Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 47, Bài 10: Văn bản: Đồng chí

docx 3 trang phuong 09/10/2023 810
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 47, Bài 10: Văn bản: Đồng chí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 47, Bài 10: Văn bản: Đồng chí

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 47, Bài 10: Văn bản: Đồng chí
Tuần 10-Tiết 47: Bài 10:	ĐỒNG CHÍ Ngày dạy: . . . . . . . . . . . . .
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Kiến thức:
-Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.
-Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ.
-Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực.
Kĩ năng:
-Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại.
-Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ.
-Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ.
Thái độ:
Yêu mến tự hào về truyền thống yêu nước của các anh bộ đội.
CHUẨN BỊ:
-GV: Sách GK, giáo án
-HS: Đọc trước bài, xem lại các truyện đã học, tự học:
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
*Vào bài: Đã từ lâu hình tượng người chiến sĩ quân đội đã đi vào lòng dân và văn chương với những tư thế, tình cảm phẩm chất đẹp đẽ. Viết về đề tài người lính có khá nhiều tác giả nhưng để thành công thì không dễ mấy ai. Với Chính Hữu bằng cảm xúc của người trong cuộc đã xuất sắc với bài thơ Đồng Chí.
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*HĐ1: Đọc-hiểu chú thích:
-HS đọc, tìm hiểu từ khó
?Em hiểu gì về tác giả?
?Cho biết xuất xứ và HCST của bài thơ?
Đọc- hiểu chú thích:
Đọc-từ khó (SGK) 2.Tác giả:
-Chính Hữu: sinh năm 1926, tên thật là Trần Đình Đắc, quê ở Hà Tĩnh.
-Chính Hữu chủ yếu sáng tác về những người chiến sĩ quân đội- những người đồng đội của ông trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
3.Tác phẩm:
*HĐ2: Đọc-hiểu văn bản:
*Nội dung:
-HS đọc 7 câu thơ đầu và cho biết nội dung của đoạn thơ?
?Qua hai câu thơ đầu, cho biết “anh” và “tôi” những người đồng chí có chung nhau ở điểm gì?
?Câu thơ “súng đầu”, “Đêmkỉ”, cho thấy tình đồng chí còn được nảy sinh từ những nguyên nhân nào?
-“Đồng chí”: nhà thơ hạ một dòng thơ đặc biệt với 2 tiếng “Đồng chí!”. Câu thơ chì có một từ với 2 tiếng và dấu chấm than tạo một nốt nhấn, nó vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định, đồng thời như một cái bản lề gắn kết đoạn đầu và đoạn thứ hai của bài thơ.
-HS đọc 10 câu tiếp theo và cho biết nội dung của đoạn thơ?
?Trong chiến đấu gian khổ những người đồng chí có cùng chung một nỗi nhớ không nguôi. Tìm hiểu qua 3 câu thơ “Ruộngra lính”, em hãy cho biết nỗi nhớ đó là gì?
?Qua đoạn thơ “Anh với tôitay nắm lấy bàn tay”, em hãy cho biết những người đồng chí ấy đã cùng chiến đấu trong một điều kiện như thế nào? (gian lao, thiếu thốn) Chi tiết thể hiện cụ thể?
?Càng gian khó, tình đồng chí của họ càng thắm thiết, điều đó thể hiện qua câu thơ nào và như thế nào? (chia sẻ, cùng nằm gai nếm mật ”Thương nhautay”)
?Em có nhận xét gì về bức tranh “Đêm naytrăng treo” (Đây là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời
người chiến sĩ. Trong bức tranh trên, nổi lên trên
-Bài thơ Đồng chí được trích từ tập thơ Đầu súng trăng treo.
-Ra đời năm 1948, khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947).
-Bài thơ Đồng chí là (1946- 1954)
Đọc-hiểu văn bản:
Nội dung:
a.Cơ sở tạo nên tình đồng chí cao đẹp:
-Quê hương nước mặn đồng chuađất cày lên sỏi đá”: cùng chung cảnh ngộ-vốn là những người nông dân nghèo từ những miền quê hương nghèo khó.
-“Súng bên súng, đầu sát bên đầu”, “Đêmtri kỉ”: tình đồng chí nảy sinh từ sự cùng chung lí tưởng, cùng chung nhiệm vụ sát cánh cùng nhau, cùng chia sẻ mọi gian lao và niềm vui (đôi tri kỉ) bên chiến hào chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
b.Những biểu hiện của mối tình đồng chí trong chiến đấu gian khổ:
-Chung một nỗi niềm nhớ về quê hương “Ruộngra lính”
-“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”: sát cánh bên nhau “tay nắm lấy bàn tay” bất chấp những khó khăn, thiếu thốn “Sốt runướt mồ hôi”
nền cảnh rừng đêm giá rét là ba hình ảnh gắn kết với nhau: người lính, khẩu súng, vầng trăng. Trong cảnh rừng hoang sương muối, những người lính phục kích, chờ giặc đứng bên nhau. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang sương mùa đông, sương muối giá rét.
-Hình ảnh đầu súng trăng treo: gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ. Đó là các mặt bổ sung cho nhau, hài hoà với nhau của cuộc đời người lính cách mạng.)
*Nghệ thuật:
?Em có nhận xét gì về ngôn ngữ và tình cảm trong bài?
?Để miêu tả tiếng đàn tri âm về tình đồng chí, tác giả đả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? (miêu tả, dùng hình ảnh)
*Ý nghĩa văn bản:
?Bài thơ ngợi ca điều gì?
*HĐ3: HD HS luyện tập
Nghệ thuật:
-Sử dụng ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, thể hiện tình cảm chân thành
-Sử dụng bút pháp tả thực với lãng mạng một cách hài hoà, tạo nên hình ảnh thơ đẹp, mang ý nghĩa biểu tượng.
Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ ngợi ca tình cảm đồng chí cao đẹp giữa những người chiến sĩ trong thời kì đầu kháng chiến
chống thực dân Pháp gian khổ.
kính.
CỦNG CỐ-HD HS HỌC Ở NHÀ
*Củng cố: Giải thích nhan đề tác phẩm?
*HD: Học bài, thuộc bài, thuộc bài thơ, chuẩn bị bài Bài thơ về tiểu đội xe không

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_47_bai_10_van_ban_dong_chi.docx