Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Giới thiệu khái quát chương trình môn Sinh học
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Giới thiệu khái quát chương trình môn Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Giới thiệu khái quát chương trình môn Sinh học
BÀI 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH MÔN SINH HỌC MỤC TIÊU Về kiến thức - Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của Sinh học - Trình bày được mục tiêu môn Sinh học - Phân tích được vai trò của sinh học với cuộc sống hằng ngày và với sự phát triển kinh tế - xã hội; vai trò sinh học với sự phát triển bền vững môi trường sống và những vấn đề toàn cầu Về năng lực Biểu hiện Mã hóa 2.1. Năng lực sinh học Nhận thức sinh học Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của Sinh học SH 1.1.1 Trình bày được mục tiêu môn Sinh học SH 1.2 Phân tích được vai trò của sinh học với cuộc sống hằng ngày và với sự phát triển kinh tế - xã hội; vai trò sinh học với sự phát triển bền vững môi trường sống và những vấn đề toàn cầu SH 1.4.1 Tìm hiểu thế giới sống Phân tích, vẽ được sơ đồ tư duy và trình bày được các lĩnh vực nghiên cứu sinh học theo sơ đồ. SH 2.1 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học Đề xuất ý tưởng về vai trò của sinh học trong tương lai để phục vụ đời sống con người. SH 3.2 2.2. Năng lực chung Năng lực tự chủ và tự học Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học rập và nghiên cứu môn sinh học TCTH1 Giải quyết vấn đề và sáng tạo Xác định và giải quyết các vấn đề liên quan khi học tập và nghiên cứu môn sinh học VDST2 Năng lực giao tiếp và hợp tác Học sinh hợp tác với nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập; trao đổi, tương tác với giáo viên và các nhóm khác trong quá trình thảo luận GTHT1 Phẩm chất Yêu nước Tự giác thực hiện các qui định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, chủ quyền lãnh thổ. YN2 Chăm chỉ Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị nghề nghiệp trong tương lai. CC2.3 Trung thực Trung thực trong học tập thảo luận nhóm và chuẩn bị nội dung học tập TT1 Trách nhiệm Có ý thức học hỏi, nghiên cứu trao dồi kiến thức; có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao TN1 II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU Giáo viên Kế hoạch bài dạy, máy tính, máy chiếu Hình ảnh một số vật ở môi trường xung quanh, các vấn đề xã hội hiện nay ( ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm môi trường, bệnh tật, sự tuyệt chủng của sinh vật) Bảng phân công nhiệm vụ cho các lĩnh vực nghiên cứu môn sinh học Học sinh Sách giáo khoa, bảng trắng, bút lông Sản phẩm sau khi thực hiện nhiệm vụ giáo viên đã phân công. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động học (thời gian) Mục tiêu (Mã hoá) Nội dung dạy học trọng tâm PP/KTDH chủ đạo Phương TIẾT 1 _ BÀI 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌ án đánh giá Mở đầu (Thời gian 5p) Tạo sự hứng thú và có nhu cầu muốn tìm hiểu về sự yêu thích môn sinh học PP: trực quan hỏi đáp. KTDH: động não Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động 1: Tìm hiểu đối tượng,lĩnh vực nghiên cứu và mục tiêu của môn sinh học ( Thời gian 20p ) SH 1.1.1, SH 1.2, SH 2.1, TCTH1, VDST2, GTHT1, CC2.3, TN1. Đối tượng,lĩnh vực nghiên cứu và mục tiêu của môn sinh học PP: trực quan hỏi đáp. KTDH: khăn trải bàn. PP: hỏi đáp Công cụ: câu hỏi tự luận Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của sinh học ( Thời gian 10p ) SH 1.4.1, SH 