Giáo án Sinh Hoạt Lớp 6 (Chân Trời Sáng Tạo) - Tuần 2

docx 6 trang phuong 05/12/2023 820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh Hoạt Lớp 6 (Chân Trời Sáng Tạo) - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh Hoạt Lớp 6 (Chân Trời Sáng Tạo) - Tuần 2

Giáo án Sinh Hoạt Lớp 6 (Chân Trời Sáng Tạo) - Tuần 2
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
TUẦN 2 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ
Tìm hiểu về truyền thống nhà trường
Hoạt động 1: Chào cờ
a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.
b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.
c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.
d. Tổ chức thực hiện: 
- HS điều khiển lễ chào cờ.
- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.
- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
Hoạt động 2: Chơi trò chơi “ Ai biết nhiều hơn?”
a. Mục tiêu: Thể hiện được những hiểu biết của bản thân về truyền thống nhà trường.
b. Nội dung: chơi trò chơi “Ai biết nhiều hơn?”.
c. Sản phẩm: HS tham gia trò chơi.
d. Tổ chức thực hiện: 
- TPT mời ba HS lên sân khấu chơi trò chơi “Ai biết nhiều hơn?”. 
- TPT viết lên ở chính giữa ba tấm bảng đen cụm từ “Truyền thống trường em” và khoanh tròn lại. Sau đó ba em HS ghi các từ, cụm từ nói về truyền thống nhà trường xung quanh cụm từ “Truyền thống trường em” trong vòng 2 phút. 
- Em nào viết được nhiều từ và đúng hơn sẽ được nhận phần thưởng.
- Cả trường chú ý theo dõi, cổ vũ, động viên.
Hoạt động 3: tìm hiểu về truyền thống nhà trường
a. Mục tiêu: 
- Nêu được các truyền thống tốt đẹp của nhà trường và ý nghĩa của những truyền
thống đó;
- Xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc phát huy truyền thống nhà trường.
b. Nội dung: ti tìm hiểu truyền thống nhà trường.
c. Sản phẩm: HS tham gia cuộc thi.
d. Tổ chức thực hiện: 
- Người điều khiến giới thiệu BGK cuộc thi.
- Các đội thi vào vị trí để chuẩn bị thi. BGK nêu thể lệ thi, cách chấm điểm, quy định thời gian chuẩn bị để trả lời, thang điểm cho từng loại câu hỏi để các đội thi cùng biết.
- Người dẫ chương trình lần lượt nêu yêu cầu và từng câu hỏi thi. Các đội thi cùng nhau suy nghĩ, thảo luận trong 1 phút để đưa ra câu trả lời cho mỗi câu hỏi. Đội nào có tín hiệu trước (bằng cách cắm cờ hoặc lắc chuông) thì sẽ được quyền trả lời. Nếu trả lời chưa đúng thì đội khác có quyển thay thế. Nếu không có đội nào trả lời đúng thì mời khán giả trả lời. Nếu không có kết quả đúng thì BGK nêu đáp án.
* Bộ câu hỏi:
- Trường mình được thành lập vào ngày, tháng, năm nào? Y nghĩa tên của trường?
- Hãy nêu tên 5 truyền thống của trường.
- Hãy kể những danh hiệu chính mà trường đã đạt được kể từ khi thành lập.
- Hãy kể tên các thầy, cô giáo là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của trường hiện nay.
- Trong những truyền thống của trường mình, theo bạn truyền thống nào là tiêu biểu nhất? Vì sao?
- Theo bạn, làm thế nào để phát huy truyền thống nhà trường?
- Lớp bạn đã làm được những gì để góp phần phát huy truyền thống nhà trường?
- Bài hát nào có từ nói về mái trường?
Đáp án: Bài “Trường em xinh, làng em đẹp” (sáng tác: Phan Trần Bảng)...
- Bài hát nào có từ “cô giáo em”?
Đáp án: Bài “Đi học” (nhạc: Bùi Đình Thảo - lời thơ: Hoàng Minh Chính)...
- Bài hát nào có từ “lớp”?
Đáp án: Bài “Lớp chúng ta đoàn kết” (sáng tác: Mộng Lân)....
Hoạt động 4: Văn nghệ
a. Mục tiêu: Thể hiện được thái độ tự hào về truyền thống nhà trường.
b. Nội dung: HS các lớp biểu diễn văn nghệ
c. Sản phẩm: các tiết mục văn nghệ
d. Tổ chức thực hiện: 
- Các lớp được phân công chuẩn bị tiết mục văn nghệ lần lượt lên biểu diễn.
- Toàn trường cổ vũ, động viên.
TUẦN 2  – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
- Trò chơi Đoán ý đồng đội
- Khám phá các hoạt động của nhà trường.
- Kế hoạch hoạt động của lớp em
Hoạt động 1: Trò chơi đoán ý đồng đội
a. Mục tiêu: 
+ HS nhanh nhạy, linh hoạt trong việc thể hiện sự hiểu biết của mình về các hoạt động trong nhà trường.
+ Giúp HS thấy thoải mái, thư giãn, vui vẻ, nâng cao tinh thần đoàn kết, sự thấu hiểu nhau hơn giữa các thành viên trong lớp.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS chơi trò chơi
c. Sản phẩm: Thái độ tham gia trò chơi của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 4 nhóm
- GV trình bày luật chơi:
+ Một bạn trong nhóm bốc thăm tên một hoạt động ở trường và mô tả hoạt động đó bằng hành động, không sử dụng lời nói.
+  Hết 1 phút mà nhóm chơi không có câu trả lời, thành viên của các nhóm còn lại có thể đưa ra câu trả lời. Nếu câu trả lời đúng thì đội đó giành được điểm.
