Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 66+67: Văn bản: Lặng lẽ Sa Pa - Trường THCS ĐT Việt Hưng

docx 6 trang phuong 09/10/2023 820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 66+67: Văn bản: Lặng lẽ Sa Pa - Trường THCS ĐT Việt Hưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 66+67: Văn bản: Lặng lẽ Sa Pa - Trường THCS ĐT Việt Hưng

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 66+67: Văn bản: Lặng lẽ Sa Pa - Trường THCS ĐT Việt Hưng
Ngày soạn : 17/11 Ngày dạy:
Tiết 66 + 67 :
Mục tiêu cần đạt

Lặng lẽ Sa Pa

Nguyễn Thành Long
Hs cảm nhận được vẻ đẹp của các n/v trong truyện, chủ yếu là n/v anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và ~ suy nghĩ, t/cảm trong quan hệ với mọi người.
Nắm được chủ đề truyện, hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động, rèn kỹ năng phân tích truyện.
Chuẩn bị
Gv soạn bài, chuẩn bị tư liệu
Hs chuẩn bị tóm tắt truyện, soạn bài
Tiến trình tổ chức các hoạt động
ổn định
Kiểm tra : (5p)
(?)Tóm tắt truyện ngắn “Làng” của Kim Lân
Em có nhớ tên tác phẩm vh nào viết về tình yêu quê hương đ/n ? Hãy nêu ~ nét riêng của truyện ngắn “Làng” so với ~ tác phẩm ấy ?
Bài mới:
Giới thiệu bài :	Giới thiệu về Sa Pa, một nơi nghỉ ngơi du lịch thú vị bởi vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng. Nhưng Sa Pa còn hấp dẫn với ~ con người tuyệt vời...
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Nội dung cần đạt
HĐ 1 : Hướng dẫn tìm hiểu chung ( 15p)
( ?) Trình bày ~ nét chính về tác giả ?
( ?)Trình bày ~ hiểu biết về tác phẩm ?
(H/c sáng tác, Ngôi kể, điểm nhìn trần thuật, bố cục, tóm tắt.)
Ngôi kể : ngôi thứ 3 nhưng tác giả lại đặt điểm nhìn trần thuật vào n/v ông hoạ sĩ già mặc dù không dùng ngôi thứ nhất.
Bố cục.
Xe dừng bác lái xe giới thiệu về anh thanh niên.
Cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên và bác hoạ sĩ, cô kỹ sư.
Họ chia tay
Cốt truyện đơn giản
Tìm hiểu chung
Tác giả
Chuyên viết truyện ngắn và kí
Truyện giàu chất thơ, nhẹ nhàng kín đáo mà sâu sắc.
Đề tài trong k/c CMỹ.
+ Đấu tranh cách mạng
+ Xây dựng CNXH
Sau giải phóng ca ngợi người lđộng mới.
2. Tác phẩm
H/c sáng tác : 1970. Lào Cai thời kỳ thanh niên miền Bắc ba sẵn sàng
Bố cục
Chủ đề
Tóm tắt
*Ngôi kể :
N/v trực tiếp – gián tiếp
HĐ 2 : Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết văn bản ( 25p)
Hs đọc “Một anh TN 27 tuổi...
K0 thể nào ngủ lại được”
(3) Anh thanh niên làm công việc gì ? trong hoàn cảnh nào? Theo em cái gian khổ nhất trong công việc của anh là gì ? vì sao.
- Công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu
Một ngày 4 lần (1 giờ đêm, 4h sáng, 11h trưa, 19h tối.) đo gió, đo mưa, tính mây, tính nắng, đo chấn động mặt đất → báo về trung tâm → dự báo thời tiết.
* Công việc không nặng nề nhưng đòi hỏi chính xác đều đặn tỉ mỉ và có tinh thần trách nhiệm cao phải đo đầy đủ, đúng giờ.
H/cảnh đặc biệt : 1 mình đỉnh Yên Sơn 2600 m giữa cỏ cây mây núi. h/c thời tiết khắc nghiệt mưa tuyết, giá lạnh, đêm tối, gió bão...
Gian khổ nhất : sự cô đơn vắng vẻ quanh năm suốt tháng một mình không một bóng người. (Hết tiết 1)
