Giáo án Sinh Hoạt Lớp 1 (Chân Trời Sáng Tạo) - Tuần 25
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Sinh Hoạt Lớp 1 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh Hoạt Lớp 1 (Chân Trời Sáng Tạo) - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh Hoạt Lớp 1 (Chân Trời Sáng Tạo) - Tuần 25
HĐTN CÁCH BẢO VỆ AN TOÀN CHO BẢN THÂN A. Mục tiêu: - HS nhận biết cách bảo vệ an toàn cho bản thân. - Rèn luyện kĩ năng hợp tác trong hoạt động: tính tự chủ, tự tin, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỉ luật, biết lắng nghe. B. Chuẩn bị: - Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ. C. Các hoạt động tiến hành: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Chào cờ: - Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tuần: + Ổn định tổ chức. + Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ + Đứng nghiêm trang + Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca + Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờ chương trình của tiết chào cờ. + Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường. - HS điều khiển lễ chào cờ. 2. Đánh giá lại hoạt động của trường trong tuần qua và công việc tuần mới: - TPT hoặc đại diện BGH nhận xét hoạt động của trường trong tuần qua. - HS nghe. - TPT hoặc đại diện BGH đưa ra những công việc phải làm trong tuần mới. - HS nghe. 3. Kết nối với sinh hoạt theo chủ đề: Cách bảo vệ an toàn cho bản thân. * Mục tiêu: HS nhận biết cách bảo vệ an toàn cho bản thân. * Cách tiến hành: - GV phụ trách huy động những nguồn lực bên ngoài nhà trường tham gia vào hoạt động trải nghiệm của HS bằng cách mời “chuyên gia” là những người có chuyên môn, kinh nghiệm để giao lưu với HS: chuyên gia tâm lí, công an, bộ đội,... - GV cần trao đổi trước với khách mời nhựng nội dung cụ thể để nói chuyện với HS. Các khách mời cũng có thể hướng dẫn một số động tác cơ bản để HS luyện tập, áp dụng khi cần thiết. - HS tham gia vào hoạt động trải nghiệm. - HS xem, làm theo hướng dẫn. - GV tổ chức trò chơi “Ai nhớ nhất” bằng những câu hỏi liên quan đến nội dung HS vừa - HS tham gia trò chơi. giao lưu để giúp HS ghi nhớ. 4. Tổng kết: NHẬN XÉT – BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM BẢO VỆ BẢN THÂN YÊU QUÝ CỦA EM A. Mục tiêu: 1. Năng lực: - Nêu được những đặc điểm cơ bản về hình dáng bên ngoài, sở thích và khả năng của bản thân. - Nêu được những vùng riêng tư trên cơ thể, chỉ ra và thực hiện được một số việc cần làm để bảo vệ bản thân. - Nhận ra và lựa chọn được cách giao tiếp phù hợp với các tình huống trong sinh hoạt đời thường. - Nhận biết được một số đặc điểm của những người bà con, hàng xóm và nơi mình sinh sống. - Nhận biết và thực hiện được một số hành vi thể hiện sự quan tâm và lịch sự đối với hàng xóm. 2. Phẩm chất: - Chủ động, tích cực rèn luyện, chăm sóc và bảo vệ thân thể. - Biết yêu quý và trân trọng bản thân mình. - Trung thực trong đánh giá bản thân, nhóm, lớp, mọi người. B. Chuẩn bị: 1. GV: - Bài powerpoint, giấy A3, hình vẽ như SGK cho các nhóm HS. 2. HS: SGK, bút chì, bộ thẻ cảm xúc. C. Hoạt động lên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: - GV tổ chức HS chơi trò chơi “Làm xuôi – Làm ngược – Làm