướng về mình, ngày đêm chờ tin nàng. Nàng tự dằn vặt “ tấm son gột rửa bao giờ cho phai”, nàng đau đớn tủi thẹn vì đã phụ tình chàng, cũng như nguyền không bao giờ quên bỏ mối tình xưa -“Xótngười ôm”: Kiều day dứt nhớ thương gia đình. Nàng xót xa khi hình dung ra cảnh cha mẹ già yếu sớm chiều tựa cửa ngóng tin con. Nàng lo lắng đến sự phụng dưỡng, chăm sóc đỡ đần cha mẹ lúc trái gió trở trời, nóng lạnh. Thành ngữ “ quạt nồng ấp lạnh” điển cố “ Sân lại “, “ gốc tử” nói lên tâm trạng nhớ thương tấm lòng hiếu thảo của nàng. à Trong tình cảnh đáng thương, nỗi nhớ của Thuý Kiều đi liền với tình thương- một biểu hiện của đức hi sinh, lòng vị tha, chung thuỷ rất đáng ca ngợi ở nhân vật này. b.Tìm hiểu hai bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích trong cảm nhận của Thuý Kiều: (miêu tả tâm trạng gián tiếp) -Bức tranh thứ nhất: (4 câu đầu) (“Trước lầu non xa trăng gần bát ngát cát vàngbụi hồng dặm kia”àphản chiếu tâm trạng của nàng khi ?Qua tám câu thơ cuối, bức tranh thiên nhiên hiện ra đưa Kiều trở lại thực tại với nỗi lòng như thế nào? *Nghệ thuật ?Đoạn trích là tâm trạng đau đớn, dằn vặt, tan nát cõi lòng của Thuý Kiều. Vậy diễn biến tâm trạng ấy được tác giả thể hiện qua nghệ thuật gì? (Kiều tâm sự với ai, sự liên quan giữa cảnh vật và lòng người như thế nào) ? Trong 8 câu cuối, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để diễn tả tâm trạng của Kiều? *Ý nghĩa văn bản: ?Đoạn trích thể hiệm tâm trạng của Kiều như thế nào? *HĐ3: HD HS làm bài tập. Đúng là cảnh lầu Ngưng Bích được nhìn qua tâm trạng của Kiều: cảnh từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn từ man mác, mông lung đến âu lo, kinh sợ. Ngọn gió cuốn mặt duềnh và tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi là cảnh tượng hãi hùng, như báo trước dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều. Và à Sở Khanh lừa gạt à lâm vào cảnh “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” Buồn trông: tạo âm hưởng trầm buồn, điệp khúc của đoạn thơ cũng là điệp khúc của tâm trạng. bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, cảnh vật hiện ra bao la, hoang vắng, xa lạ và cách biệt. -Bức tranh thứ hai (tám câu thơ cuối): “Buồn trônghoa trôi man mácnội cỏ rầu rầuầm ầm tiếng sóng ghế ngồi”: phản chiếu tâm trạng của Kiều trở về với thực tại phũ phàng, nỗi buồn của Thuý Kiều không thể vơi, cảnh nào cũng buồn, cũng gợi thân phận con người trong cuộc đời vô định. Nghệ thuật: -Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình (tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này) đặc sắc. -Lựa chọn từ ngữ tinh tế giàu sắc thái biểu cảm. Sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ “Buồn trông”: âm hưởng trầm buồn, điệp khúc của tâm trạngà tạo cảm xúc tăng tiến. Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều. CỦNG CỐ-HD HS HỌC Ở NHÀ *Củng cố: Cảm nghĩ của em về nội dung, nghệ thuật 8 câu cuối. *HD: Học bài, thuộc bài thơ, làm bài tập, chuẩn bị viết bài viết số 2
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_3233_bai_7_van_ban_kieu_o_lau_ngu.docx