Giáo án Sinh Hoạt Lớp 6 (Chân Trời Sáng Tạo) - Tuần 16

docx 6 trang phuong 05/12/2023 1040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh Hoạt Lớp 6 (Chân Trời Sáng Tạo) - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh Hoạt Lớp 6 (Chân Trời Sáng Tạo) - Tuần 16

Giáo án Sinh Hoạt Lớp 6 (Chân Trời Sáng Tạo) - Tuần 16
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
TUẦN 16 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ
Giao lưu với nghệ nhân
Hoạt động 1: Chào cờ
a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.
b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.
c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.
d. Tổ chức thực hiện: 
- HS điều khiển lễ chào cờ.
- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.
- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
Hoạt động 2: Giao lưu với nghệ nhân
a. Mục tiêu: biết được một số nghề truyền thống.
b. Nội dung: tổ chức giao lưu với nghệ nhân
c. Sản phẩm: kết quả cuộc giao lưu của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
- Người dẫn chương trình tuyên bố lí do (nói về đặc điểm nghề truyền thống) và mục tiêu tổ chức hoạt động (để HS biết giữ gìn nghề truyền thống của gia đình hoặc địa phương)
- Người dẫn chương trình giới thiệu đại diện các lớp được phân công tham luận các nghề nghiệp truyền thống của địa phương (xen kẽ các tiết mục văn nghệ).
- TPT chốt lại những biện pháp phát triển và giữ gìn nghề nghiệp truyền thống.
- Người dẫn chương trình giới thiệu các bạn lên trình diễn các loại trang phục phù hợp với từng loại hình hoạt động (nếu có).
- TPT phân chia khu vực cho các lớp tổ chức trò chơi hoặc biểu diễn dân vũ.
TUẦN 16 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
- Thử tài hiểu biết truyền thống địa phương
- Giữ gìn, phát huy truyền thống
Hoạt động 1: Thử tài hiểu biết truyền thống địa phương
a. Mục tiêu: 
- HS vận dụng những thông tin đã được tìm hiểu từ các hoạt động trước để trả lời các câu hỏi đáp nhanh về truyền thống quê hương.
b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận đưa ra hiểu biết truyền thống địa phương
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV làm bốn lá thăm, đánh số từ 1 đến 4.
+ Tổ chức cho 4 đội bốc thăm bộ câu hỏi và đáp án về một truyền thống liên quan đến lịch sử, văn hoá,... của địa phương. Các đội thi hỏi đáp chéo theo số ghi trong lá thăm để thử tài hiểu biết của mình về truyền thống mà nhóm bạn nêu ra (Đội 1 đố đội 2, đội 2 đố đội 3,... và đội cuối cùng đố lại đội 1.).
+ Thời gian tối đa để trả lời một câu hỏi: 30 giây.
+ Công bố kết quả đội chiến thắng cuộc thi: Đội nào trả lời đúng nhiều câu nhất và không quá thời gian quy định sẽ thắng cuộc.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.
- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày .
– Mời một số HS chia sẻ cảm nhận của mình sau cuộc thi hỏi đáp nhanh.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, kết luận: 
1. Thử tài hiểu biết truyền thống địa phương
- HS tham gia tìm hiểu và thảo luận về truyền thống địa phương.
Hoạt động 2: Giữ gìn, phát huy truyền thống
a. Mục tiêu: 
- HS nhận thức được ý nghĩa của sự cần thiết phải giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương thông qua hoạt động tranh luận.
- HS thực hành được kĩ năng tranh luận.
b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận đưa ra lí lẽ để chứng minh, bảo vệ quan điểm của mình.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Hướng dẫn HS chia làm 2 đội để tiến hành tranh luận:
+ Một đội đồng tình với quan điểm GV đưa ra; + Một đội phản đối quan điểm đó;
+ Hai đội đưa ra lí lẽ để chứng minh, bảo vệ quan điểm của mình. 
- Một số chủ đề gợi ý cho cuộc tranh luận:
Có ý kiến cho rằng: “Các truyền thống sẽ liên tục được sinh ra và thay thế nhau từ thời này qua thời khác. Vì vậy, việc gìn giữ chúng không còn quá quan trọng”. Em đồng ý hay phản đối ý kiến này?
Em nghĩ như thế nào về quan điểm: “Chúng ta sẽ mất đi nhiều thứ khác nếu mất đi truyền thống.”?
- Hai đội tranh luận có khoảng 5 đến 7 phút để chuẩn bị trước các lí lẽ bảo vệ quan điểm của đội mình, hình dung trước các lập luận phản biện của đội bạn để cho ứng phó trong quá trình tranh luận.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.
- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các đội trình bày kết quả thảo luận của đội mình.
- GV và HS của các đội khác có thể đặt câu hỏi cho đội trình bày 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, kết luận.
