Giáo án Sinh Hoạt Lớp 1 (Chân Trời Sáng Tạo) - Tuần 27
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Sinh Hoạt Lớp 1 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh Hoạt Lớp 1 (Chân Trời Sáng Tạo) - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh Hoạt Lớp 1 (Chân Trời Sáng Tạo) - Tuần 27
HĐTN LỜI CHÀO BỐN PHƯƠNG A. Mục tiêu: - HS nhận biết thêm một số lời chào hỏi của một số dân tộc ít người của Việt Nam. - Rèn luyện kĩ năng hợp tác trong hoạt động: tính tự chủ, tự tin, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỉ luật, biết lắng nghe. B. Chuẩn bị: - Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ. C. Các hoạt động tiến hành: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Chào cờ: - Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tuần: + Ổn định tổ chức. + Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ + Đứng nghiêm trang + Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca + Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờ chương trình của tiết chào cờ. + Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường. - HS điều khiển lễ chào cờ. 2. Đánh giá lại hoạt động của trường trong tuần qua và công việc tuần mới: - TPT hoặc đại diện BGH nhận xét hoạt động của trường trong tuần qua. - HS nghe. - TPT hoặc đại diện BGH đưa ra những công việc phải làm trong tuần mới. - HS nghe. 3. Kết nối với sinh hoạt theo chủ đề: Lời chào bốn phương. * Mục tiêu: HS nhận biết thêm một số lời chào hỏi của một số dân tộc ít người của Việt Nam. * Cách tiến hành: - GV phụ trách tổ chức theo hình thức phỏng vấn: đặt câu hỏi mời HS chia sẻ ngắn, ví dụ: + Em cảm thấy thế nào khi bạn chào em thân thiện và lịch sự? + Lời chào (chân thành) diễn tả điều gì? - GV liên hệ câu tục ngữ “Lời chào cao hơn mâm cỗ” để giúp HS thấy được sự quan trọng của lời chào hỏi. - GV phụ trách giới thiệu cho HS làm quen với những cách chào hỏi của một số vùng miền, - HS chia sẻ. + Vui vì được quan tâm, được tôn trọng. - HS nghe. 4. Tổng kết: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM LỊCH SỰ KHI CHÀO HỎI A. Mục tiêu: 1. Năng lực: - Nêu được những đặc điểm cơ bản về hình dáng bên ngoài, sở thích và khả năng của bản thân. - Nêu được những vùng riêng tư trên cơ thể, chỉ ra và thực hiện được một số việc cần làm để bảo vệ bản thân. - Nhận ra và lựa chọn được cách giao tiếp phù hợp với các tình huống trong sinh hoạt đời thường. - Nhận biết được một số đặc điểm của những người bà con, hàng xóm và nơi mình sinh sống. - Nhận biết và thực hiện được một số hành vi thể hiện sự quan tâm và lịch sự đối với hàng xóm. 2. Phẩm chất: - Chủ động, tích cực rèn luyện, chăm sóc và bảo vệ thân thể. - Biết yêu quý và trân trọng bản thân mình. - Trung thực trong đánh giá bản thân, nhóm, lớp, mọi người. B. Chuẩn bị: 1. GV: - Bài powerpoint, hình vẽ như SGK cho các nhóm HS. 2. HS: SGK, bút chì, bộ thẻ cảm xúc. C. Hoạt động lên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: - GV tổ chức HS hát và gõ nhịp bài hát “Con chim vành khuyên”. - HS tham gia hát và gõ nhịp bài hát. - GV dẫn đắt vào bài học: Lịch sự khi chào hỏi - HS nghe. 2. Khám phá: - Tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi kết hợp với vở bài tập – GV hướng dẫn từng hình, dành thời gian cho HS suy nghĩ, trao đổi với nhau và chọn đáp án đúng. - Trao đổi với người bạn bên cành để chọn đáp án bằng cách đánh dấu vào ô vuông. - Nhận xét, tuyên dương. - Trình bày trước lớp. - HS nhận xét. _ Việc chào hỏi còn tùy thuộc vào văn hóa của từng vùng miền, từng quốc gia. Không những thế, hành vi chào hỏi như thế nào cho lịch sự còn phải tính đến tính chất quan hệ, gắn bó, khoảng cách mối quan hệ của em với người mà - HS nghe. em sẽ chào hỏi. Tùy vào mức độ, em sẽ chọn cho mình cách chào hỏi cho lịch sự và văn minh. 3. Luyện tập: - Treo các bức hình sau lên bảng lớp và giới thiệu từng hình: + Cụ ông khoảng 70 