nhanh”. - GV hướng dẫn cách chơi: + Chọn 1 HS điều khiển trò chơi. + Người điều khiển làm mẫu: ◦ Miệng – hai bàn tay chồng chéo lên nhau đặt che miệng. ◦ Ngực – hai tay chồng chéo lên nhau che trước ngực. + Người điều khiểu nêu quy tắc chơi: ◦ Làm xuôi: Người điều khiển hô: miệng. Người chơi: hai bàn tay chồng chéo lên nhau đặt che miệng. Người điều khiển hô: ngực. - HS tham gia chơi trò chơi. - HS làm theo. Người chơi: hai tay chồng chéo lên nhau che trước ngực. (lặp lại 2-3 lần) ◦ Làm ngược: (người chơi làm ngược lại với người điều khiển) Người điều khiển hô: miệng. Người chơi: hai tay chồng chéo lên nhau che trước ngực. Người điều khiển hô: ngực. Người chơi: hai bàn tay chồng chéo lên nhau đặt che miệng. (lặp lại 2-3 lần) ◦ Làm nhanh: người điều khiển hô nhanh liên tục và không theo thứ tự. Người điều khiển hô: miệng – miệng – ngực – miệng. Người chơi: thực hiện. (lặp lại 2-3 lần) * Có thể thay lần 2: mông – đùi: Mông: HS ngồi xuống đất; Đùi: 2 tay vỗ vào 2 đùi. - GV dẫn đắt vào bài học. - HS nghe. 2. Khám phá: - Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ trong SGK. + Trên cơ thể mỗi người, đâu là vùng mà em không muốn ai nhìn thấy, phải che kín khi ở nơi công cộng? - HS quan sát và trả lời. - GV chia nhóm theo giới tính (4HS/ nhóm). - HS chia nhóm theo giới tính (4HS/ nhóm). - Dán 4 hình vẽ người trên giấy khổ A3 gồm mặt trước, mặt sau (như SGK) lên bảng lớp và giới thiệu: đây là hình vẽ mô phỏng một người đại diện gồm mặt trước và mặt sau. Nêu yêu cầu: + Hãy khoanh tròn và tô màu vào vùng trên cơ thể của hình vẽ mà nhóm em cho rằng không ai được nhìn thấy và phải luôn che kín. - Đại diện nhóm lấy đồ dùng gồm: mỗi nhóm: 4 hình vẽ người trên giấy khổ A3 gồm mặt trước, mặt sau, bút lông màu hoăc sáp màu. - Thực hiện và trình bày. - GV chốt bằng hình vẽ của 1 nhóm đó là vùng miệng, ngực, phần giữa hai đùi, phần mông. - HS nghe và nhận xét. _ Miệng, ngực, phần giữa hai đùi và phần mông gọi là vùng riêng tư. - HS nghe và lặp lại vùng riêng tư. - GV chốt ý, dẫn dắt chuyển hoạt động. 3. Luyện tập: - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: + Những ai có thể nhìn thấy, chạm vào vùng riêng từ của em: bác sĩ, bố mẹ, thầy cô, người - HS thảo luận nhóm đôi theo hướng dẫn của GV. lạ, bạn bè hay ông bà,? - Gọi đại diện các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm trình bày. - Nhận xét, tuyên dương. - HS nhận xét, bổ sung. _ Nếu không vì chăm sóc, thăm khám sức khỏe thì em không để ai nhìn thấy, chạm vào vùng riêng tư của mình. Em cũng không được phép chạm hoặc nói về vùng riêng tư của người khác. - HS nghe. - Yêu cầu HS chia sẻ nhóm 4 theo suy nghĩ của mình: + Nếu có ai đó, cố tình muốn nhìn hoặc chạm vào vùng riêng tư của em, em sẽ làm gì? Thảo luận nhóm 4. + La lên, bỏ chạy, - Gọi đại diện các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm trình bày. - Nhận xét, tuyên dương. - HS nhận xét, bổ sung. _ Đầu tiên: NÓI KHÔNG, sau đó CHẠY ĐI và tìm người lớn để KỂ RA. - HS nghe. + Người lớn bao gồm những ai? + HS trả lời. _ Luôn nói “không” hoặc hét lên đối với ai cố tình nhìn chằm chằm hoặc muốn chạm vào vùng riêng tư của em, sau đó tìm thầy cô, bố mẹ, ai đó mà em tin