Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 88, Bài 17: Trả bài kiểm tra văn

docx 4 trang phuong 09/10/2023 790
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 88, Bài 17: Trả bài kiểm tra văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 88, Bài 17: Trả bài kiểm tra văn

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 88, Bài 17: Trả bài kiểm tra văn
Tuần 18 Tiết 88, bài 17:	TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
Ngày dạy: . . . . . . . . . . .
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Kiến thức:
Ôn tập củng cố kiến thức về Thơ và truyện hiện đại.
Đánh giá, ưu điểm, nhược điểm của bài viết cụ thể.
Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng đọc-hiểu và phân tích văn bản.
Thái độ:
Tự giác, sửa chữa, rút bài học cho bản thân.
CHUẨN BỊ:
-GV: Sách GK, giáo án
-HS: chuẩn bị ý kiến.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:*Vào bài:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*HĐ1: Tìm hiểu đề-hướng dẫn chấm
HƯỚNG DẪN CHẤM (Đề 1)
I.Phần trắc nghiệm (2đ): Học sinh chọn và điền đáp án đúng vào bảng sau:
Câu	1	2	3	4
Trả lời	d	b	c	b
Câu	5	6	7	8
Trả lời a	d	c	d II.Phần tự luận: (8 điểm)
Câu 1: ( 2điểm) Em hãy cho biết đoạn thơ sau trích trong bài thơ nào, của tác giả nào và cho biết ý nghĩa nhan đề và ý nghĩa văn bản của bài thơ ấy:
“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm.”
-Bài thơ về tiểu đội xe không kính (0.5đ), của Phạm Tiến Duật (0.25đ)
-Ý nghĩa nhan đề văn bản: Chất thơ về những chiếc xe không kính, vút lên từ cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh. (0.5đ)
-Ý nghĩa văn bản: Bài thơ ca ngợi sự dũng cảm, hiên ngang, tràn đầy niềm tin chiến thắng của người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ xâm lược. (0.75đ)
Câu 2: ( 2.5điểm) Em hãy phân tích tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc trong truyện ngắn Làng của Kim Lân và cho biết tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để khắc hoạ hình tượng nhân vật ông Hai?
-Phân tích tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo
I. Tìm hiểu đề- hướng dẫn chấm
giặc:
+Nỗi đau đớn, bẽ bàng: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân”, “nước mắt ông lão giàn ra” (0.5đ)
+Dáng vẻ, cử chỉ, điệu bộ: cúi gằm mặt, chột dạ, nơm nớp, trống ngực ông lão đập thình thịch)(0.5đ)
+Nỗi băn khoăn khi ông kiểm điểm từng người trụ lại làng, ông trằn trọc không ngủ được, ông trò chuyện với đứa con út, (0.5đ)
à Thực chất là tâm trạng và suy nghĩ về danh dự, lòng tự trọng của người dân làng Chợ Dầu, của người dân Việt Nam. (0.5đ)
-Nghệ thuật: Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực và sinh động quy suy nghĩ, hành động, lời nói (0.5đ)
Câu 3: (2,5 điểm) Trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, nhân vật anh thanh niên sống một mình trên đình núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa và được mệnh danh là “người cô độc nhất thế gian”. Vậy anh đã vượt qua hoàn cảnh ấy bằng cách nào? Em học tập được gì cho bản thân mình từ anh?
-Anh đã vượt qua hoàn cảnh bằng những suy nghĩ rất đẹp, giản dị mà sâu sắc: anh ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề (0.5đ), anh hạnh phúc khi biết mình được góp phần phát hiện kịp thời một đám mây khô mà nhờ đó ”không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng” (0.5đ). Anh nghĩ ”Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia, công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất” (0.5đ). Anh còn tìm vui trong thú vui đọc sách, trồng hoa của mình. (0.5đ)
-Học tập: Sống, cần có lí tưởng, niềm tin, biết cống hiến nhiệt huyết, công sức cho quê hương, đất nước. (0.5đ) (Nếu học sinh không nêu được nội dung này mà học tập những phẩm chất khác của anh thì đạt 0.25đ)
Câu 4: (1 điểm) Chép thuộc lòng bốn câu thơ thể hiện hình ảnh đẹp lộng lẫy và rực rỡ của các loài cá trên biển trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận?.
-“Cá thu biển Đông như đoàn thoi Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng”
-“Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé.”
-“Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông”
-“Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”