tuổi; Bác gái khoảng 45 tuổi; Một cô gái khoảng 30 tuổi; 1 HS nam học lớp 12 (có thể kết hợp với vở bài tập, bài tập 2) - HS nghe. - GV nêu yêu cầu: Hãy nói lời chào hỏi cho phù hợp với những người em gặp như hình vẽ. - Yêu cầu trình bày kết quả: sắm vai cách chào hỏi theo từng hình hoặc có thể dựa vào hình và trả lời. - Sắm vai để chào hỏi nhóm 3, trong đó 1 HS sẽ thuyết trình và giải thích tại sao nhóm em chọn cách chào hỏi như thế. (nếu nhóm nào chọn không sắm vai thì dùng lời diễn đạt). - Nhận xét, tuyên dương. _ Cách chào hỏi cơ bản mang tính tôn ti, thứ bậc, dựa vào tuổi tác. Tùy thuộc vào tuổi tác, thứ bậc của người em chào hỏi, em sẽ dùng lời xưng hô và cử chỉ để thể hiện lời chào hỏi cho lịch sự văn minh. - HS nghe. 4. Mở rộng: + Nếu người lạ muốn nói chuyện với em, em sẽ làm gì? + HS trả lời. - Kết hợp với vở bài tập (bài tập 3) và giao nhiệm vụ: Hãy chia sẻ ý kiến của em cho người bạn ngồi bên cạnh. - Chia sẻ với bạn ngồi bên cạnh bằng cách mở vở bài tập thực hành bài tập 3. - Yêu cầu HS: Tích cực phản hồi ý kiến cho bạn. - Nhận xét, tuyên dương. - Trình bày trước lớp. - HS nhận xét. _ Em nhớ lại bài học đầu tiên trong chủ đề, đối với người lạ muốn nói chuyện với em, em phải lịch sự nói lời chào và từ chối sau nhanh chóng di chuyển đến chỗ đông người hoặc chỗ có người lớn để hỗ trợ em nếu người lạ có ý đồ xấu. - HS nghe. 5. Đánh giá: - Yêu cầu HS mở vở bài tập và cùng thực hiện việc đánh giá sau tiết học. - GV hướng dẫn từng ý: + Em thực hiện được cách chào hỏi thông thường. + Em biết cách chào hỏi lịch sự, thân thiện trong cuộc sống hằng ngày. - HS thực hành theo hướng dẫn của GV. - Dùng bút màu để tô/ đánh dấu, 6. Kết nối: - Dặn: Về nhà các em thực hiện chào hỏi ông bà và cha mẹ, anh chị em mỗi ngày đi học. Xem trước bài: “Đi hỏi về chào”. - HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. NHẬN XÉT – BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ĐI HỎI VỀ CHÀO A. Mục tiêu: - Học sinh biết cách chào hỏi thông thường với người em gặp. B. Chuẩn bị: - Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần. C. Các hoạt động tiến hành: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: * Mục tiêu: Tạo sự hứng thú cho HS. * Cách tiến hành: - GV cho cho HS hát và múa. - HS hát. - GV nhận xét rồi dẫn dắt vào bài học. - HS nghe. 2. Các bước sinh hoạt: a) Nhận xét trong tuần 27: - GV yêu cầu lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng các tổ báo cáo: + Đi học chuyên cần: + Tác phong , đồng phục . + Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập + Vệ sinh. - Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng các tổ tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần. + Báo cáo kết quả nề nếp theo dõi. + Báo cáo kết quả học tập theo dõi. + Báo cáo kết quả văn nghệ theo dõi. + Báo cáo kết quả vệ sinh theo dõi. - GV nhận xét qua 1 tuần học. * Tuyên dương: cá nhân và tập thể có thành tích. * Nhắc nhở: những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần. - HS nghe. b) Phương hướng tuần 28: - Thực hiện dạy tuần 28, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện. - Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP. - Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới. - HS Lắng nghe để thực hiện. c) Ứng xử lịch sự và thân thiện: - GV cho HS làm việc theo nhóm đôi, mỗi nhóm chọn hai hình bất kì trong bốn hình vẽ ở SGK để luyện tập cách chào hỏi + Vì sao em lại chọn cách chào hỏi đó? - HS nghe và thực hành theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, lắng nghe và có hướng điều chỉnh phù hợp, giúp các em có cách chào hỏi thông thường với người em gặp. - Nhận xét, động viên, góp ý. - HS khác có ý kiến đóng góp. 3. Tổng kết: - Dặn: Về nhà các em tìm một số lời chào hỏi thông thường với người em gặp. - HS nghe.
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoat_lop_1_chan_troi_sang_tao_tuan_27.doc