Giáo án Sinh Hoạt Lớp 1 (Chân Trời Sáng Tạo) - Tuần 8

doc 5 trang phuong 05/12/2023 910
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh Hoạt Lớp 1 (Chân Trời Sáng Tạo) - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh Hoạt Lớp 1 (Chân Trời Sáng Tạo) - Tuần 8

Giáo án Sinh Hoạt Lớp 1 (Chân Trời Sáng Tạo) - Tuần 8
HĐTN
THI ĐỘI MŨ BẢO HIỂM ĐÚNG VÀ NHANH
A. Mục tiêu:
- HS nhận biết được cách đội mũ bảo hiểm đúng và nhanh.
- Rèn luyện kĩ năng hợp tác trong hoạt động: tính tự chủ, tự tin, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỉ luật, biết lắng nghe.
B. Chuẩn bị:
- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
C. Các hoạt động tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Chào cờ:
- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu 2:
+ Ổn định tổ chức.
+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
+ Đứng nghiêm trang
+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờ chương trình của tiết chào cờ.
+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
- HS điều khiển lễ chào cờ.
2. Đánh giá lại hoạt động của trường trong tuần qua và công việc tuần mới:
- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét hoạt động của trường trong tuần qua.
- HS nghe.
- TPT hoặc đại diện BGH đưa ra những công việc phải làm trong tuần mới.
- HS nghe.
3. Kết nối với sinh hoạt theo chủ đề: Thi đội mũ bảo hiểm đúng và nhanh.
* Mục tiêu: HS nhận biết được cách đội mũ bảo hiểm đúng và nhanh.
* Cách tiến hành:
- Trong giờ SHDC, GV phụ trách hoặc cán sự Liên Đội tổ chức cho các lớp thi đua làm đúng và nhanh.
- Có thể cử ra một BGK là các HS của trường cùng thầy cô chấm điểm để xác định bạn nào (đội nào) làm đúng và nhanh nhất.
- Mỗi khối có thể chọn một dụng cũ phù hợp. Đối với HS lớp 1 là đội mũ bảo hiểm, một vật dụng rất quan trọng hằng ngày.
- Tổng kết hoạt động, có thể mời bạn (đội) làm tốt nhất nêu lại cách đội mũ bảo hiểm đúng và nhanh. Dặn dò HS luôn đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy.
- HS nghe và nêu lại cách đội mũ bảo hiểm đúng và nhanh.
4. Tổng kết:
	HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
ĐỂ MỖI NGÀY LÀ MỘT NGÀY VUI
A. Mục tiêu:
1. Năng lực:
- Nhận biết và làm những việc có ích cho bản thân để mỗi ngày là một ngày vui.
- Biết chia sẻ chuyện vui, buồn cùng với gia đình, người thân và bạn bè.
- Biết đảm bảo an toàn khi tham gia các hoạt động ngoài trời.
- Phát triển năng lực trình bày, tư duy, giao tiếp, hợp tác; tự học, tự phục vụ, xử lý các tình huống liên quan đến cuộc sống ở trường, ở nhà.
- Phát triển năng lực sử dụng bút, chuột, các kí hiệu trên thanh công cụ khi thiết kế bài dạy trên bảng tương tác.
2. Phẩm chất:
- Có thái độ vui vẻ, tự tin, tinh thần đoàn kết, yêu thương, có trách nhiệm khi tham gia các hoạt động cùng gia đình hoặc tập thể.
- Biết chăm sóc bản thân.
- Biết yêu quý, tôn trọng bản thân và bạn bè, người thân.
B. Chuẩn bị:
1. GV:
- Thiết kế bài dạy trên bảng tương tác (clip bài hát), bộ thẻ cảm xúc, phiếu bài tập,1 số clip có nội dung về các hoạt động học cho hs xem
2. HS: SGK, bút chì, bộ thẻ cảm xúc. 
C. Hoạt động lên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- GV cho HS múa hát bài “Đi học về”
- HS múa hát bài.
+ Trong bài hát, bạn nhỏ đi đâu?
+ Đi học về.
+ Khi đi học về vào nhà bạn nhỏ đã làm gì?
+ Bạn nhỏ vào nhà chào ba mẹ.
+ Ba đã khen bạn nhỏ như thế nào?
+ Ba khen bạn nhỏ là con rất ngoan.
+ Khi được khen bạn nhỏ cảm xúc thế nào?
+ Rất vui, rất thích thú,
+ Mẹ bạn nhỏ đã làm gì?
+ Mẹ âu yếm hôn đôi má bạn nhỏ.
_ GV giới thiệu bài: Mỗi ngày, mọi người ai cũng có công việc riêng của mình. Chúng ta lao động làm việc luôn cần tạo không gian vui vẻ, thoải mái. Ngoài giờ làm, mình còn cần những giờ thư giãn, giải trí. Ở trường, các em được học tập, vui chơi và tham gia các hoạt động ngoại khóa. Vậy chúng có lợi ích gì và làm cách nào để đem lại niềm vui cho mọi người? Thầy cùng các em bước vào hoạt động 2 Khám phá nhé!
- HS nghe.
2. Khám phá:
- GV cho HS xem tranh và tìm hiểu nội dung 3 bức tranh:
+ Các bạn nhỏ tham gia hoạt động gì?