2. Giữ gìn, phát huy truyền thống
HS đưa ra trong cuộc tranh luận để kết luận về ý nghĩa, sự cần thiết phải giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương.
TUẦN 16 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP
- Truyền thống và thế hệ trẻ
- Thu hoạch sau chủ đề Tiếp nối truyền thống quê hương
Hoạt động 1: Truyền thống và thế hệ trẻ
a. Mục tiêu: 
- HS xác định được vai trò của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn, phát huy các truyền thống tốt đẹp của quê hương.
b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS HS thảo luận về vai trò chủ động, tích cực của HS và thanh thiếu niên nói chung đối với việc giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Tổ chức cho HS thảo luận về vai trò chủ động, tích cực của HS và thanh thiếu niên nói chung đối với việc giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương.
- Gợi ý một số câu hỏi thảo luận:
+ Theo em, vì sao cần có sự quan tâm, góp sức của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn và phát huy các truyền thống?
+ HS chúng ta có thể đóng góp gì cho việc giữ gìn các truyền thống tốt đẹp của đất nước nói chung và của địa phương mình nói riêng? Nêu một số việc làm cụ thể và liên hệ với cộng đồng nơi em đang sống.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS HS thảo luận về vai trò chủ động, tích cực của HS và thanh thiếu niên nói chung đối với việc giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS chia sẻ trước lớp.
- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi.
- GV kết luận: Tất cả mọi người, trong đó có HS chúng ta, đều có trách nhiệm trong việc giữ gìn truyền thống quý báu của quê hương. Đặc biệt, thế hệ trẻ hôm nay cũng sẽ là những chủ nhân sau này của đất nước, nên trách nhiệm tiếp nối các truyền thống đó lại càng quan trọng, có ý nghĩa.
Hoạt động 2: Thu hoạch sau chủ đề Tiếp nối truyền thống quê hương
a. Mục tiêu: 
- HS có thể tổng kết, tóm tắt được những điều đã học sau khi tham gia chủ đề Tiếp nổi truyền thống quê hương.
b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS chia sẻ, tổng kết lại những thông tin đã thu hoạch được về các truyền thống địa phương mình.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Tổ chức cho HS chia sẻ, tổng kết lại những thông tin đã thu hoạch được về các truyền thống địa phương mình (theo hình thức cá nhân/nhóm; hoặc thi liệt kê nhanh lên bảng về những nội dung đã học ở chủ đề này giữa các nhóm).
- Mời một số em chia sẻ điều em thích nhất sau khi tham gia tất cả các hoạt động của chủ đề (có thể liên quan đến nội dung, hình thức hoạt động, về một câu nói hay, một phần trình bày hiệu quả của bạn trong lớp, một thông tin thú vị mà trước đó mình chưa biết,...).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS chia sẻ, tổng kết lại những thông tin đã thu hoạch được về các truyền thống địa phương mình
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS chia sẻ trước lớp về các truyền thống địa phương mình.
- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi.
- GV kết luận: Hiểu biết về truyền thống quê hương mình và quảng bá, giới thiệu đến nhiều người chính là cách để lưu giữ, tôn vinh những truyền thống đó và trao truyền lại cho những thế hệ mai sau. 
ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀ CHỦ ĐỀ 4
I. MỤC TIÊU
- HS rèn luyện khả năng tự nhận xét, tự đánh giá bản thân.
- HS đánh giá tinh thần, thái độ tham gia các hoạt động của các bạn trong nhóm, trong lớp và kết quả thực hiện các nhiệm vụ trong chủ đề.
II. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
1. Tự đánh giá mức độ tích cực của mình khi tham gia các hoạt động
- GV chuẩn bị sẵn các thẻ màu đủ cho số HS và quy định:
+ Thẻ màu xanh: rất tích cực;
+ Thẻ màu hồng: tích cực;
+ Thẻ màu vàng: chưa tích cực.
– Nếu không có thẻ màu, có thể đề nghị HS tự làm thẻ từ giấy trắng và vẽ hình mặt cười, mặt bình thường, mặt buồn cho 3 mức độ. 
– Mời HS giơ cao một thẻ màu mình chọn để thể hiện sự tự đánh giá.
2. Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề
STT
Các nhiệm vụ
Kết quả thực hiện
- HTT: 3điểm
- HT: 2 điểm
- Cần cố gắng: 1 điểm
1
Em tìm hiểu được về những người có hoàn cảnh khó khăn xung quanh và thể hiện được sự sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với họ.
2
Em lập và thực hiện được kế hoạch hoạt động thiện nguyện tại địa phương.
3
Em biết vận động người thân, bạn bè tham gia các hoạt động thiện nguyện tại nơi cư trú.
4
Em giới thiệu được một số truyền thống của địa phương.
Điều em nhớ nhất sau chủ đề này là:.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoat_lop_6_chan_troi_sang_tao_tuan_16.docx