Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 58, Bài 12: Văn bản: Ánh trăng

docx 2 trang phuong 09/10/2023 810
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 58, Bài 12: Văn bản: Ánh trăng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 58, Bài 12: Văn bản: Ánh trăng

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 58, Bài 12: Văn bản: Ánh trăng
Tuần 12-Tiết 58- Bài 12:	ÁNH TRĂNG
Ngày dạy: . . . . . . . . . . . . .
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Kiến thức:
-Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.
-Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại.
-Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.
Kĩ năng:
-Đọc-hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975.
-Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại.
Thái độ:
-Giáo dục lòng yêu quý những kỉ niệm của quá khứ, của một thời gian khó, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và sống có ý nghĩa cho quê hương, đất nước hôm nay.
-GDMT: Liên hệ. Môi trường và tình cảm.
CHUẨN BỊ:
-GV: Sách GK, giáo án
-HS: Đọc trước bài, soạn bài
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:*Vào bài:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*HĐ1: Đọc-hiểu chú thích:
-HD đọc:
+3 khổ thơ đầu: giọng kể-nhịp trôi chảy bình thường.
+Khổ 4: giọng thơ đột ngột cất cao, ngỡ ngàng với bước ngoặt của sự việc, của sự xuất hiện vầng trăng.
-Khổ 5 và 6: giọng thơ thiết tha rồi trầm lắng cùng xúc cảm và suy tư lặng lẽ.
GV đọc mẫu, HS đọc lại
-HS đọc, tìm hiểu từ khó
?Từ phần chú thích, em hãy trình bày sơ nét về nhà thơ Nguyễn Duy?
?Từ phần chú thích, SGK, em hãy cho bài thơ được sáng tác vào năm nào?
-GV giảng: Bài thơ có sự kết hợp giữa hình thức tự sự và chiều sâu cảm xúc. Trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc ở các khổ 1, 2, 3 bằng lặng trôi nhưng khổ thứ 4 “đột ngột” một sự kiện tạo
nên bước ngoặt để nhà thơ bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề tác phẩm. Vầng trăng hiện ra soi sáng
Đọc- hiểu chú thích:
Đọc-từ khó (SGK)
Tác giả:
Là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Tác phẩm:
-Ánh trăng được sáng tác năm 1978.
không chỉ không gian hiện tại mà còn gợi nhớ những kỉ niệm không quá khứ chẳng thể nào quên.
*HĐ2: Đọc-hiểu văn bản:
*Nội dung:
-HS đọc 2 khổ thơ đầu, (Hồi nhỏ-quá khứ) cho biết tác giả tái hiện lại quá khứ gì về vầng trăng?
?Đoạn 1, cái quá khứ với vầng trăng được tác giả thể hiện trong những hoàn cảnh nào? Được thể hiện như thế nào?
?Đoạn 2, nghĩa tình với vầng trăng ấy là một tình nghĩa như thế nào? Đến mức tác giả ngỡ như điều gì?
-HS đọc khổ thơ thứ 3, cho biết trong quá khứ, vầng trăng là tri kỉ, nhưng từ khi về thành phố thì người lính với vầng trăng trở nên như thế nào? Vì sao?
?Rồi thình lình đèn điện bật tắt, phòng buyn-đinh tối om, một tình cảnh gì đã diễn ra?
?”Đột ngột vầng trăng tròn”, con người cảm nhận được điều gì?
?Từ lúc ấy, “mặt nhìn mặt”, cảm xúc của nhân vật trữ tình như thế nào? (khổ 5)
?Để rồi (khổ cuối), vầng trăng ở khổ thơ cuối được thể hiện như thế nào? Qua đó, tác giả có cảm nhận được điều gì về mình, về vầng trăng?
?”Ánh trăng im phăng phắc”, như muốn nhắc nhở con người điều gì?
-GDMT: Liên hệ. Môi trường và tình cảm.
*Nghệ thuật:
?Thơ thuộc thể loại trữ tình, nhưng trong bài thơ đã kết hợp trữ tình với phương thức biểu đạt nào? Yếu tố này làm cho bài thơ trữ tình trở nên như thế nào?
-Cả nhan đề và nội dung bài thơ, tác giả đều tập trung vào hình ảnh ánh trăng. Vậy từ việc tìm hiểu bài thơ em hãy cho biết, trăng ở đây mang những ý nghĩa nào?
*Ý nghĩa văn bản:
Ánh trăng khắc hoạ một khía cạnh trong vẻ đẹp của người lính, đó là nét đẹp gì?
Đọc-hiểu văn bản:
Nội dung:
a. Quá khứ được tái hiện với những kỉ niệm:
-“Hồivới bể”: suốt một thời tuổi nhỏ.
-“Hồitri kỉ”: cho đến những năm tháng trận mạc.
à Nghĩa tình với vầng trăng sâu nặng “Trần trụicây cỏ” đến mức “ngỡ không bao giờ quên-cái vầng trăng tình nghĩa” b.Hiện tại:
-Cuộc sống ở thành phố, trong cuộc sống có ánh điện, cửa gương nhưng “Vầng trăng đi qua ngõ-như người dưng qua đường”
-“Thình lình đèn điện tắt, vội bật tung cửa sổ, đột ngột vầng trăng tròn”, cuộc gặp gỡ bất ngờ, cảm động giữa nhân vật trữ tình và vầng trăng kỉ niệm (trăng vẫn tròn đầy, nguyên vẹn, thuỷ chung, vẫn là đồng là bể, là sông là rừng).
-Con người nhận ra sự vô tình của mình, “Trăng vẫntình”: vầng trăng vẫn lung linh, không thay đổi nhưng con người đã thay đổi, vô tình. “Ánh trăng im phăng phắc”: như nhắc nhở con người thái độ sống ân nghĩa, thuỷ chung.
Nghệ thuật:
-Kết hợp giữa tự sự và trữ tình, tự sự làm cho trữ tình trở nên tự nhiên mà cũng rất sâu nặng.
-Hình ảnh thơ có nhiều ý nghĩa: Trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên, tự nhiên, là người bạn gắn bó với con người; là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp của đời sống tự nhiên, vĩnh hằng.
Ý nghĩa văn bản:
Ánh trăng khắc hoạ một khía cạnh trong vẻ
đẹp của người lính sâu nặng nghĩa tình, thuỷ chung sau trước.
CỦNG CỐ-HD HS HỌC Ở NHÀ
*Củng cố: Em có suy nghĩ gì về bản thân khi đọc hiểu bài thơ ánh trăng?
*HD: Học thuộc thơ, học bài, chuẩn bị bài Tổng kết từ vựng (luyện tập tổng hợp)

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_58_bai_12_van_ban_anh_trang.docx