+ Em thích hoạt động nào?
+ Hoạt động đó có lợi hay hại?
+ Lợi và hại như thế nào?
- HS trình bày cá nhân.
- Lớp nhận xét.
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV cho HS nêu thêm các hoạt động mà mình đã từng được tham gia và cần lưu ý điều gì? (Hoạt động chia sẻ trong nhóm 4).
- HS thảo luận chia sẻ trong nhóm.
- Cho HS xem thêm những hình ảnh, clip về những mối nguy hại có thể xảy ra khi tham gia các hoạt động cần nâng cao cảnh giác, phòng tránh.
- HS xem.
_ Cần đi theo người lớn, không tự ý rời đi chỗ khác, nghe theo sự hướng dẫn của người lớn, tuân thủ nội qui nơi công cộng, quan tâm giúp đỡ các bạn trong nhóm, báo ngay với người lớn khi có điều không hay xảy ra, không chơi những trò chơi nguy hiểm,
- HS nghe.
3. Luyện tập:
- GV tổ chức cho hs xem tranh và nêu nội dung 2 bức tranh.
+ Việc trong tranh mang lại điều gì cho ta?
- HS mô tả bức tranh và trả lời câu hỏi.
+ Mang lại niềm vui cho bản thân và mọi người xung quanh.
+ Em đã làm gì và sẽ làm gì để đem lại niềm vui cho mọi người?
- HS trình bày. Lớp nhận xét.
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Mở rộng:
- GV tổ chức kỹ thuật “Ổ bi” cho HS trao đổi với nhau về điều mình mong muốn thực hiện trong ngày cuối tuần.
- HS tham gia hoạt động chia sẻ.
- Câu hỏi gợi ý:
+ Trong ngày cuối tuần, em muốn làm gì, đi đâu?
+ Vì sao em muốn đến nơi ấy?
+ Em sẽ đi cùng ai?
+ Em sẽ xin phép ai và nói thế nào để được thực hiện điều mình mong muốn?
- Nhận xét, tuyên dương.
- HS nhận xét, bổ sung ý kiến.
_ Các em cần mạnh dạn bày tỏ mong muốn của mình với ba mẹ, người thân trong gia đình; cần tham gia tích cực các hoạt động tập thể.
- HS nghe.
5. Đánh giá:
- GV hướng dẫn từng nội dung của phần tự đánh giá để HS làm quen với việc đánh giá.
- HS sử dụng bộ thẻ cảm xúc để tự đánh giá.
6. Kết nối:
- Yêu cầu HS về nhà nhớ tham gia cùng gia đình vào ngày cuối tuần.
- Dặn: Về nhà xem trước bài: “Những người bạn đáng yêu”.
- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
NHẬN XÉT – BỔ SUNG
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CÙNG CHƠI TRÒ CHƠI TẬP THỂ
A. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách chơi trò chơi tập thể ở lớp, ở trường.
B. Chuẩn bị:
- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần.
C. Các hoạt động tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
* Mục tiêu: Tạo sự hứng thú cho HS.
* Cách tiến hành:
- GV cho cho HS hát và múa.
- HS hát.
- GV nhận xét rồi dẫn dắt vào bài học.
- HS nghe.
2. Các bước sinh hoạt:
a) Nhận xét trong tuần 8:
- GV yêu cầu lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng các tổ báo cáo:
+ Đi học chuyên cần:
+ Tác phong , đồng phục .
+ Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập 
+ Vệ sinh.
- Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng các tổ tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần.
+ Báo cáo kết quả nề nếp theo dõi.
+ Báo cáo kết quả học tập theo dõi.
+ Báo cáo kết quả văn nghệ theo dõi.
+ Báo cáo kết quả vệ sinh theo dõi.
- GV nhận xét qua 1 tuần học.
* Tuyên dương: cá nhân và tập thể có thành tích.
* Nhắc nhở: những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần.
- HS nghe.
b) Phương hướng tuần 9:
- Thực hiện dạy tuần 9, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện.
- Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP.
- Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới.
- HS Lắng nghe để thực hiện.
c) Cùng chơi trò chơi tập thể:
- GV là người hướng dẫn, giúp đỡ HS làm quen dần với việc tự tổ chức các hoạt động tập thể.
- HS làm việc theo nhóm, tự tổ chức một hoạt động phù hợp cho lớp (nhóm) mình.
+ Ví dụ: trò chơi Tôi cần, lắp ghép tranh, chơi ô ăn quan, tô tranh, tô tượng, làm tranh cát,
- GV cần lưu ý HS cách làm việc nhóm hiệu quả, đảm bảo an toàn cho mình và các bạn.
3. Tổng kết:
- Dặn: Các em tự tổ chức các hoạt động tập thể đảm bảo an toàn cho mình và các bạn trong sinh hoạt và học tập.
- HS nghe.

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoat_lop_1_chan_troi_sang_tao_tuan_8.doc