3.2, YN2, TCTH1 Vai trò của sinh học Phương pháp: hỏi đáp. KTDH: KWL PP: hỏi đáp Công cụ: câu hỏi tự luận Hoạt động luyện tập (Thời gian 5p) Củng cố bài học, kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập PP: hỏi đáp. KTDH: động não PP: hỏi đáp Công cụ: câu hỏi trắc nghiệm và tự luận ngắn Hoạt động vận dụng (Thời gian 5p) Củng cố, khắc sâu và mở rộng nhận thức về bảo vệ môi trường sống Câu hỏi tự luận PP: hỏi đáp. KTDH: động não PP: hỏi đáp Công cụ: bài tập B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC (thời gian: 5 phút) 1. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú và có nhu cầu muốn tìm hiểu về sự yêu thích môn sinh học. 2. Nội dung hoạt động: HS chơi trò chơi ” sự sống quanh ta” và xác định được tên một số hình ảnh về các vật dụng có trong môi trường hay các dụng cụ chăm sóc sức khỏe 3. Sản phẩm học tập: Máy đo huyết áp Phân bón Dao kéo 4. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành các nhóm nhỏ HS chơi trò chơi ” sự sống quanh ta” thông qua quan sát một số hình ảnh và xác định được tên một số hình ảnh về các vật dụng có trong môi trường hay các dụng cụ chăm sóc sức khỏe Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm phân công nhóm trưởng, thư ký Các nhóm quan sát hình ảnh và ghi kết quả vào bảng trắng GV hỗ trợ, kiểm tra quá trình thực hiện hoạt động của học sinh Bước 3. Báo cáo, thảo luận Các nhóm báo cáo kết quả và so sánh kết quả của các nhóm với nhau Bước 4. Đánh giá, kết luận GV đánh giá quá trình hoạt động, kết quả thực hiện của HS GV dẫn dắt vào bài học HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU ĐỐI TƯỢNG, LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU VÀ MỤC TIÊU CỦA MÔN SINH HỌC (thời gian: 20 phút ) Phương pháp: trực quan hỏi đáp. KTDH: khăn trải bàn. Mục tiêu: SH 1.1.1, SH 1.2, SH 2.1, TCTH1, VDST2, GTHT1, CC2.3, TN1. Nội dung hoạt động: HS phân tích hình 1.2 (trang 5 SGK), cá nhân HS ghi lại những gì quan sát được và đặt câu hỏi liên quan đến hình ảnh. Từ đó xác định được đối tượng, lĩnh vực và mục tiêu của môn sinh học thông qua bảng học tập 1. Sản phẩm học tập: Bảng học tập 1. Câu hỏi Kết quả thảo luận nhóm Câu hỏi 1: Hãy quan sát hình 1.2/sgk ghi lại ghi lại những gì quan sát được và đặt câu hỏi liên quan đến hình ảnh. (1) Bướm hút mật hoa bằng cách nào? (2) Nhờ đâu mà bướm có thể tiêu hóa được mật hoa? (3) Bộ phận nào giúp bướm di chuyển? (4) Bướm và hoa có mối quan hệ với nhau như thế nào? (5) Các yếu tố của môi trường có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của bướm và hoa như thế nào? Câu hỏi 2: Hãy sắp xếp các câu hỏi vừa đặt ra tương ứng với các nội dung a,b,c,d,e trong sgk trang 5. b(1) Bướm hút mật hoa bằng cách nào? b(2) Nhờ đâu mà buớm có thể tiêu hóa được mật hoa? a(3) Bộ phận nào giúp bướm di chuyển? c(4) Bướm và hoa có mối quan hệ với nhau như thế nào? d(5) Các yếu tố của môi trường có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của bướm và hoa như thế nào? Câu hỏi 3: Hãy xác định đối tượng nào trong hình ảnh trên được đề cập và cần nghiên cứu? Bướm và hoa Câu hỏi 4: Vậy mục tiêu học môn Sinh học là gì? Giúp chúng ta hiểu rõ về thế giới sống Hình thành và phát triển nâng lực sinh học Có thái độ đúng đắn đối với thiên nhiên Câu hỏi 5: Hãy cho biết môn Sinh học có những lĩnh vực nghiên cứu nào? Từ đó thiết kế sơ đồ tư duy và trình bày nhiệm vụ chính của các lĩnh vực nghiên cứu đó? LVNT----- (1) Di truyền học ----- (2) Sinh học tế bào ----- (3) Vi sinh vật học ----- (4) Giải phẩu