Giáo án Sinh Hoạt Lớp 6 (Chân Trời Sáng Tạo) - Tuần 13
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Sinh Hoạt Lớp 6 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh Hoạt Lớp 6 (Chân Trời Sáng Tạo) - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh Hoạt Lớp 6 (Chân Trời Sáng Tạo) - Tuần 13
Ngày soạn: // Ngày dạy: // CHỦ ĐỀ 4: TIẾP NỐI TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG – THÁNG 12 MỤC TIÊU – YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Tìm hiểu được về những người có hoàn cảnh khó khăn xung quanh và thể hiện được sự sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với họ. Lập được và thực hiện được kế hoạch hoạt động thiện nguyện tại địa phương, biết vận động người thân và bạn bè tham gia các hoạt động thiện nguyện ở nơi cư trú. Giới thiệu được một số truyền thống của gia đình. XÂY DỰNG DỰ ÁN NHÂN ÁI I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Nêu được biểu hiện của lòng nhân ái. - Tìm hiểu được truyền thống nhân ái của con người Việt Nam. 2. Về năng lực HS được phát triển các năng lực: - Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, noi gương những tấm lòng nhân ái, biết giúp đỡ những người gặp khó khăn. - Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động; vận động được người thân và bạn bè tham gia các hoạt động thiện nguyện ở nơi cư trú; cùng bạn bè tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng các hình ảnh, biểu tượng để thể hiện ý tưởng về lòng nhân ái và thông qua đó, vận động mọi người cùng tham gia hoạt động thiện nguyện. - Thích ứng với cuộc sống: Vận dụng kiến thức, hiểu biết để giải quyết tình huống phát sinh trong quá trình làm việc nhóm; kiên trì vượt qua khó khăn để hoàn thành kế hoạch hoạt động thiện nguyện. - Tổ chức và thiết kế hoạt động: Lập và thực hiện được kế hoạch cho một hoạt động thiện nguyện tại địa phương. 3. Về phẩm chất - Trách nhiệm: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao trong nhóm; có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện các hoạt động tập thể, hoạt động thiện nguyện phục vụ cộng đồng. - Chăm chỉ: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch hoạt động thiện nguyện của nhóm, của lớp. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV - Hướng dẫn HS tìm hiểu về những hoàn cảnh khó khăn, cần sự giúp đỡ ở cộng đồng, địa phương nơi mình đang sống thông qua trò chuyện với cha mẹ, hàng xóm, hỏi các bác cán bộ tổ dân phố. - Hướng dẫn HS sưu tầm một câu chuyện có thật (chuyện em được nghe kể lại, được đọc, xem hoặc đã trải qua) về lòng nhân ái, sự giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. - Đề nghị HS tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống tương thân, tương ái của con người Việt Nam. - Tìm những tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập, cuộc sống để minh hoạ cho bài học. - Kết nối với một hoặc một vài nhóm tình nguyện viên trong hoặc ngoài nhà trường để chuẩn bị cho hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm hoạt động thiện nguyện. - Hướng dẫn HS cùng chuẩn bị một số nguyên vật liệu để làm tranh cổ động (poster), tranh xé dán như: giấy màu, bìa tạp chí cũ, giấy báo cũ, bìa cứng các màu, các loại bút sáp, bút màu, kéo, băng dính, hồ dán,... - Bộ thẻ màu xanh và hồng cho hoạt động đánh giá cuối bài (đủ cho mỗi HS 2 thẻ). III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TUẦN 13 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ Cùng nhau vượt khó Hoạt động 1: Chào cờ a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển. b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét. c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT. d. Tổ chức thực hiện: - HS điều khiển lễ chào cờ. - Lớp trực tuần nhận xét thi đua. - TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. Hoạt động 2: Diễn đàn “ Cùng nhau vượt khó” a. Mục tiêu: - Biết được hành động quyên góp, ủng hộ những người gặp khó khăn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta; - Biết đồng cảm với những người có hoàn cảnh khó khăn; - Tích cực hưởng ứng tham gia phong trào “Cùng nhau vượt khó” b. Nội dung: HS phát biểu tham luận về chủ đề “Cùng nhau vượt khó” c. Sản phẩm: bài phát biểu của HS d. Tổ chức thực hiện: - HS được phân công lên phát biểu tham luận về chủ để “ Cùng nhau vượt khó” - HS các khối lớp kể về những gì đã chuẩn bị cho lễ phát động hoặc cảm nghĩ của bản thân khi tham gia phong trào “ Cùng nhau vượt