Giáo án Sinh Hoạt Lớp 6 (Chân Trời Sáng Tạo) - Tuần 8
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Sinh Hoạt Lớp 6 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh Hoạt Lớp 6 (Chân Trời Sáng Tạo) - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh Hoạt Lớp 6 (Chân Trời Sáng Tạo) - Tuần 8
Ngày soạn: // Ngày dạy: // TUẦN 8 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ Thuyết trình: ý nghĩa của sống ngăn nắp gọn gàng Hoạt động 1: Chào cờ a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển. b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét. c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT. d. Tổ chức thực hiện: - HS điều khiển lễ chào cờ. - Lớp trực tuần nhận xét thi đua. - TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. Hoạt động 2: Thuyết trình: ý nghĩa của sống ngăn nắp gọn gàng a. Mục tiêu: - Nêu được những việc đã làm ở gia đình để nơi sinh hoạt cá nhân gọn gàng, ngăn nắp; - Tự tin, hứng thú tham gia sinh hoạt văn nghệ với các bạn trong lớp, trường. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ về những việc làm sắp xếp nơi ở của em gọn gàng, ngăn nắp. c. Sản phẩm: HS thực hiện quy tắc. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS thuyết trình về ý nghĩa của sống ngăn nắp gọn gàng theo gợi ý: + Những việc em đã làm được để nơi ở của em gọn gàng, ngăn nắp. + Những thói quen chưa tốt đã thay đổi để nơi sinh hoạt cá nhân luôn ngăn nắp, gọn gàng. + Những việc em đã làm và cảm nhận của em khi sắp xếp góc học tập gọn gàng, ngăn nắp. - GV tổ chức cho HS bình chọn những bạn HS thuyết trình ý nghĩa của sống ngăn nắp gọn gàng. - GV tổ chức cho các nhóm HS đăng kí tham gia sinh hoạt văn nghệ. TUẦN 8 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC - Gia đình – kết nối để yêu thương - Sắp xếp góc học tập Hoạt động 1: Gia đình – kết nối để yêu thương a. Mục tiêu: - Hiểu về quan hệ trong gia đình, bày tỏ được các cảm xúc của bản thân về gia đình mình. - Biết cách thể hiện sự yêu thương đối với các thành viên trong gia đình. b. Nội dung: HS thuyết trình về gia đình với các gợi ý của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ thuyết trình về gia đình với các gợi ý: + Vai trò của gia đình đối với mỗi cá nhân; + Biểu hiện của tình yêu thương trong gia đình; + Những điều mỗi cá nhân nên làm để xây dựng mối quan hệ gia đình tốt đẹp. - Yêu cầu HS nêu cảm xúc của bản thân về chủ đề thuyết trình. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút. - GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS thuyết trình và nêu cảm xúc của bản thân về chủ đề thuyết trình. - GV và HS khác có thể đặt câu hỏi cho HS trình bày Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, kết luận 1. Gia đình – kết nối để yêu thương - Gia đình là nơi chúng ta gắn bó mật thiết. Mỗi cá nhân cần thể hiện tình yêu thương với mọi người trong gia đình để sự kết nối giữa các thành viên được bền chặt hơn. Hoạt động 2: Sắp xếp góc học tập a. Mục tiêu: - HS nhận biết các yêu cầu đối với góc học tập, chỉ ra được điểm hạn chế cần điều chỉnh trong góc học tập của bản thân. - HS biết cách sắp xếp góc học tập cho phù hợp. b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận đưa ra những vật dụng và mô tả điểm cần chú ý. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS: + Liệt kê những vật dụng mà em cần trong học tập; + Mô tả những điểm cần chú ý khi sử dụng, bảo quản mỗi loại vật dụng. – Mô tả góc học tập hiện nay của em: + Các vật dụng hiện có của em; + Cách em đang sắp xếp góc học tập của mình; + Những điểm hợp lí và chưa hợp lí trong góc học tập của em. - Trao đổi với bạn về cách sắp xếp góc học tập hợp lí và liệt kê những yêu cầu đối với góc học tập. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, suy nghĩ trong vòng 3 phút. - GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện một số HS trình bày, mô tả góc học tập của mình. - GV và HS khác có thể đặt câu hỏi cho HS trình bày Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, kết luận. 2. Sắp xếp góc học tập - Điều quan trọng nhất đối với góc học tập là tạo được không gian thoải mái cho em học tập. - Góc học tập được sắp xếp hợp lí là các vật dụng được bố trí thuận tiện, ngăn nắp, gọn gàng giúp em có thể tập trung học tập được tốt nhất. TUẦN 8 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP Thiết kế góc học tập hợp lí a. Mục tiêu: - HS biết tập trung suy nghĩ để tìm ra cách sắp xếp góc học tập phù hợp và đẹp mắt. - Tạo hứng thú với hoạt động học tập. b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thiết kế góc học tập. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV phân chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: + Mỗi nhóm thiết kế một góc học tập mẫu và giới thiệu cho các nhóm khác. + Giải thích tại sao nên sắp xếp như vậy. + Mỗi cá nhân lập kế hoạch sắp xếp lại góc học tập của mình ở nhà theo gợi ý của các mẫu đã được chia sẻ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS chia nhóm và thiết kế góc học tập. - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS báo cáo và chia sẻ góc học tập của mình đã thiết kế. - GV mời các HS khác nhận xét và bính chọn góc học tập đẹp và gọn gàng nhất. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi. - GV kết luận: Biết cách và chủ động sắp xếp góc học tập phù hợp với điều kiện của bản thân tại nhà giúp em có hứng thú học tập và học tập hiệu quả hơn. ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀ 2 I. MỤC TIÊU - HS biết được những nội dung đã học đươc. - HS biết đưua ra mức độ tích cực của các thành viên trong hoạt động. - HS biết đưa ra kết luận về kết quả làm việc của các thành viên trong hoạt động. II. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN 1. Đánh giá mức độ tham gia của em trong các hoạt động Hãy đánh dấu nhân (x) trước phương án phù hợp: () Rất tích cực () Tích cực () Chưa tích cực. 2. Đánh giá sự tham gia của các thành viên: Hãy đánh giá về mức độ tích cực tham gia và kết quả làm việc của các thành viên trong nhóm theo mẫu: STT Họ và tên thành viên Tích cực tham gia Kết quả làm việc 1 2 3 1 2 3 1 2 3 4 3. Tự đánh giá bản thân PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ Họ tên:..Lớp: Chủ đề: Em đang trưởng thành Câu hỏi: 1) Em đã biết gì về sở thích, khả năng, tính cách của bản thân mình? Những sở thích, năng lực nào của bản thân mà em thấy hài lòng? (điền vào cột K). 2) Em mong muốn được tìm hiểu những nội dung gì liên quan đến chủ đề này? (điền vào cột W). 3) Em đã có thêm được những hiểu biết gì về bản thân sau khi tham gia chủ để này? (điền vào cột L). 4) Em có thể vận dụng vào thực tiễn những điều nào và vận dụng như thế nào? (điền vào cột H). K W L H 4. Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề Hãy đánh dấu X vào ô tương ứng: STT Các nhiệm vụ Kết quả thực hiện Hoàn thành tốt Hoàn thành Cần cố gắng 1 Em nhận ra được sự thay đổi tích cực và những giá trị bản thân 2 Em giới thiệu được đức tính đặc trưng và thể hiện sự tự tin về bản thân 3 Em biết cách giữ gìn tình bạn và xử lí được một số vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bè 4 Em thể hiện được tình cảm yêu thương và ứng xử phù hợp với các thành viên trong gia đình 5 Em sắp xếp được góc học tập, nơi sinh hoạt cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoat_lop_6_chan_troi_sang_tao_tuan_8.docx