Giáo án Sinh Hoạt Lớp 1 (Chân Trời Sáng Tạo) - Tuần 6
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Sinh Hoạt Lớp 1 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh Hoạt Lớp 1 (Chân Trời Sáng Tạo) - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh Hoạt Lớp 1 (Chân Trời Sáng Tạo) - Tuần 6
HĐTN GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG A. Mục tiêu: - HS biết giới thiệu các hoạt động ở trường mà em yêu thích. - Rèn luyện kĩ năng hợp tác trong hoạt động: tính tự chủ, tự tin, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỉ luật, biết lắng nghe. B. Chuẩn bị: - Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ. C. Các hoạt động tiến hành: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Chào cờ: - Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu 2: + Ổn định tổ chức. + Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ + Đứng nghiêm trang + Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca + Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờ chương trình của tiết chào cờ. + Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường. - HS điều khiển lễ chào cờ. 2. Đánh giá lại hoạt động của trường trong tuần qua và công việc tuần mới: - TPT hoặc đại diện BGH nhận xét hoạt động của trường trong tuần qua. - HS nghe. - TPT hoặc đại diện BGH đưa ra những công việc phải làm trong tuần mới. - HS nghe. 3. Kết nối với sinh hoạt theo chủ đề: Giới thiệu hoạt động ở trường. * Mục tiêu: HS biết giới thiệu các hoạt động ở trường mà em yêu thích. * Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS các khối lớp giới thiệu các hoạt động ở trường mà em yêu thích. - HS giới thiệu bằng lời nói kết hợp biểu diễn, hoạt cảnh, phỏng vấn, trưng bày sản phẩm, hình ảnh sản phẩm. + CLB võ thuật của trường: HS mang võ phục, phát biểu “Em rất thích CLB võ thuật”. + Em rất thích được sinh hoạt Sao Nhi đồng. - Hoạt động này giúp HS lớp 1 biết, làm quen các hoạt động phong trào, CLB trong trường. - HS có thể có hứng thú, say mê, mong muốn tham gia vào các hoạt động. 4. Tổng kết: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM MỖI NGÀY Ở TRƯỜNG CỦA EM A. Mục tiêu: 1. Năng lực: - Biết soạn sách vở và dụng cụ hoc tập phù hợp với từng môn học theo thời khóa biểu. - Nêu được những hoạt động nên làm và không nên làm trong giờ học, giờ chơi. 2. Phẩm chất: - Chăm chỉ, có nề nếp trong học tập. - Trung thực trong tự đánh giá. - Ý thức trách nhiệm trong việc tự phục vụ và tự giữ an toàn cho mình trong học tập. - Biết yêu quý, tôn trọng bản thân và người thân. B. Chuẩn bị: 1. GV: - Thiết kế bài dạy trên bảng tương tác (clip bài hát), bộ thẻ cảm xúc, tranh (thời khóa biểu), tranh hình, clip (các trò chơi dân gian), bộ hình (bìa SGK và đồ dùng học tập), những sticker trái tim, hình ảnh về các cột của thời khóa biểu, các dụng cụ để chơi. 2. HS: SGK, bút chì, bộ thẻ cảm xúc. C. Hoạt động lên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: - GV tổ chức trò chơi “Kết đoàn, kết đoàn” với hình thức sinh hoạt vòng tròn. - HS tham gia chơi. - Giáo viên nêu luật chơi (cả lớp vừa đi vừa vỗ tay theo nhạc bài Em yêu trường em, chú ý lắng nghe khi có hiệu lệnh “Kết đoàn, kết đoàn”. HS sẽ trả lời “Kết mấy kết mấy”, GV nói 1 số bất kì để học sinh kết thành hóm nhanh nhất, chú ý dựa vào sĩ số lớp để chọn các số phù hợp. - HS nghe để thực hiện cho đúng. - Các lần tiếp theo, tạo cơ hội cho HS quản trò. - GV cùng tham gia với HS. - HS thực hiện. _ Cũng thế, nếu lúc thầy cô giảng bài ở trường mà em làm việc riêng thì sẽ thế nào? Hôm nay, các em sẽ khám phá những việc em thường làm ở trường, em cần tìm cách làm cho tốt hơn. - HS nghe. 2. Khám phá: Kể tên các môn học và đồ dùng học tập: - Sử dụng trò chơi “Kết đoàn, kết đoàn” chia lớp thành các nhóm 4 với yêu cầu trong nhóm có đủ bạn nam và bạn nữ. - Chơi và đáp ứng đúng yêu cầu. - Thảo luận kể tên những môn em được học và các đồ dùng học tập. - Thảo luận. - Tổ chức