học ----- (5) Động vật học ----- (6) Thực vật học ----- (7) Sinh thái học và môi trường ----- (8) Công nghệ sinh học Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập ĐỐI TƯỢNG, LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU VÀ MỤC TIÊU CỦA MÔN SINH HỌC Đối tượng và lĩnh vực nghiên cứu của sinh học Đối tượng: Các sinh vât sống và các cấp độ tổ chức khác của thế giới sống Mối quan hệ giữa các cá thể sống với nhau và với môi trường. Lĩnh vực nghiên cứu LVNT----- (1) Di truyền học ----- (2) Sinh học tế bào ----- (3) Vi sinh vật học ----- (4) Giải phẩu học ----- (5) Động vật học ----- (6) Thực vật học ----- (7) Sinh thái học và môi trường ----- (8) Công nghệ sinh học Mục tiêu môn sinh học Giúp chúng ta hiểu rõ về thế giới sống Hình thành và phát triển nâng lực sinh học Có thái độ đúng đắn đối với thiên nhiên Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm thảo luận theo yêu cầu của GV như phần nội dung Cá nhân HS làm việc. Nhóm thống nhất ý kiến chung. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ. HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao Bước 3. Báo cáo, thảo luận Các nhóm báo cáo lại cho GV những nội dung đã và chưa thực hiện được. GV đặt thêm các câu hỏi thảo luận. Bước 4. Đánh giá, kết luận GV nhận xét và đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của các nhóm GV kết luận chung. HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA SINH HỌC (thời gian: 10 phút) Phương pháp: hỏi đáp. KTDH: KWL Mục tiêu: SH 1.4.1, SH 3.2, YN2, TCTH1 Nội dung hoạt động: HS thảo luận theo nhóm hoàn thành bảng KWL theo hướng dẫn của GV Sản phẩm học tập: Bảng học tập 2 Yêu cầu: Các nhóm thảo luận, ghi kết quả vào ô tương ứng về vai trò của sinh học và trả lời các câu hỏi bên dưới. K ( biết) W ( muốn biết thêm) L ( mới học được) Tạo thực phẩm sạch Ứng dụng trong y học, bảo vệ sức khỏe Xử lí ô nhiễm môi trường bảo vệ môi trường Sinh học được ứng dụng trong đời sống như thế nào? Tạo ra nhiều sản phẩm có năng suất cao phục vụ đời sống con người Câu hỏi 1: Hãy nêu một vài thành tựu cụ thể chứng minh vai trò của nghành sinh học đối với sự phát triển kinh tế xã hội? - Trong nông nghiệp: Tạo giống cây trồng sạch bệnh, các SV biến đổi genxuất khẩu - Trong y học: Chữa các bệnh hiểm nghèo như ưng thư, AIDS..hoặc chuẩn đoán, tư vấn di truyền Câu hỏi 2: Những hiểu biết vể bộ não đã mang lại lợi ích gì cho con người? Cải thiện trí nhớ, tư vấn và chữa trị các vấn để vể tâm lí cũng như hành vi của con người, góp phần làm cho Tâm lí học và Khoa học xã hôi trở nên sâu sắc hơn Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập VAI TRÒ CỦA SINH HỌC * Đối với con người: - Những thành tựu của sinh học đã góp phầnn vào sự phát triển kinh tế - xã hôi, làm thay đổi mạnh mẽ nền công nghiệp, nông nghiệp, y học,...; tăng chất lượng, hiệu quả, an toàn và thân thiện với môi trường. - Giúp con người giảm bệnh tật, đảm bảo nhu cẩu dinh dưỡng, nâng cao điểu kiện chăm sóc sức khoẻ và điểu trị bệnh, gia tăng tuổi thọ. - Cải thiện trí nhớ, tư vấn và chữa trị các vấn để vể tâm lí cũng như hành vi của con người, góp phần làm cho Tâm lí học và Khoa học xã hôi trở nên sâu sắc hơn * Đối với môi trường: việc xây dựng các mô hình sinh thái giúp đánh giá các vấn để xã hôi như sự nóng lên toàn cẩu, mức đô ô nhiễm môi trường, sự thủng tẩng ozone, suy kiệt các nguổn tài nguyên thiên.. GV phát bảng học tập 2 yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành các yêu cầu trong bảng học tập HS nhận bảng học tập 