Chuyển tiết 2
HĐ1: Phân tích chi tiết ( 37p)
Hs nhắc lại hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên.
? Nhưng vì sao anh có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ và vẫn sống vui sống khoẻ trong h/cảnh ấy ? Phân tích ~ suy nghĩ, quan niệm của anh về nghề nghiệp, công việc về lý tưởng trong c/sống ?HSkg
ý thức công việc thầm nặng của mình rất cần thiết và có ích cho đ/nước. Khi biết do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta bắn rơi nhiều máy bay Mỹ trên bầu trời Hàm Rồng
– anh thấy mình thật hạnh phúc. Anh suy nghĩ “khi ta làm việc ta với công việc là đôi sao lại gọi là một mình được”. Anh nói “Công việc của cháu gian khổ thế chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất” → Anh suy nghĩ thật đúng đắn và sâu sắc về công việc.
Anh thấy công việc của anh mang lại hạnh phúc cho mội người là anh hạnh phúc → Lí tưởng sống mình vì mọi người.
Tìm hiểu chi tiết:
N/v anh thanh niên
* H/cảnh và công việc
H/cảnh rất khó khăn đặc biệt là sự cô độc
Công việc đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao.
* Phẩm chất.
- ý thức trách nhiệm về công việc và lòng yêu nghề
Cs của anh không cô đơn buồn tẻ còn vì anh có một nguồn vui khác ngoài công việc - đó là niềm vui đọc sách mà anh thấy như lúc nào cũng có người bạn để trò chuyện.
(?) Hoạ sĩ hiểu sự luống cuống và việc về trước một tí của anh thanh niên ntn ? Vì sao ông lại ngạc nhiên khi bước lên bậc thang đất ?
Hoạ sĩ ngạc nhiên vì mọi điều phỏng đoán của mình đều không đúng. Anh đang hái hoa tặng cô gái – người khách phụ nữ Hà Nội đầu tiên đến thăm nhà anh 4 năm nay. Sự luống cuống đỏ mặt là biểu hiện của sự xúc động cảm động vui mừng vì quá mong gặp người.
Cs của anh : trồng hoa, nuôi gà, tự học, đọc sách. → nếp sống khoa học.
(?) Trong cuộc nói chuyện gặp gỡ với hoạ sĩ và cô kĩ sư anh còn hiện lên với ~ nét đẹp nào nữa? Chi tiết anh về trước hái hoa tặng cô, khi chia tay nhắc cô quên khăn mùi soa, tặng làn trứng, không đưa tiễn với lí do sắp đến giờ ốp... nói lên điều gì ?
Sự cởi mở chân thành, rất quí trọng tình cảm của mọi người khao khát gặp gỡ mọi người. (Tình thân với bác lái xe, thái độ ân cần chu đáo, tặng tam thất...
Khi hoạ sĩ muốn vẽ anh anh khiêm tốn giới thiệu người ≠ xứng đáng hơn : ông kỹ sư trồng rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu sét.
(?) Tóm lại có thể khái quát về n/v anh thanh niên ntn ? (về tinh thần, về tình cảm, về cách sống, về suy nghĩ...
Hs khái quát PB ý kiến.
Hoạt động 3.
(8) N/v ông hoạ sĩ đóng vai trò gì trong truyện? Tình cảm và thái độ của ông khi tiếp xúc và trò chuyện với anh thanh niên ?
ông suy nghĩ gì về nghề nghiệp về nghệ thuật, về cs con người ?
Vừa là n/v vừa là điểm nhìn trần thuật của tác giả. Người kể đã nhập vào cái nhìn và suy nghĩ của ông hoạ sĩ để quan sát mtả cảnh thiên nhiên – n/v người thanh niên.
Ngay từ ~ phút đầu gặp gỡ, bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm khao khát của người nghệ sĩ đi tìm cái đẹp, ông đã xúc động và bối rối

