Giáo án Sinh Hoạt Lớp 6 (Chân Trời Sáng Tạo) - Tuần 18
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Sinh Hoạt Lớp 6 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh Hoạt Lớp 6 (Chân Trời Sáng Tạo) - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh Hoạt Lớp 6 (Chân Trời Sáng Tạo) - Tuần 18
Ngày soạn: // Ngày dạy: // TUẦN 18 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ Giữ gìn cảnh đẹp quê hương Hoạt động 1: Chào cờ a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển. b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét. c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT. d. Tổ chức thực hiện: - HS điều khiển lễ chào cờ. - Lớp trực tuần nhận xét thi đua. - TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. Hoạt động 2: Diễn đàn “Giữ gìn cảnh đẹp quê hương” a. Mục tiêu: - Đề xuất được một số giải pháp giữ gìn cảnh đẹp quê hương; b. Nội dung: diễn đàn Giữ gìn cảnh đẹp quê hương c. Sản phẩm: đưa ra các biện pháp Giữ gìn cảnh đẹp quê hương d. Tổ chức thực hiện: - Lớp trực tuần biểu diễn văn nghệ. - Lớp trực tuần báo cáo đề dẫn cho diễn đàn. Trong phần này cần nói rõ mục đích, ý nghĩa, cách thức trao đổi trong diễn đàn. - GV nêu câu hỏi để HS trả lời trực tiếp tìm hiểu một số phong cảnh đẹp của quê hương, đang bị xuống cấp, ô nhiễm,.... Sau khi HS chia sẻ ý kiến, GV kết luận. - Đại diện khối lớp 6 trình bày hai tham luận về một số giải pháp giữ gìn cảnh đẹp quê hương. - Sau khi nghe tham luận, GV gợi ý HS phát biểu ý kiến bổ sung các giải pháp Giữ gìn cảnh đẹp quê hương trong tham luận chưa có. - HS có thể đặt câu hỏi trực tiếp với tác giả tham luận hoặc GV, HS và GV trao đổi trả lời các câu hỏi. - HS chia sẻ thu hoạch sau hoạt động. TUẦN 18 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Tìm hiểu phong tục ngày tết ở các vùng, miền a. Mục tiêu: - HS nêu được một số phong tục ngày tết ở các địa phương, vùng, miền khác nhau. - HS có ý thức giữ gìn những phong tục đặc sắc này. b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận phong tục ngày tết ở các vùng, miền. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS chia sẻ, trao đổi những thông tin đã tìm hiểu được về phong tục ngày tết ở các vùng, miền (bắc, trung, nam) hoặc của các dân tộc khác nhau trên đất nước. - GV đặt câu hỏi gợi ý sau: + Những hoạt động nào thường diễn ra trước tết? + Những hoạt động chính trong dịp tết? + Ý nghĩa của các phong tục đó? + Làm thế nào để những phong tục này tiếp tục được lưu giữ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút. - GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày - Mời một số em phát biểu cảm nhận về các phong tục tết này. - Nếu có điều kiện, GV chia sẻ thêm thông tin về phong tục tết của một số quốc gia khác. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, kết luận. Tìm hiểu phong tục ngày tết ở các vùng, miền - Khám phá những phong tục tập quán ngày tết ở các vùng, miền khác nhau giúp chúng ta thêm hiểu, tự hào và yêu mến quê hương mình. TUẦN 18 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP Hát về mùa xuân a. Mục tiêu: - Tạo không khí vui vẻ sau các hoạt động tìm hiểu về chủ đề Xuân quê hương. b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thi hát tiếp sức bằng các bài hát có chữ “xuân” hoặc “Tết”. c. Sản phẩm: HS thi hát tiếp sức bằng các bài hát có chữ “xuân” hoặc “Tết”. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Tổ chức cho HS thi hát tiếp sức bằng các bài hát có chữ “xuân” hoặc “Tết”. - Gợi ý hình thức thực hiện: + Các nhóm thi xem nhóm nào tìm được và hát được nhiều câu hát có chữ“xuân” hoặc “Tết” nhất bằng cách luân phiên thực hiện nhiệm vụ. + Tất cả thành viên trong mỗi nhóm đều phải tham gia để tiếp sức cho nhóm mình. + Nhóm nào không tìm được bài hát phù hợp khi đến lượt mình sẽ thua cuộc. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS thi hát tiếp sức - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS thể hiện các bài hát có chữ “xuân” hoặc “Tết”. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi. - GV kết luận: Có rất nhiều bài hát hay nói về mùa xuân, ngày Tết. Một người có thể không biết hết và nhớ hết những bài hát này, nhưng khi cùng đoàn kết “tiếp sức” cho nhau, chúng ta cùng biết thêm rất nhiều bài hát có ý nghĩa.
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoat_lop_6_chan_troi_sang_tao_tuan_18.docx