Cách chấm: Đúng 1 câu đạt 0.25đ; sai 2 từ trở lên/1 câu trừ 0.25đ
HƯỚNG DẪN CHẤM (Đề 2)
Phần trắc nghiệm (2đ):
Phần tự luận: (8 điểm)
Câu 1: ( 2điểm) Em hãy cho biết đoạn thơ sau trích trong bài thơ nào, của tác giả nào và cho biết ý nghĩa nhan đề và ý nghĩa văn bản của bài thơ ấy:
“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.”
-Bài thơ về tiểu đội xe không kính (0.5đ), của Phạm Tiến Duật (0.25đ)
-Ý nghĩa nhan đề văn bản: Chất thơ về những chiếc xe không kính, vút lên từ cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh. (0.5đ)
-Ý nghĩa văn bản: Bài thơ ca ngợi sự dũng cảm, hiên ngang, tràn đầy niềm tin chiến thắng của người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ xâm lược. (0.75đ)
Câu 2: ( 2.5điểm) Em hãy phân tích tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc trong truyện ngắn Làng của Kim Lân và cho biết tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để khắc hoạ hình tượng nhân vật ông Hai?
-Phân tích tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc:
+Nỗi đau đớn, bẽ bàng: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân”, “nước mắt ông lão giàn ra” (0.5đ)
+Dáng vẻ, cử chỉ, điệu bộ: cúi gằm mặt, chột dạ, nơm nớp, trống ngực ông lão đập thình thịch)(0.5đ)
+Nỗi băn khoăn khi ông kiểm điểm từng người trụ lại làng, ông trằn trọc không ngủ được, ông trò chuyện với đứa con út, (0.5đ)
à Thực chất là tâm trạng và suy nghĩ về danh dự, lòng tự trọng của người dân làng Chợ Dầu, của người dân Việt Nam. (0.5đ)
-Nghệ thuật: Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực và sinh động quy suy nghĩ, hành động, lời nói (0.5đ)
Câu 3: (2,5 điểm) Trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, nhân vật anh thanh niên sống một mình trên đình núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa và được mệnh danh là “người cô độc nhất thế gian”. Ở anh có những phẩm chất tốt đẹp nào? Em học tập được gì cho bản thân mình từ anh?
-Anh là một người lao động cần mẫn tận tuỵ trong công việc và với con người đầy lòng tin yêu cuộc sống(0.5đ), làm công vịêc bình thường lặng lẽ mà vô cùng cần thiết. Một cách sống tích cực, tốt đẹp, mới mẻ.(0.5đ)
-Ở anh còn thể hiện một phẩm chất thật đáng quý: sự cởi mở chân thành, rất quý trọng tình cảm mọi người(0.5đ); anh là người khiêm tốn, thành thật. (0.5đ)
-Học tập: Sống, cần có lí tưởng, niềm tin, biết cống hiến nhiệt huyết, công sức cho quê hương, đất nước. (0.5đ) (Nếu học sinh không nêu được nội dung này mà học những phẩm chất khác của anh thì đạt 0.25đ)
Câu 4: (1 điểm) Chép thuộc lòng 4 câu thơ “đấy ánh sáng” trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận?.
-“Mặt trời xuống biển như hòn lửa”
-“Cá thu biển Đông như đoàn thoi Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng”
-“Thuyền ta lái gió với buồm trăng”
-“Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé.”
-“Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao”
-“Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông”
-“Mặt trời đội biển nhô màu mới”
-“Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”
Cách chấm: Đúng 1 câu đạt 0.25đ,; sai 2 từ trở lên/1 câu trừ 0.25đ
*HĐ2: Nhận xét đánh giá:
1/Nhận xét chung: GV nhận xét khái quát toàn bộ bài kiểm tra.
*Ưu điểm:
-HS có học bài, làm bài đáp ứng yêu cầu của đề bài
-Có kĩ năng thực hành khá tốt.
*Hạn chế:
-Thiếu cẩn thận, chưa đọc kĩ đề, khi trả lời còn thiếu sót những yêu cầu của đề bài.
-Một số HS chưa biết chọn lọc nội dung để trả lời câu hỏi.
-Câu 4: đa phần học sinh chưa hiểu đề nên chưa trả lời đúng.
-Một vài bài viết: sai chính tả nhiều, viết chữ cẩu thả; làm bài không có lời dẫn từ câu hỏi.
(GV chỉ ra những hạn chế cụ thể của HS)
2/ Kết quả
Điểm
Dưới 5
5 trở lên
9/1-31
1
30
9/3-32
0
32
3/Trả bài – Rút KN
- Trao đổi bài cho nhau – thảo luận, rút kinh nghiệm.
-Đọc một số bài làm tốt.
-Chữa 1 số lỗi dùng từ sai, lỗi viết câu, trình bày 

II.Nhận xét đánh giá 1.Nhận xét chung
-Ưu
-Khuyết
Kết quả cụ thể
Trả bài rút kinh nghiệm
IV.CỦNG CỐ-HD HS HỌC Ở NHÀ
*Củng cố: Những điểm cần lưu ý khi làm bài kiểm tra Văn
*HD: Chuẩn bị bài Những đứa trẻ.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_88_bai_17_tra_bai_kiem_tra_van.docx