tưởng kể cho họ nghe ngay lập tức. - HS nghe. 4. Mở rộng: - GV cho HS hoạt động xử lí tình huống. - HS hoạt động xử lí tình huống. - Cho các nhóm bốc thăm tình huống: + Tình huống 1: Em đang ở nhà 1 mình, người lạ đến gõ cửa và yêu cầu em mở cửa, em sẽ xử lí như thế nào? + Tình huống 2: Em đang trên đường đi học về, có một người không quen biết cứ theo em cho quà. Em sẽ xử lí như thế nào? - HS các nhóm bốc thăm tình huống. - Yêu cầu HS luyện tập, thể hiện việc sắm vai. - HS làm việc theo nhóm. - GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm. - HS thực hành theo hướng dẫn của GV. - Nhận xét, tuyên dương. - Các nhóm trình bày sản phẩm. _ Cách phòng tránh bị xâm hại: + Không đi nơi tối tăm vắng vẻ 1 mình. + Không nhận quà lạ. + Không mở cửa cho người lạ khi ở nhà 1 mình. + Không đi nhờ xe của người lạ và nói chuyện với người lạ. - HS nghe. 5. Đánh giá: - GV hướng dẫn từng nội dung của phần tự đánh giá để HS làm quen với việc đánh giá. - HS sử dụng bộ thẻ cảm xúc để tự đánh giá. 6. Kết nối: - Dặn: Về nhà xem trước bài: “Điều em muốn nói”. - HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ĐIỀU EM MUỐN NÓI A. Mục tiêu: - Học sinh biết cách tìm sự trợ giúp của thầy, cô giáo và bố mẹ để các em luôn có nơi tin tưởng. B. Chuẩn bị: - Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần. C. Các hoạt động tiến hành: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: * Mục tiêu: Tạo sự hứng thú cho HS. * Cách tiến hành: - GV cho cho HS hát và múa. - HS hát. - GV nhận xét rồi dẫn dắt vào bài học. - HS nghe. 2. Các bước sinh hoạt: a) Nhận xét trong tuần 25: - GV yêu cầu lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng các tổ báo cáo: + Đi học chuyên cần: + Tác phong , đồng phục . + Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập + Vệ sinh. - Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng các tổ tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần. + Báo cáo kết quả nề nếp theo dõi. + Báo cáo kết quả học tập theo dõi. + Báo cáo kết quả văn nghệ theo dõi. + Báo cáo kết quả vệ sinh theo dõi. - GV nhận xét qua 1 tuần học. * Tuyên dương: cá nhân và tập thể có thành tích. * Nhắc nhở: những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần. - HS nghe. b) Phương hướng tuần 26: - Thực hiện dạy tuần 26, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện. - Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP. - Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới. - HS Lắng nghe để thực hiện. c) Khi bạn của em có cảm xúc không tốt: - GV cho HS làm hình tròn màu đỏ SGK, tổ chức cho HS thực hành trong nhóm: dán hình tròn đỏ vào cánh tay để báo hiệu em có chuyện cần chia sẻ thầy, cô giáo, bố mẹ sẽ giúp em. - HS nghe và thực hành theo hướng dẫn của GV. - GV cho HS luyện tập nói cho thầy, cô giáo nghe “điều bí mật” mà ai đó đã dặn em. - HS luyện tập nói cho thầy, cô giáo nghe “điều bí mật” mà ai đó đã dặn em. - Nhận xét, động viên, góp ý. - HS khác có ý kiến đóng góp. 3. Tổng kết: - Dặn: Về nhà các em tìm lời chúc mừng những người phụ nữ, cô giáo và các bạn nữ. - HS nghe.
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoat_lop_1_chan_troi_sang_tao_tuan_25.doc