Giáo án Sinh Hoạt Lớp 1 (Chân Trời Sáng Tạo) - Tuần 21

doc 5 trang phuong 05/12/2023 960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh Hoạt Lớp 1 (Chân Trời Sáng Tạo) - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh Hoạt Lớp 1 (Chân Trời Sáng Tạo) - Tuần 21

Giáo án Sinh Hoạt Lớp 1 (Chân Trời Sáng Tạo) - Tuần 21
HĐTN
GIỚI THIỆU CÁC CẢM XÚC
A. Mục tiêu:
- HS nhận biết được một số biểu hiện cảm xúc thông qua một số biểu hiện cơ bản.
- Rèn luyện kĩ năng hợp tác trong hoạt động: tính tự chủ, tự tin, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỉ luật, biết lắng nghe.
B. Chuẩn bị:
- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
C. Các hoạt động tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Chào cờ:
- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tuần:
+ Ổn định tổ chức.
+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
+ Đứng nghiêm trang
+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờ chương trình của tiết chào cờ.
+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
- HS điều khiển lễ chào cờ.
2. Đánh giá lại hoạt động của trường trong tuần qua và công việc tuần mới:
- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét hoạt động của trường trong tuần qua.
- HS nghe.
- TPT hoặc đại diện BGH đưa ra những công việc phải làm trong tuần mới.
- HS nghe.
3. Kết nối với sinh hoạt theo chủ đề: Văn nghệ chúc mừng năm mới.
* Mục tiêu: HS nhận biết được một số biểu hiện cảm xúc thông qua một số biểu hiện cơ bản.
* Cách tiến hành:
- GV phụ trách kết hợp với GV lớp lớn hơn để phối hợp hỗ trợ làm các khuôn mặt cảm xúc: vui, buồn, sợ, tức giận, ngạc nhiên.
- GV theo dõi.
- GV phụ trách và GV các lớp nhận xét, tuyên dương.
- Trên sân khấu có một em làm người dẫn chương trình để tạo sự kết nối giữa HS, các em sẽ dễ tiếp cận hơn.
- Người dẫn chương trình có thể hỏi các nhân vật sắm vai về những tình huống làm cho bản thân có các cảm xúc trên.
- HS quan sát, theo dõi.
- Các HS khác xem các tiết mục.
4. Tổng kết:
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
NHẬN BIẾT CẢM XÚC
A. Mục tiêu:
1. Năng lực:
- Nhận diện và nêu được cảm xúc của mình thông qua một số biểu hiện cơ bản.
- Thể hiện được một số biểu hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- Biết một (một vài) cách làm chủ cảm xúc.
- Phân biệt được một số cảm xúc cơ bản.
- Bước đầu tập biết tự đánh giá hoạt động của bản thân. Bước đầu biết hợp tác, chia sẻ công việc.
- Nhận diện và nêu được cảm xúc của người khác thông qua một số biểu hiện cơ bản.
2. Phẩm chất:
- Tôn trọng cảm xúc, suy nghĩ và hành động của người khác.
- Quan tâm, giúp đỡ các bạn và thầy cô.
- Nỗ lực học tập, thực hành làm chủ cảm xúc.
- Trung thực và trách nhiệm trong tự đánh giá.
B. Chuẩn bị:
1. GV:
- Bài powerpoint, clip, tranh về các khuôn mặt biểu hiện cảm xúc, bảng nhóm.
2. HS: SGK, bút chì, bộ thẻ cảm xúc. 
C. Hoạt động lên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- GV tổ chức HS hát những bài bài hát, băng reo, trò chơi, có liên quan đến bài học.
- HS HS hát những bài bài hát, băng reo, trò chơi, có liên quan đến bài học.
- GV dẫn đắt vào bài học.
- HS nghe.
2. Khám phá:
- GV dùng video clip ngắn, hình ảnh, câu chuyện, nêu tình huống (có hình ảnh minh hoạ) về một số cảm xúc cơ bản.
- HS xem.
- HS nhận ra cảm xúc nào ứng với khuôn mặt càm xúc nào.
- GV hướng dẫn HS sử dụng VBT có mẫu các khuôn mặt cảm xúc.
- HS nghe và nối các khuôn mặt cảm xúc với tên gọi phù hợp.
- Nhận xét, tuyên dương.
- HS nhận xét.
- GV chốt ý, dẫn dắt chuyển hoạt động.
3. Luyện tập:
- GV hướng dẫn HS dựa vào các hình ảnh để nhận diện cảm xúc.
- HS nghe.
- HS tự mình diễn tả các cảm xúc theo mô hình trong SGK.