khó”. Hoạt động 3: Quyên góp ủng hộ a. Mục tiêu: - Tích cực tham gia quyên góp ủng hộ những người có hoàn cảnh khó khăn; - Thể hiện được tấm lòng nhân ái với bạn bè và những người có hoàn cảnh khó khăn. b. Nội dung: HS các lớp quyên góp ủng hộ HS có hoàn cảnh khó khăn c. Sản phẩm: HS quyên góp, ủng hộ d. Tổ chức thực hiện: - Đại diện từng lớp lên trao quà quyên góp ủng hộ các bạn HS có hoàn cảnh khó khăn cho BTC. - Thay mặt BTC, TPT cảm ơn những tấm lòng nhân hậu của HS, BTC tiếp nhận những món quà này và chuyển đến cho các bạn HS có hoàn cảnh khó khăn. TUẦN 13 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Những câu chuyện về lòng nhân ái Vẽ tranh theo chủ đề Những tấm lòng nhân ái Hoạt động 1: Những câu chuyện về lòng nhân ái a. Mục tiêu: - HS nêu được biểu hiện của lòng nhân ái và rút ra bài học từ những câu chuyện về lòng nhân ái. b. Nội dung: HS kể lại câu chuyện về lòng nhân ái mà em đã sưu tầm, chứng kiến c. Sản phẩm: Câu chuyện của HS kể. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Mời một số HS kể lại câu chuyện về lòng nhân ái mà em đã sưu tầm, chứng kiến hoặc là người tham gia. - Hướng dẫn thảo luận: + Theo em, các nhân vật trong câu chuyện đã gặp những khó khăn gì? + Lòng nhân ái được thể hiện như thế nào? (Nêu việc làm cụ thể của các nhân vật trong câu chuyện). + Em rút ra điều gì từ những câu chuyện đó? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút. - GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, kết luận. 1. Những câu chuyện về lòng nhân ái - Mỗi người có thể sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khác nhau trong cuộc sống, học tập, công việc... - Cảm thông, thấu hiểu với những hoàn cảnh khó khăn và có hành động cụ thể để chia sẻ, giúp đỡ họ là biểu hiện của lòng nhân ái. Hoạt động 2: Vẽ tranh theo chủ đề Những tấm lòng nhân ái a. Mục tiêu: - HS biết sử dụng các hình ảnh, biểu tượng để thể hiện ý tưởng về lòng nhân ái và thông qua đó, vận động mọi người cùng tham gia các hoạt động thiện nguyện. b. Nội dung: Các nhóm thảo luận ý tưởng và cùng nhau vẽ một bức tranh cổ động (poster) hoặc tranh xé dán khổ lớn theo chủ đề Những tấm lòng nhân ái. c. Sản phẩm: tranh (poster) của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Tổ chức cho từng nhóm thảo luận ý tưởng và cùng nhau vẽ một bức tranh cổ động (poster) hoặc tranh xé dán khổ lớn theo chủ đề Những tấm lòng nhân ái. Giả định mỗi nhóm sẽ dùng tranh này để vận động, thuyết phục mọi người cùng tham gia các hoạt động thiện nguyện có ý nghĩa. - Các nhóm nhận xét, bình chọn cho bức tranh đẹp và có ý nghĩa nhất. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút. - GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm thuyết minh về bức tranh của nhóm mình. - GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày . - GV tổ chức cho HS bình chọn bức tranh (poster) ấn tượng và ý nghĩa nhất. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, kết luận. 2. Vẽ tranh theo chủ đề Những tấm lòng nhân ái - Những bức tranh do các nhóm tạo ra thể hiện suy nghĩ, mong muốn và hành động của chúng ta về lòng nhân ái và các hoạt động thiện nguyện. - Hoạt động thiện nguyện có sự tham gia của nhiều người sẽ giúp đỡ được nhiều trường hợp khó khăn hơn, vì vậy chúng ta cần chung tay lập kế hoạch và cùng TUẦN 13 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP Gìn giữ truyền thống tương thân, tương ái a. Mục tiêu: - HS tìm hiểu và có ý thức giữ gìn truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS ý thức giữ gìn truyền thống nhân ái c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu HS chia sẻ theo từng cặp đôi (hoặc theo nhóm) về những câu ca dao, tục ngữ mình đã sưu tầm được. - Yêu cầu một số em nêu cảm nhận của mình về các câu ca dao, tục ngữ đó và liên hệ với thực tiễn ngày nay. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS chia sẻ cảm nhận ý thức giữ gìn truyền thống nhân ái - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS chia sẻ ý thức giữ gìn truyền thống nhân ái trước lớp. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi. - GV kết luận: + Tương thân tương ái là một truyền thống quý báu của con người Việt Nam, được thể hiện một cách sâu sắc qua nhiều câu ca dao, tục ngữ mà các thế hệ trước đã để lại. + Thế hệ trẻ chúng ta cần có trách nhiệm giữ gìn, phát huy truyền thống đó.
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoat_lop_6_chan_troi_sang_tao_tuan_13.docx