Giáo án Sinh Hoạt Lớp 6 (Chân Trời Sáng Tạo) - Tuần 9
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Sinh Hoạt Lớp 6 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh Hoạt Lớp 6 (Chân Trời Sáng Tạo) - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh Hoạt Lớp 6 (Chân Trời Sáng Tạo) - Tuần 9
Ngày soạn: // Ngày dạy: // CHỦ ĐỀ 3: THẦY CÔ – NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH – THÁNG 11 MỤC TIÊU – YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Thiết lập được mối quan hệ với thầy cô Thể hiện được tình cảm đối với thầy cô và biết cách giữ gìn tình thầy trò Tham gia các hoạt động chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 của lớp và nhà trường. THẦY CÔ VỚI CHÚNG EM I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Hiểu được sự đa dạng trong tính cách, phong cách của thầy cô. - Trình bày được những mong muốn khi giao tiếp với thầy cô. - Nhận diện được tình huống khó khăn trong giao tiếp với thầy cô. 2. Về năng lực HS được phát triển các năng lực: - Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động; kiên trì thực hiện mục tiêu học tập. – Giao tiếp và hợp tác: Biết cách thiết lập mối quan hệ với thầy cô và xây dựng được mối quan hệ với thầy cô tốt hơn; biết cách thể hiện những mong muốn của mình đối với thầy cô; hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động cùng bạn bè tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được các tình huống học tập, đưa ra giải pháp xử lí các tình huống khó khăn trong giao tiếp với thầy cô. Thích ứng với cuộc sống: Vận dụng kiến thức, hiểu biết để giải quyết tình huống; kiên trì vượt qua khó khăn để hoàn thành công việc. - Tổ chức và thiết kế hoạt động: Xây dựng kế hoạch. 3. Về phẩm chất - Trách nhiệm: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ học tập, lao động. - Chăm chỉ: Cổ gắng vươn lên đạt kết quả tốt. - Trung thực: Tôn trọng lẽ phải, khách quan, công bằng trong ứng xử, bày tỏ đúng suy nghĩ, mong muốn của mình khi giao tiếp với GV. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV - Sưu tầm những tình huống, câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn, châm ngôn, chuyện kể về mối quan hệ thầy trò trong nhà trường. - Tìm hiểu những tình huống HS gặp khó khăn khi giao tiếp với thầy cô. 2. Đối với HS: sgk, vở ghi, đồ dùng học tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TUẦN 9 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ Phát động chào mừng ngày 20-11, làm sản phẩm, tiết mục nói về thầy, cô Hoạt động 1: Chào cờ a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển. b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét. c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT. d. Tổ chức thực hiện: - HS điều khiển lễ chào cờ. - Lớp trực tuần nhận xét thi đua. - TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. Hoạt động 2: Phát động chào mừng ngày 20-11, làm sản phẩm, tiết mục nói về thầy, cô a. Mục tiêu: HS thể hiện lòng biết ơn tới thầy cô. b. Nội dung: HS các lớp biểu diễn các tiết mục văn nghệ về chủ đề ngày 20-11, làm sản phẩm, tiết mục nói về thầy, cô c. Sản phẩm: các tiết mục văn nghệ. d. Tổ chức thực hiện: - Tham gia văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm HS tham gia biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11. - GV nhắc HS thể hiện sự nghiêm túc, văn minh khi tham gia hoạt động văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, lắng nghe và động viên, cổ vũ cho các tiết mục văn nghệ bằng cách vỗ tay tán thưởng. - Gv tổng kết hoạt động. TUẦN 9 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC - Tìm hiểu về thầy cô - Điều em muốn chia sẻ cùng thầy cô Hoạt động 1: Tìm hiểu về thầy cô a. Mục tiêu: - HS hiểu được sự đa dạng trong tính cách, phong cách của thầy cô. - Giúp HS có được cảm nhận gần gũi về thầy cô. b. Nội dung: GV chia nhóm, hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Thiết kế bộ sưu tập tranh, ảnh về thầy cô theo các gợi ý. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia nhóm, hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Thiết kế bộ sưu tập tranh, ảnh về thầy cô theo các gợi ý dưới đây: + Viết đầy đủ họ tên của tất cả thầy cô dạy các môn học ở lớp em; + Dán tranh, ảnh về thầy cô bên cạnh; + Mô tả những điểm thú vị, đáng yêu của các thầy cô: Những đặc điểm ngoại hình, dáng vẻ; Tính cách + Kể về những điểm đáng nhớ của các thầy cô. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút. - GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận thiết kế bộ sưu tập tranh, ảnh về thầy cô - GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, kết luận. 1. Tìm hiểu về thầy cô - GV cũng như HS, đều có những điểm riêng. Dù có tính cách, phong cách riêng, nhưng các thầy cô luôn mong muốn và làm những điều tốt nhất cho HS. Hoạt động 2: Điều em muốn chia sẻ cùng thầy cô a. Mục tiêu: - HS trình bày được những mong muốn khi giao tiếp với thầy cô. - Biết cách bày tỏ được nguyện vọng của bản thân. b. Nội dung: GV cho HS viết ra thẻ giấy 2 điều các em mong muốn từ phía thầy cô. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn lớp làm việc theo cặp đôi, 2 HS ngồi cạnh nhau sẽ là một cặp. GV cho HS viết ra thẻ giấy 2 điều các em mong muốn từ phía thầy cô. Các suy ghĩ có thể được viết ra dưới dạng: + Nếu là thầy cô thì em sẽ... với HS; + Nếu có một điều ước về thầy cô thì điều ước đó là. - Chia sẻ với các bạn khác những điều đã viết. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút. - GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, kết luận. 2. Điều em muốn chia sẻ cùng thầy cô - Mỗi chúng ta đều mong muốn được thầy cô giáo quan tâm. - Bày tỏ được mong muốn của mình sẽ giúp thầy cô hiểu HS hơn, từ đó giúp mối quan hệ thầy trò thêm gần gũi. Đây cũng là cơ hội để HS được thể hiện bản thân, được bày tỏ suy nghĩ của mình một cách tự tin. TUẦN 9 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP - Thầy cô trong kí ức a. Mục tiêu: - Củng cố các cảm xúc tích cực về thầy cô. - Tự đánh giá bản thân và mối quan hệ của bản thân với thầy cô. b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS chia sẻ với các bạn về cảm xúc tích cực về thầy cô. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn cả lớp: Hãy chia sẻ với các bạn: + Những ấn tượng tốt của em về các thầy cô đã dạy em ở tiểu học; + Những điều em thấy nuối tiếc khi chưa bày tỏ với thầy cô mình được học trước đây. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS chia sẻ với bạn những về cảm xúc, kí ức với thầy cô giáo. - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS chia sẻ với bạn những về cảm xúc, kí ức với thầy cô giáo. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi. - GV kết luận: Trong những năm tháng học trò sẽ có nhiều thầy cô để lại ấn tượng sâu sắc với chúng ta. Những kỉ niệm, kí ức ấy giúp chúng ta thêm yêu quý, trân trọng, biết ơn các thầy cô của mình.
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoat_lop_6_chan_troi_sang_tao_tuan_9.docx