Giáo án Sinh Hoạt Lớp 1 (Chân Trời Sáng Tạo) - Tuần 15
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Sinh Hoạt Lớp 1 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh Hoạt Lớp 1 (Chân Trời Sáng Tạo) - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh Hoạt Lớp 1 (Chân Trời Sáng Tạo) - Tuần 15
HĐTN KỈ NIỆM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM A. Mục tiêu: - HS nhận biết được ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. - Rèn luyện kĩ năng hợp tác trong hoạt động: tính tự chủ, tự tin, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỉ luật, biết lắng nghe. B. Chuẩn bị: - Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ. C. Các hoạt động tiến hành: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Chào cờ: - Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tuần: + Ổn định tổ chức. + Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ + Đứng nghiêm trang + Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca + Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờ chương trình của tiết chào cờ. + Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường. - HS điều khiển lễ chào cờ. 2. Đánh giá lại hoạt động của trường trong tuần qua và công việc tuần mới: - TPT hoặc đại diện BGH nhận xét hoạt động của trường trong tuần qua. - HS nghe. - TPT hoặc đại diện BGH đưa ra những công việc phải làm trong tuần mới. - HS nghe. 3. Kết nối với sinh hoạt theo chủ đề: Kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. * Mục tiêu: HS nhận biết được ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. * Cách tiến hành: - GV có thể liên hệ với các đơn vị bộ đội để giao lưu, hỗ trợ việc giới thiệu ch các em tên gọi những đồ dùng cá nhân cần thiết của người lính. - Cách khác, GV có thể tìm PH đã tham gia quân ngũ để nhờ hỗ trợ. Việc tổ chức nói chuyện và chia sẻ về nề nếp sinh hoạt của quân nhân là cần thiết cho HS toàn trường nói chung và HS lớp 1 nói riêng. - HS quan sát và thực hành sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gang vào ba lô. - HS nghe. 4. Tổng kết: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM EM GIỮ GÌN SỨC KHOẺ A. Mục tiêu: 1. Năng lực: - Thực hiện được một số việc tự chăm sóc bản thân phù hợp với lứa tuổi. - Thể hiện sự thân thiện khi cùng tham gia các hoạt động với bạn. 2. Phẩm chất: - Có trách nhiệm với công việc đã nhận. - Yêu quý bản thân, tôn trọng, giúp đỡ bạn bè. - Nỗ lực học hỏi và thực hành các kĩ năng để giúp bản thân phát triển. - Trung thực và trách nhiệm trong tự đánh giá. B. Chuẩn bị: 1. GV: - Bài powerpoint, clip, bài hát, hoa trắc nghiệm, vật dụng chơi trò chơi: bóng, rổ, chướng ngại vật, dây thừng, xà phòng. 2. HS: SGK, bút chì, bộ thẻ cảm xúc. C. Hoạt động lên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: - Tổ chức cho HS hát và làm động tác theo bài “Tập thể dục buổi sáng”. + Sau khi tập thể dục, em thấy thế nào? - HS hát, làm theo động tác. + HS nêu. _ Tập thể dục là một trong những cách giúp cho chúng ta giữ gìn, bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra còn những việc làm nào khác giúp cơ thể khỏe mạnh? Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu ở hoạt động “Khám phá”. - HS nghe. 2. Khám phá: Em cần làm gì để khoẻ mạnh: - GV chiếu tranh 1, đặt câu hỏi cho HS tìm hiểu nội dung tranh. + Tranh vẽ gì? - HS quan sát. + Tranh vẽ bác sĩ đang khám cho bạn nhỏ. - GV đọc câu trắc nghiệm: + Theo em, chúng ta nên khám bác sĩ khi nào? a. Chỉ khi bị bệnh. b. Khi bị bệnh và trong các đợt khám sức khỏe định kì. - HS xoay hoa trắc nghiệm. _ Không chỉ những lúc bị bệnh chúng ta mới cần đến khám bác sĩ, mà để giúp cơ thể khỏe mạnh, chúng ta còn cần khám sức khỏe định kì 6 tháng/ lần. - HS nghe. - GV chiếu tranh 2, đặt câu hỏi cho HS tìm hiểu - HS quan sát. nội dung tranh. + Tranh vẽ gì? + Tranh vẽ bạn nhỏ đang ngủ. - GV đọc câu trắc nghiệm: + Theo em, giấc ngủ như thế nào mới đảm bảo sức khỏe? a. Ngủ càng nhiều càng tốt. b. Ngủ đúng giờ, đủ giấc. c. Thích ngủ lúc nào cũng được. - HS xoay hoa trắc nghiệm. + Em cần đi ngủ lúc nào và thức dậy lúc nào? + Ngủ 9 giờ tối, dậy lúc 6 giờ sáng. _ Giấc ngủ rất quan trọng trong việc phát triển cơ thể