- GV lần lượt mời từng nhóm lên chơi trò chơi.
- Sau khi chơi xong, GV yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi: Từ trò chơi trên, em rút ra được điều gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe thể lệ và tham gia chơi trò chơi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV kết thúc lượt chơi, GV tổng kết điểm, khen thưởng nhóm có nhiều câu trả lời đúng nhất.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá quá trình HS tham gia trò chơi, chuyển sang nội dung mới. 
1. Trò chơi đoán ý đồng đội
- HS tham gia các chơi trò chơi
- Kết luận:
+ Tham gia các hoạt động cùng bạn sẽ giúp chúng ta hiểu nhau hơn.
+ Chúng ta hãy tích cực tham gia vào các hoạt động cùng bạn bè để xây dựng tình bạn gắn bó.
Hoạt động 2: Khám phá các hoạt động của nhà trường
a. Mục tiêu: HS trình bày sự hiểu biết của mình về các hoạt động trong nhà trường.
b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận, chia sẻ về hoạt động của nhà trường
c. Sản phẩm: Những điều HS chia sẻ.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành các nhóm, sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” để tổ chức cho các nhóm thảo luận.
- GV giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm: Chia sẻ sự hiểu biết của em về các hoạt động của nhà trường và trình bày kết quả thảo luận theo gợi ý:
Tên hoạt động
Thời gian
Địa điểm
Tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ đọc sách
Thứ năm
Thư viện trường
- Các nhóm thảo luận theo gợi ý:
+ Lần lượt từng thành viên nêu ý kiến về thông tin các hoạt động của nhà trường mà mình tìm hiểu được.
+ Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến của các thành viên trong nhóm.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận 
- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, kết luận: Tìm hiểu các hoạt động của nhà trường sẽ giúp các em có sự lựa chọn các hoạt động phù hợp với khả năng, sở thích và thời gian của bản thân. Trên cơ sở đó, các em sẽ xây dựng kế hoạch để tham gia một cách hiệu quả.
2. Khám phá các hoạt động của nhà trường
- Ví dụ bảng mẫu:
Tên hoạt động
Thời gian
Địa điểm
Tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ đọc sách
Thứ năm
Thư viện trường
Sinh hoạt  câu lạc bộ ghi ta
Thứ bảy
Khuôn viên trường
Sinh hoạt câu lạc bộ Tiếng anh
Thứ tư
Phòng đoàn đội
Hoạt động 3: Kế hoạch hoạt động của lớp em
a. Mục tiêu: HS xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp liên quan đến các lĩnh vực: học tập, vui chơi, giải trí, văn hóa – văn nghệ, thể dục – thể thao, góp phần xây dựng truyền thống gia đình.
b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận, chia sẻ hoạt động của lớp.
c. Sản phẩm: Những chia sẻ của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 4 nhóm
- GV cho mỗi nhóm cùng thảo luận để xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp liên quan đến 4 lĩnh vực: học tập, vui chơi, giải trí, văn hóa – văn nghệ, thể dục – thể thao theo gợi ý: (sgk)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Mỗi nhóm đề xuất 4 bạn trong nhóm mình tham gia điều phối bốn lĩnh vực hoạt động chung của lớp.
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm lên trình bày kế hoạch của nhóm mình.
- GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho lớp bình chọn kế hoạch khả thi bằng hình thức giơ tay.
- GV đánh giá, kết luận: Mỗi nhà trường đều có rất nhiều hoạt động. Tham gia đầy đủ các hoạt động trong nhà trường là quyền lợi, trách nhiệm của HS.
3. Kế hoạch hoạt động của lớp em
- Kế hoạch hoạt động của lớp (bảng dưới)
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA LỚP 6A
Lĩnh vực hoạt động
Mục tiêu
Cách thức hoạt động
Thời gian
Người phụ trách
Học tập
Vui chơi
Văn hóa  - văn nghê
Thể dục – thể thao
TUẦN 2 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP
Trải nghiệm khi tham gia các hoạt động của trường
a. Mục tiêu: HS chia sẻ về những trải nghiệm của bản thân khi tham gia các hoạt động ở trường.
b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận, chia sẻ trải nghiệm
c. Sản phẩm: Những chia sẻ của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS chia sẻ cặp đôi về những trải nghiệm của các em khi tham gia các hoạt động ở trường theo những nội dung gợi ý sau:
+ Tên hoạt động đã tham gia
+ Cảm xúc của em khi tham gia các hoạt động
+ Cảm xúc của em khi tham gia các hoạt động ở trường
+ Lợi ích của việc tham gia các hoạt động ở trường.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS bắt cặp với bạn bên cạnh, thực hiện chia sẻ.
- GV quan sát quá trình thực hiện của HS
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS lên chia sẻ trước lớp
- GV đưa ra ý kiến tư vấn cho HS để các em đạt hiệu quả cao hơn khi tham gia các hoạt động ở trường.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, kết luận:
+ Tham gia các hoạt động ở trường sẽ giúp các em hiểu hơn về ngôi trường mà mình đang theo học.
+ Tích cực tham gia các hoạt động ở trường cũng sẽ giúp các em khám phá những tiềm năng của bản thân.
+ Chia sẻ những trải nghiệm của bản thân khi tham gia các hoạt động ở trường và lắng nghe các bạn khác chia sẻ sẽ giúp các em rút ra những bài học cho riêng mình, từ đó có kế hoạch hoạt động hiệu quả hơn.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoat_lop_6_chan_troi_sang_tao_tuan_2.docx