+ Hãy kể tên một cảm xúc em thấy ở người thân?
+ HS trả lời.
+ Khi nào người thân có cảm xúc như vậy?
+ Người thân làm gì khi cảm thấy như thế?
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
- Nhận xét, tuyên dương.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV hướng dẫn HS quan sát chính mình: Em tự quan sát bản thân em.
+ Có (những) lần nào em có cảm xúc như thế không?
+ Theo em, đó là một cảm xúc tốt (gọi là tích cực) hoặc không tốt (gọi là tiêu cực)?
- HS tự quan sát chính mình rồi trả lời câu hỏi.
- GV dùng bộ ảnh “thật” năm cảm xúc cơ bản cho HS nhìn và nêu tên cảm xúc.
- HS nhìn và nêu tên cảm xúc.
4. Mở rộng:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung các tình huống.
- HS nghe.
- GV tổ chức cho các nhóm chọn một tình huống để sắm vai thể hiện cảm xúc của nhân vật.
- HS hoạt động theo nhóm chọn một tình huống để sắm vai thể hiện cảm xúc của nhân vật.
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
- HS thực hành theo hướng dẫn của GV.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Các nhóm trình bày sản phẩm.
5. Đánh giá:
- GV hướng dẫn từng nội dung của phần tự đánh giá để HS làm quen với việc đánh giá.
- HS sử dụng bộ thẻ cảm xúc để tự đánh giá.
6. Kết nối:
- Dặn: Về nhà xem trước bài: “Quan sát cảm xúc”.
- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
NHẬN XÉT – BỔ SUNG
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
QUAN SÁT CẢM XÚC
A. Mục tiêu:
- Học sinh biết được cảm xúc của người khác thông qua một số biểu hiện cơ bản.
B. Chuẩn bị:
- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần.
C. Các hoạt động tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
* Mục tiêu: Tạo sự hứng thú cho HS.
* Cách tiến hành:
- GV cho cho HS hát và múa.
- HS hát.
- GV nhận xét rồi dẫn dắt vào bài học.
- HS nghe.
2. Các bước sinh hoạt:
a) Nhận xét trong tuần 21:
- GV yêu cầu lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng các tổ báo cáo:
+ Đi học chuyên cần:
+ Tác phong , đồng phục .
+ Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập 
+ Vệ sinh.
- Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng các tổ tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần.
+ Báo cáo kết quả nề nếp theo dõi.
+ Báo cáo kết quả học tập theo dõi.
+ Báo cáo kết quả văn nghệ theo dõi.
+ Báo cáo kết quả vệ sinh theo dõi.
- GV nhận xét qua 1 tuần học.
* Tuyên dương: cá nhân và tập thể có thành tích.
* Nhắc nhở: những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần.
- HS nghe.
b) Phương hướng tuần 22:
- Thực hiện dạy tuần 22, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện.
- Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP.
- Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới.
- HS Lắng nghe để thực hiện.
c) Quan sát cảm xúc:
- GV tổ chức cho HS tham gia một số trò chơi: nhảy bao bố, kéo co, cướp cờ,
- Yêu cầu các em nhìn ra cảm xúc của các bạn khi xem các bạn khác chơi (cổ vũ, khích lệ, an ủi đội thua,) được thể hiện trên gương mặt các bạn sau mỗi lượt chơi.
- Trò chơi này nhằm cho các em thể hiện cảm xúc, hướng tới việc học cách thể hiện cảm xúc hợp lí, mang đến thái độ tích cực cho những người xung quanh.
- GV theo dõi, góp ý nếu cần.
- HS tham gia một số trò chơi: nhảy bao bố, kéo co, cướp cờ,
- HS quan sát.
- HS nhận biết được cách thể hiện cảm xúc hợp lí, mang đến thái độ tích cực cho những người xung quanh.
- GV tổ chức cho HS trình bày.
- HS trình bày.
- Nhận xét, động viên, góp ý.
- HS khác có ý kiến đóng góp.
3. Tổng kết:
- Dặn: Về nhà các em vẽ tranh diễn tả cảm xúc.
- HS nghe.
NHẬN XÉT – BỔ SUNG

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoat_lop_1_chan_troi_sang_tao_tuan_21.doc