Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 6+7, Bài 2: Văn bản: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

docx 3 trang phuong 09/10/2023 800
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 6+7, Bài 2: Văn bản: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 6+7, Bài 2: Văn bản: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 6+7, Bài 2: Văn bản: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
Tuần 2-Tiết 6-7: Bài 2: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH Ngày dạy: . . . . . . . . . . . . .
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Kiến thức:
-Một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản.
-Hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản.
Kĩ năng:
Đọc hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một số vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hoà bình của nhân loại
Thái độ:
Giáo dục tinh thần căm thù chiến tranh, yêu chuộng hoà bình. Tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc trong quan hệ với hoà bình thế giới (chống nạn đói, nạn thất học, bệnh tật, chiến tranh) của Bác.
CHUẨN BỊ:
-GV: Sách GK, giáo án
-HS: Đọc trước bài, soạn bài trả lời các câu hỏi SGK.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới:
*Vào bài:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*HĐ1:Hướng dẫn đọc-Chú thích:
-HS đọc văn bản, từ đó tìm hiểu từ khó
-HS tìm hiểu tác giả
-HS tìm hiểu xuất xứ
*HĐ2: HD đọc-hiểu văn bản
*Nội dung:
?Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản? (Nghị luận chính trị-xã hội)
?Cho biết các luận điểm chính trong bài?
Đọc-Chú thích:
Đọc-từ khó: (SGK)
Tác giả:
Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két là nhà văn có nhiều đóng góp cho nền hoà bình nhân loại thông qua các hoạt động xã hội và sáng tác văn học. Ông đã đuợc nhận giải nô-ben về văn học 1982.
Xuất xứ:
Văn bản trích trong bản tham luận Thanh gươm Đa-mô-clét của nhà văn đọc tại cuộc họp sáu nước Ấn Độ, Mê- hi-cô, Thuỵ Điển, Ác-hen-ti-na, Hi Lạp, Tan-da-ni-a tại Mê-hi-cô vào tháng 8 năm 1986.
II.Đọc-hiểu văn bản: 1.Nội dung:
Lđ1: chiến tranh hạt nhân là một thiểm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất
Lđ2: Nhiệm vụ cấp bách là phải đấu tranh để ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, bảo vệ thế giới hòa bình.
*GDKNS: nguy cơ CTHN
? Bằng lí lẽ và dẫn chứng nào tác giả đã làm rõ nguy cơ của chiến tranh hạt nhân?
HS trình bày
GV nhận xét bổ sung
Tiết 2
*GDĐĐHCM: Tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc trong quan hệ với hoà bình thế giới (chống nạn đói, nạn thất học, bệnh tật, chiến tranh) của Bác.
?Trong văn bản, tảc giả cho biết để sở hữu vũ khí hạt nhân, các cường nhất nhất là Hoa Kì đã tiêu tốn nguồn tài chính lớn như thế nào? Nếu đem nguồn lực ấy đầu tư cho các chương trình nhằm cải thiện cuộc sống con người thì mang lại ý nghĩa như thế nào?
(Đưa bảng so sáng đối chiếu)
?Đó là một hành động như thế nào?
-HS đọc đoạn “Không nhữngnó.”, Tác giả muốn khẳng định điều gì? Bằng chứng cứ xác thực nào? có được tự nhiên phải trãi qua quá trình tiến hóa lâu dài:
+ 880 triệu năm con bướm mới có thể biết bay lượn.
+ 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở
+ Hàng triệu, triệu năm con người mới hình thành.
- Vậy mà chỉ cần trong tích tắc của chiến tranh hạt nhân,
a.Nguy cơ của chiến tranh hạt nhân đe doạ toàn nhân loại và sự phi lí của cuộc chạy đua vũ trang:
-Nguy cơ của chiến tranh hoạt nhân:
+ 8/8/1986 hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân đã bố trí khắp hành tinh.
+ Tất cả mọi người không trừ trẻ con, mỗi người đang ngồi trên 1 thùng 4 tấn thuốc nổ.
+ Tất cả chỗ đó sẽ nổ tung lên mọi dấu vết trên sự sống sẽ biến hết.
à đe doạ toàn nhân loại.
-Sự phi lí của cuộc chạy đua vũ trang:
+ Nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội (y tế, giáo dục, thực phẩm) được so sánh với sự tốn kém của chi phí cho chiến tranh hạt nhân. (”Chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới.”)
+Một việc làm điên rồ, vô nhân đạo, phi lí. Nó tước đi khả năng làm cho đời sống con người có thể tốt đẹp hơn, đối với những nước nghèo, trẻ em.
àChiến tranh hạt nhân đi ngược lí trí của con người.
+Trong tích tắc chiến tranh hạt nhân, có thể đưa quá trình vĩ đại và tốn kém của tự nhiên (“Cũng trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu”)
à Chiến tranh hạt nhân đi ngược lí trí tự nhiên.
tất cả kết quả đó của tự nhiên bỗng trở về điểm xuất phát ban đầu
*GDKNS: Chống CTHN
*Đọc 2 đoạn văn cuối của văn bản. Thông điệp quan trọng mà Mác –két gửi đến cho con người là gì? Em hiểu gì về bản đồng ca của những người đòi hỏi thế giới không có vũ khí và có cuộc sống hòa bình, công bằng?
HS thảo luận trình bày
GV nhận xét
*GDKNS-GDMT: Chống chiến tranh, giữ gìn ngôi nhà chung Trái Đất.
?Suy nghĩ của em đối với hoà bình của đất nước và chiến tranh hạt nhân?
*Tìm hiểu nghệ thuật:
?Em có nhận xét gì về lập luận của tác giả trong văn bản?
?Để tố cáo tội ác và sự phi lí của chiến tranh hạt nhân, tác đã đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
*Tìm hiểu ý nghĩa văn bản:
?Qua việc lập luận về tội ác và sự phi lí của chiến tranh hạt nhân, tác giả muốn đặt ra vấn đề gì?
*HĐ3: GV HD HS làm bài tập
b.Lời kêu gọi đấu tranh vì một thế giới hoà bình, không có chiến tranh: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, ngăn chặn xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ cấp thiết, cấp bách của toàn thể loài người. “ Chúng ta đến đây công bằng” là tiếng nói yêu chuộng hòa bình của nhân dân trên thế giới.
Nghệ thuật:
-Có lập luận chặt chẽ, có chứng cứ cụ thể, xác thực.
-Sử dụng nghệ thuật so sánh sắc sảo, giàu sức thuyết phục.
Ý nghĩa văn bản:
Văn bản thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, đầy trách nhiệm của Mác- két đối với hoà bình nhân loại.
CỦNG CỐ-HD TỰ HỌC:
*Củng cố: Chiến tranh hạt nhân đem lại nguy cơ cho nhân loại như thế nào?
Chúng ta phải làm gì trước hiểm hoạ chiến tranh hạt nhân?
*HD tự học: Học bài, đọc lại văn bản, chú thích, làm bài tập, xem trước bài Các phương châm hội thoại (tt).

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_67_bai_2_van_ban_dau_tranh_cho_mo.docx