nên các em cần ngủ đúng giờ, đủ giấc (khoảng 8 tiếng/ngày). - HS nghe. + Qua hai bức tranh trên, em cần làm gì để khỏe mạnh? + Ngoài việc khám sức khỏe định kì và ngủ đúng giờ, đủ giấc thì chúng ta cần làm gì để cơ thể khỏe mạnh? + HS nêu ý kiến. + Ăn uống đầy đủ, uống nước, tập thể dục Trước khi ăn, em cần làm gì để giữ vệ sinh: - GV chiếu tranh 3. - HS quan sát. + Em cần làm gì để giữ vệ sinh khi ăn uống? + Rửa tay. - GV chiếu clip rửa tay với xà phòng. - Mời một số HS lên thực hành rửa tay. - HS quan sát, làm theo. + Ngoài việc rửa tay trước khi ăn, chúng ta còn phải rửa tay vào những lúc nào để giữ gìn vệ sinh? + Sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi, - GV chốt ý, giới thiệu hoạt động thực hành, luyện tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe qua các trò chơi vận động. - HS nghe. 3. Luyện tập và mở rộng: - GV tổ chức trò chơi vận động ngoài sân. + Tổ chức trò chơi “ném bóng tiếp sức” ◦ GV phổ biến luật chơi: Lớp chia thành 3 đội, HS vượt chướng ngại vật và ném bóng vào rổ. Mỗi HS được ném một lần. Trong thời gian 3 phút, đội nào ném được nhiều bóng nhất vào rổ sẽ chiến thắng. + Trò chơi 2: Kéo co. ◦ GV phổ biến luật chơi: Lớp chia thành 2 đội. HS được lựa chọn đội. Sau đó thi kéo co. + HS thực hiện chơi theo luật. + Em cảm thấy thế nào sau khi vận động, vui chơi cùng các bạn? + Vui/ mệt/ đổ mồ hôi/ khát nước _ Việc vận động có thể làm các em mệt, đổ mồ hôi nhưng qua đó làm cho cơ thể các em được vận động, nâng cao thể lực. Và đặc biệt bạn nào cũng đổ mồ hôi rất nhiều. - HS nghe. + Theo em, sau khi vận động, chúng ta cần + Phải uống nước. làm gì? - Yêu cầu HS thực hành rửa tay ở khu vực vệ sinh của nhà trường sau giờ chơi và uống bù nước. - HS thực hiện. 4. Đánh giá: - GV hướng dẫn từng nội dung của phần tự đánh giá để HS làm quen với việc đánh giá. - HS sử dụng bộ thẻ cảm xúc để tự đánh giá. 5. Kết nối: - Dặn dò các em thường xuyên tập thể dục mỗi ngày và khám sức khỏe định kì, ngủ đúng giờ giấc, thường xuyên giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay - Dặn: Về nhà xem trước bài: “Thực hành tự chăm sóc bản thân”. - HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. NHẬN XÉT – BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM BẢO VỆ THÂN THỂ KHI CHƠI ĐÙA A. Mục tiêu: - Học sinh biết được cách bảo vệ thân thể khi chơi đùa. B. Chuẩn bị: - Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần. C. Các hoạt động tiến hành: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: * Mục tiêu: Tạo sự hứng thú cho HS. * Cách tiến hành: - GV cho cho HS hát và múa. - HS hát. - GV nhận xét rồi dẫn dắt vào bài học. - HS nghe. 2. Các bước sinh hoạt: a) Nhận xét trong tuần 15: - GV yêu cầu lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng các tổ báo cáo: + Đi học chuyên cần: + Tác phong , đồng phục . + Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập + Vệ sinh. - Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng các tổ tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần. + Báo cáo kết quả nề nếp theo dõi. + Báo cáo kết quả học tập theo dõi. + Báo cáo kết quả văn nghệ theo dõi. + Báo cáo kết quả vệ sinh theo dõi. - GV nhận xét qua 1 tuần học. * Tuyên dương: cá nhân và tập thể có thành tích. * Nhắc nhở: những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần. - HS nghe. b) Phương hướng tuần 16: - Thực hiện dạy tuần 16, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện. - Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP. - Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới. - HS Lắng nghe để thực hiện. c) Bảo vệ thân thể khi chơi đùa: - GV có thể đưa ra các tình huống để HS xử lí tình huống bảo vệ thân thể khi chơi đùa. - HS nghe. - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. - HS thực hành theo nhóm. - GV hướng dẫn HS cách xử lí một số tình huống thường gặp khi chơi đùa. - HS nghe. - Nhận xét, động viên, góp ý cho các nhóm. - Các nhóm trình diễn để cả lớp nhận xét, góp ý. 3. Tổng kết: - Dặn: Về nhà các em tự bảo vệ thân thể khi chơi đùa dù ở trường hay ở nhả. - HS nghe.
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoat_lop_1_chan_troi_sang_tao_tuan_15.doc