trò chơi “Truyền yêu thương”: GV là - Cùng chơi. người chọn nhóm đầu tiên bằng cách hô “Thả tim, thả tim” HS “Cho ai cho ai” GV nói tên một nhóm, nhóm được chọn sẽ cử đại diện nói thật nhanh tên tên một môn học hay đồ dùng học tập, tiếp tục chơi nhóm vừa trả lời sẽ hô (chú ý nhóm sau không được nói trùng), mỗi lần nêu đúng, không trùng nhóm sẽ nhận được một trái tim. - GV đính nhanh các hình ảnh theo câu trả lời của học sinh trên bảng. - Tổng kết và chốt lại nội dung. - HS nghe. Việc nên làm, không nên làm trong giờ học, giờ chơi: - Làm việc cá nhân bài tập 2 trong VBT. - Trình bày. - Trong lúc, HS trình bày GV đặt các câu hỏi Vì sao? Để làm rõ vấn đề trong từng tranh. - Quan sát và trả lời. - Chiếu thêm một vài hình ảnh hay clip ngắn về một số hoạt động của lớp trong các tiết học trước để và đặt vấn đề như trên nên hay không nên vì sao? - HS quan sát. - GV chốt lại nội dung. - HS nghe. 3. Luyện tập: - GV tổ chức trò chơi “Hộp quà bí ấn” trong mỗi hộp quà có hình ảnh về các cột của thời khóa biểu, HS chọn và có nhiệm vụ soạn đồ dùng phù hợp theo thời khóa biểu. 5 bạn nhanh nhất sẽ trình bày trong đó bạn nào soạn đầy đủ nhất sẽ nhận quà trong hộp. - HS tham gia trò chơi, lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, tuyên dương. 4. Mở rộng: + Kể tên một số trò chơi mà em đã chơi cùng các bạn vào giờ ra chơi? + HS trả lời. - GV giới thiệu thêm các trò chơi khác qua hình ảnh. - HS nghe. - Tổ chức chơi các trò chơi tại lớp. - Tham gia chơi, luân phiên chơi các trò chơi khác nhau. - Nhận xét, tuyên dương. - HS nhận xét, bổ sung ý kiến. 5. Đánh giá: - GV hướng dẫn từng nội dung của phần tự đánh giá để học sinh làm quen với việc đánh giá. - HS sử dụng bộ thẻ cảm xúc để tự đánh giá. 6. Kết nối: - Yêu cầu HS về nhà thực hiện soạn tập sách và đồ dùng theo đúng thời khóa biểu. - Dặn: Về nhà xem trước bài: “An toàn mỗi ngày”. - HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRANG TRÍ THỜI KHOÁ BIỂU A. Mục tiêu: - Học sinh biết cách trang trí thời khoá biểu theo ý tưởng của các em. B. Chuẩn bị: - Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần. C. Các hoạt động tiến hành: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: * Mục tiêu: Tạo sự hứng thú cho HS. * Cách tiến hành: - GV cho cho HS hát và múa. - HS hát. - GV nhận xét rồi dẫn dắt vào bài học. - HS nghe. 2. Các bước sinh hoạt: a) Nhận xét trong tuần 6: - GV yêu cầu lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng các tổ báo cáo: + Đi học chuyên cần: + Tác phong , đồng phục . + Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập + Vệ sinh. - Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng các tổ tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần. + Báo cáo kết quả nề nếp theo dõi. + Báo cáo kết quả học tập theo dõi. + Báo cáo kết quả văn nghệ theo dõi. + Báo cáo kết quả vệ sinh theo dõi. - GV nhận xét qua 1 tuần học. * Tuyên dương: cá nhân và tập thể có thành tích. * Nhắc nhở: những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần. - HS nghe. b) Phương hướng tuần 7: - Thực hiện dạy tuần 7, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện. - Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP. - Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới. - HS Lắng nghe để thực hiện. c) Trang trí thời khoá biểu: - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, phát cho HS tờ giấy in thời khoá biểu. - HS chia nhóm, các nhóm sẽ cùng trang trí thời khoá biểu theo ý của nhóm. - Trang trí xong, các nhóm trao đổi để nhận xét, học hỏi lẫn nhau. - GV cần tích cực động viên và khuyến khích HS tự trang trí thời khoá biểu. - HS trình bày theo theo nhóm để trao đổi, nhận xét mẫu trang trí thời khoá biểu. 3. Tổng kết: - Dặn: Về nhà các em tự soạn sách vở, đồ dùng theo thời khoá biểu để vào cặp cho ngày học hôm sau. - HS nghe.
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoat_lop_1_chan_troi_sang_tao_tuan_6.doc