Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 73+74, Bài 15: Văn bản: Chiếc lược ngà (Trích)
- Bộ tài liệu:
- Bộ Giáo án Ngữ văn Lớp 9
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 73+74, Bài 15: Văn bản: Chiếc lược ngà (Trích)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 73+74, Bài 15: Văn bản: Chiếc lược ngà (Trích)
Tuần 15-Tiết 73-74 - Bài 15: CHIẾC LƯỢC NGÀ Ngày dạy: (Trích) MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Kiến thức: -Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện Chiếc lược ngà. -Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. -Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật. Kĩ năng: -Đọc hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. -Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thứ biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại. Thái độ: Cảm thông chia sẻ với nỗi đau khổ mất mát của những nhân vật trong truyện. Mong ước cuộc sống hoà bình, gia đình hạnh phúc, ấm cúng. CHUẨN BỊ: -GV: Sách GK, giáo án -HS: Đọc trước bài, soạn bài TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Ổn định tổ chức: Kiểm tra bài cũ: Bài mới:*Vào bài: HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG *HĐ1: Đọc-hiểu chú thích: -HD đọc: -HS đọc, tìm hiểu từ khó ?Từ phần chú thích, em hãy cho biết đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Quang Sáng? ?Từ phần chú thích, SGK, em hãy cho biết tác phẩm Chiếc lược ngà ra đời năm nào? ?Cho biết vị trí của đoạn trích? *HĐ2: Đọc-hiểu văn bản: *Nội dung: *Nỗi niềm của người cha: ?Hành động của ông Sáu khi lần đầu tiên gặp con? ?Tình cảm, tâm trạng của ông Sáu như thế nào trong những ngày bên gia đình? ?Sự xuất hiện của ông Sáu khiến cho bé Thu Đọc- hiểu chú thích: Đọc-từ khó (SGK) 2.Tác giả: Nguyễn Quang Sáng là nhà văn mà cuộc sống và sáng tác gắn liền với vùng đất Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mĩ và sau hoà bình (năm 1975) 3.Tác phẩm: -Chiếc lược ngà được viết năm 1966. -Vị trí đoạn trích: nằm ở phần giữa truyện. Đọc-hiểu văn bản: Nội dung: a.Nỗi niềm của người cha (ông Sáu): -Lần đầu tiên gặp con: Thuyền còn chưa cặp bến, ông Sáu đã nhảy thót lên bờ, vừa gọi vừa chìa tay đón con. -Những ngày đoàn tụ: +Ông Sáu quan tâm, chờ đợi con gái gọi mình bằng cha, nhưng bị bé Thu cự tuyệt. Ông Sáu “Anh đứng sững lại phản ứng như thế nào? Em có suy nghĩ gì về tình huống đó? ?Ông Sáu đã quan tâm, chăm sóc con bằng những tình cảm và việc làm gì? ?Rồi những ngày xa con đi kháng chiến, Ông Sáu đã thể hiện tình cảm của mình cho con gái như thế nào? ?Em có suy nghĩ gì về dòng chữ được ông Sáu khắc trên chiếc lược? ?Trước lúc hi sinh, ánh mắt của ông Sáu như muốn nói điều gì? ?Khi nghe câu nói của Bác Ba-nhân vật kể chuyện: “Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu”, “anh mới nhắm mắt đi xuôi”, tại sao vậy? ?Em có nhận xét gì về tình cảm của ông Sáu dành cho con? Chiến tranh khốc liệt có huỷ diệt được tình cảm ấy hay không? Tiết 2 Niềm khát khao tình cha của người con ( Thu): ?Trước tâm trạng nôn nao, đầy tình thương của người cha mong muốn được gặp con của ông Sáu, bé Thu đã phản ứng như thế nào? Vì sao? ?Tìm những chi tiết chứng minh? ?Khi được ngoại giải thích, bé Thu đã hiểu ra. Khi hiểu ra, tình cảm của bé Thu với cha được thể hiện như thế nào? sầm lại hai tay buông xuống như bị gãy”. +Đến lúc chia tay, bé Thu đã gọi anh một tiếng “ba” khiến anh “không ghìm được xúc động” -Những ngày xa con: +Ông Sáu thực hiện lời hứa với con, làm cây lược ngà. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét “yêu nhớ tặng Thu con của ba”. +Giờ phút cuối cùng trước lúc hi sinh, người chiến sĩ ấy chỉ yên lòng khi biết cây lược sẽ được chuyển đến tận tay con gái. à Tình cảm của ông Sáu dành cho con thật sâu nặng, tình cảm ấy bất diệt trước sự huỷ diệt tàn khốc của chiến tranh. b.Niềm khát khao tình cha của người con ( Thu): - Từ chối sự quan tâm, chăm sóc của anh Sáu vì nghĩ rằng ông không phải là cha mình (cái thẹo dài trên mặt cha): +Anh vỗ về: con bé đẩy ra +Anh mong con gọi ba: con bé chẳng gọi +Mẹ bảo gọi ba ăn cơm: nó gọi trống không +Nồi cơm to đang sôi: nó không nhờ chắt nước +Ông Sáu gắp cho cái trứng cá: nó hắt ra -Ông Sáu tát nó một cái: nó oà khóc bỏ sang nhà ngoại. -Khi hiểu ra, tình cảm tự nhiên của bé Thu được thể hiện qua tiếng gọi “ba” đầu tiên và qua hành động: (ôm chặt lấy cổ ba, không cho ba đi, hôn ba cùng khắp, mếu máo dặn ba mua cho cây lược) ?Qua, đó, em có suy nghĩ gì về tình cha con của bé Thu? * Nghệ thuật: ?Khi Ông Sáu đi kháng chiến lúc bé thi chưa tròn 1 tuổi, sau 8 năm gặp lại, bé Thu không chịu nhận cha, rồi trước lúc chia tay, cha con nhận nhau để rồi đó cũng là lần cuối cùng cha con gặp nhau. Em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng tình huống cà cốt truyện của tác giả? ?Cho biết truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Người kể là ai? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có ý nghĩa như thế nào? *Ý nghĩa văn bản: Là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng, Chiếc lược ngà cho ta hiểu thêm điều gì? (Nguyên nhân nào dẫn đến tình cảnh ấy) à Tình cảm mãnh liệt yêu thương cha sâu sắc. Nghệ thuật: -Tạo tình huống truyện éo le -Có cốt truyện mang yếu tố bất ngờ -Lựa chọn người kể chuyện là bạn của ông Sáu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, thấu hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật trong truyện. Ý nghĩa văn bản: Là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng, Chiếc lược ngà cho ta hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. CỦNG CỐ-HD HS HỌC Ở NHÀ *Củng cố: Ý nghĩa của dòng chữ được khắc trên chiếc lược ngà? *HD: Học bài, tóm tắt đoạn trích, chuẩn bị bài Kiểm tra Tiếng Việt
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_7374_bai_15_van_ban_chiec_luoc_ng.docx