Anh sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, chủ động... ham học tập
Sống khiêm tốn cởi mở chân tình và luôn quan tâm chu đáo với người khác
2. Những nhân vật khác
a. Ông hoạ sĩ
yêu nghề, từng trải, nhân hậu
say mê sáng tạo trăn trở về nghệ thuật
nhạy cảm luôn trân trọng cái đẹp
“vì hoạ sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác.
Ông muốn ghi lại h/ảnh của anh thanh niên bằng nét bút kí hoạ và “người con trai ấy đáng yêu thật nhưng làm cho ông nhọc quá. Với ~ điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về ~ điều anh suy nghĩ...”
N/v hoạ sĩ góp phần làm cho n/v chính thêm sáng đẹp và chứa đựng chiều sâu tư tưởng : VD về nghệ thuật với sức mạnh và sự bất lực của nó, về mảnh đất Sa Pa...
→ N/v có vai trò đặc biệt sau n/v anh th/niên.
b. Cô kỹ sư
( ?) Cuộc gặp gỡ với anh thanh niên đã để lại cho cô ~ tình cảm, ấn tượng gì ? Đưa cô kỹ sư vào truyện có dụng ý NT gì ?(hskg)
Cô bàng hoàng, xúc động, khâm phục anh. Cô hiểu thêm cs một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người th/niên về cái thế giới ~ con người như anh”. Cô yên tâm về con đường cô đã chọn, từ bỏ mối tình nhạt nhẽo hời hợt thuở học trò để quyết định lên công tác ở miền núi xa xôi. Cái bàng hoàng đó không phải là tình yêu mà là sự bừng dậy của ~ t/cảm lớn lao, cao đẹp khi người ta gặp được ~ ánh sáng đẹp đẽ toả ra từ cs, tâm hồn người khác.
Cô có một tình cảm hàm ơn đ/v người th/niên: không phải vì bó hoa to mà anh tặng cô hết sức vô tư mà còn vì “một bó hoa khác nữa, bó hoa của ~ háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô”
Đưa n/v nữ vào làm câu chuyện về anh TN mềm đi, có dáng dấp câu chuyện tình yêu thoáng gặp. Đó là sự đồng cảm của thế hệ trẻ VN thời đánh Mỹ.
(?) N/v bác lái xe có vai trò ntn trong câu chuyện ? bác là người ntn?
Làm cho câu chuyện thêm sinh động hấp dẫn, kích thích sự tò mò, hồi hộp của ông hoạ sĩ, cô kỹ sư và cả người đọc bằng các lời giới thiệu “người cô độc nhất thế gian” “thèm người”
* Gv chốt lại vai trò các n/v phụ.
Háo hức hồn nhiên bước vào cs mới nhưng còn nhiều bỡ ngỡ
Cuộc gặp gỡ bất ngờ khiến cô bàng hoàng như bắt gặp một ánh sáng đẹp
d. Bác lái xe
Tốt bụng vui tính chân tình
Có máu nghệ sĩ
Biết đánh giá đúng con người.
→ Các nhân vật phụ làm tôn lên vẻ đẹp của n/v chính góp phần thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm
e. Các n/v được giới thiệu gián tiếp.
(?) Các nhân vật được giới thiệu gián tiếp là
~ ai ? Họ có đặc điểm chung gì?
Ông kỹ sư trồng rau : thay ong thụ phấn cho hàng vạn cây su hào để hạt giống làm ra tốt hơn.
Anh ng/cứu sét 11 năm không một ngày xa cơ quan túc trực chờ sét để lập bản đồ sét.
Anh bạn ở trạm khí tượng 3142m
Ông bố “ tuyệt lắm ”
Ông kỹ sư trồng rau
Anh cán bộ nghiên cứu sét
→ Họ miệt mài lđ khoa học lặng lẽ mà khẩn trương vì lợi ích của đ/n, vì cs con người.
(?) Vậy chủ đề đó là gì ?
“trong cái lặng im của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có ~ con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đ/n”
* Ca ngợi những con người ~ con người lđ lặng lẽ âm thầm cống hiến cho đ/n
( ?) Vì sao tên các n/v đều vô danh ?
(tác giả muốn vô danh họ, bình thường hoá họ, muốn nói rằng đó là ~ con người lđ bình thường, phổ biến, thường gặp trong quần chúng nd ta trên khắp nẻo đường đ/nước.)
→ Góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm.
HĐ 3 : Hướng dẫn tổng kết (6p)
( ?) Có ý kiến cho rằng truyện ngắn như một bài thơ giàu chất trữ tình. ý kiến em ?
* Chất trữ tình
Những đoạn văn tả cảnh thiên nhiên đẹp đẽ thơ mộng : cảnh nắng lên, ~ cây thông = bạc, rừng cây bó đuốc
Vẻ đẹp cs một mình ngày đêm giữa thiên nhiên lặng lẽ của anh TN mà đầy sức sống, không cô đơn
Chất trữ tình toát lên chủ yếu từ nội dung truyện : Vẻ đẹp cuộc gặp gỡ tình cờ của 3 n/v để lại bao xúc động trong kẻ ở người đi và ~ dư vị cho người đọc suy nghĩ về cuộc sống, về con người, về nghệ thuật, ~ nét giản dị đáng mến của n/v anh TN, ~ câu chuyện anh kể, ~ t/cảm cxúc mơi nảy nở trong hoạ sĩ và cô kỹ sư.
( ?) Ngoài chất trữ tình truyện còn hấp dẫn người đọc bởi ~ yếu tố NT nào ?
( ?) Tư tưởng nội dung chính của truyện ?
III. Tổng kết
1. NT
Tác phẩm giàu chất trữ tình, chất thơ bàng bạc, ngọt ngào sâu lắng
Cốt truyện đơn giản, n/v vô danh, tạo tình huống tự nhiên
Lựa chọn ngôi kể và điểm nhìn trần thuật hợp lý
n/v chính được tôn lên bởi các n/v phụ
Lời văn trau chuốt trong sáng 2. ND
Ca ngợi vẻ đẹp con người lđ
ý nghĩa và niềm vui của lđ chân chính
4.Củng cố , dặn dò: 2p
Hs làm bài tập Tr 190 sgk
PBCN về n/v anh thanh niên
* Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_6667_van_ban_lang_le_sa_pa_truong.docx