2 Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ. HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao ( thảo luận, thống nhất ý kiến chung và ghi kết quả vào bảng học tập) Bước 3. Báo cáo, thảo luận Các nhóm báo cáo bảng học tập của nhóm. Các nhóm khác đặt thêm câu hỏi thảo luận Bước 4. Đánh giá, kết luận - GV nhận xét và đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của các nhóm GV kết luận chung. (thời gian: 5 phút) Mục tiêu: Củng cố bài học, kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh 2. Nội dung hoạt động: HS đọc, vận dụng kiến thức đã học phân tích các câu hỏi của GV và hoàn thành đáp án 3. Sản phẩm học tập: Câu 1: Hãy đánh dấu X vào ô trống ứng với lĩnh vực nghiên cứu của sinh học? Khoa học trái đất Tế bào học Giải phẩu và sinh lí học Thiên văn học Sinh thái học và môi trường X X X X Câu 2: Để trình bày cho mọi người biết về vai trò của sinh học, em sẽ lựa chọn bao nhiêu nội dung sau đây? Tạo các giống cây trồng sạch bệnh. Xây dựng mô hình sinh thái nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. Đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. IV. Thông qua các thiết bị hiện đại, dự đoán được chiều hướng thay đổi của khí hậu thời tiết. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 3: Hãy xác định các nội dung sau đây là đúng hay sai? Nội dung Đ/S Nhờ sự phát triển của công nghệ sinh học, hiện nay, người ta đã tìm ra được phương pháp chữa trị tất cả các bệnh di truyền S Việc ứng dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp góp phần làm tăng sản lượng lương thực và chi phí sản xuất Đ 4. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV đưa ra câu hỏi trắc nghiệm hoặc câu hỏi tự luận ngắn và yêu cầu các nhóm theo dõi, trả lời Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV chiếu các câu trắc nghiệm trên màn hình. - HS vận dụng kiến thức đã học, cho đáp án Bước 3. Báo cáo, thảo luận GV quan sát, theo dõi kết quả của học sinh và hoàn thiện đáp án Bước 4. Đánh giá, kết luận - GV tổng hợp đánh giá của HS và đánh giá chung. - Phát thưởng ( nếu có) (thời gian: 5 phút) Mục tiêu: - HS vận dụng nội dung đã học để giải quyết một vấn đề liên quan đến thực tiễn. - Củng cố, khắc sâu và mở rộng nhận thức về bảo vệ môi trường sống. 2. Nội dung hoạt động: - Bằng những kiến thức đã học và sự yêu thích môn sinh học, HS lựa chọn một lĩnh vực sinh học yêu thích. - HS làm việc ở nhà và nộp lài bài viết cho GV vào tiết học sau. 3. Sản phẩm học tập: Vận dụng 1: Nếu yêu thích môn sinh học, em sẽ lựa chọn lĩnh vực nào của ngành sinh học? Tại sao? ( về nhà) Vận dụng 2: Em sẽ thể hiện tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước bằng những hành động cụ thể nào? Có ý thức bào vệ thiên nhiên: không chặt phá rừng, không săn bắt ĐV hoang dã, không xả rác. Không sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật. Tham gia các hoạt động bào vệ và khôi phục môi trường.. Tham gia các hoạt động tuyên truyền về việc bảo vệ thiên nhiên, động vật hoang dã. 4. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV đưa ra câu hỏi tự luận và yêu cầu Hs làm việc cá nhân, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân giám sát, gợi ý, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ. Học sinh thực hiện tại lớp theo nhóm Bước 3. Báo cáo, thảo luận GV quan sát, theo dõi kết quả của học sinh và hoàn thiện nội dung HS báo cáo kết quả Bước 4. Đánh giá, kết luận - GV nhận xét quá trình học tập của HS. - GV kiểm tra sản phẩm cá nhân. - GV đánh giá, hoàn thiện IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT 2 _ BÀI 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH MÔN SINH HỌC ( tiếp theo) MỤC TIÊU Về kiến thức Nêu được triển vọng phát triển của sinh học trong tương lai Kể được tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học. Trình bày được các thành tựu từ lí thuyết đến thành tựu công nghệ của một số ngành nghề chủ chốt. Về năng lực Biểu hiện Mã hóa 2.1. Năng lực đặc thù Nhận thức sinh học Nêu được triển vọng phát triển của sinh học trong tương lai SH 1.1.1 Kể được tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học. SH 1.1.2 Trình bày được các thành tựu từ lí thuyết đến thành tựu công nghệ của một số ngành nghề chủ chốt. SH 1.2 Tìm hiểu thế giới sống Phân tích được việc ứng dụng các thành tựu của sinh học là giải pháp quan trọng giải quyết nhiều vấn để về môi trường và sức khỏe. SH 2.2 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học Đề xuất ý tưởng về vai trò của sinh học trong tương lai để phục vụ đời sống con người. SH 3.2 2.2. Năng lực chung Năng lực tự chủ và tự học Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học rập và nghiên cứu các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học TCTH1 Giải quyết vấn đề và sáng tạo Xác định và giải quyết các vấn đề liên quan đến triển vọng phát triển của sinh học trong tương lai VDST2 Năng lực giao tiếp và hợp tác Học sinh hợp tác với nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập; trao đổi, tương tác với giáo viên và các nhóm khác trong quá trình thảo luận GTHT1 Phẩm chất Yêu nước Tự giác thực hiện các qui định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, chủ quyền lảnh thổ. YN2 Chăm chỉ Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị nghề nghiệp trong tương lai. CC2.3 Trung thực Trung thực trong học tập thảo luận nhóm và chuẩn bị nội dung học tập TT1 Trách nhiệm Có ý thức học hỏi, nghiên cứu trao dồi kiến thức; có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao TN1 II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU Giáo viên Kế hoạch bài dạy và các trực quan cần thiết cho bài dạy Hình ảnh về thực phẩm sạch, sinh vật biến đổi gen, trị bệnh bằng tế bào gốc Sơ đồ các ngành nghề liên quan đến sinh học Học sinh Thiết bị học tập có thể kết nối internet. Sách giáo khoa, bảng trắng, bút lông TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động học (thời gian) Mục tiêu (Mã hoá) Nội dung dạy học trọng tâm PP/KTDH chủ đạo Phương án đánh giá Mở đầu (Thời gian 5p) Tạo sự hứng thú và có nhu cầu muốn tìm hiểu về vai trò của sinh học trong xử lí ô nhiễm môi trường sống. PP: trực quan hỏi đáp. KTDH: động não Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động 1: Tìm hiểu sinh học trong tương lai (Thời gian 10p ) SH 1.1, SH 3.2, TCTH1, VDST2, YN2. Sinh học trong tương lai PP: hỏi đáp. KTDH: động não. PP: hỏi đáp Công cụ: câu hỏi tự luận Hoạt động 2: Tìm hiểu các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học ( Thời gian 20p ) SH 1.4.1, SH 3.2, YN2, TCTH1 Các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học Phương pháp: trực quan hỏi đáp. KTDH: khăn trải bàn PP: quan sát Công cụ: câu hỏi tự luận Hoạt động luyện tập (Thời gian 5p) Củng cố bài học, kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập PP: hỏi đáp. KTDH: động não PP: quan sát, hỏi đáp Công cụ: câu hỏi tự luận, trắc nghiệm Hoạt động vận dụng (Thời gian 5p) Củng cố, khắc sâu và mở rộng nhận thức về về các ngành nghề sinh học trong tương lai Câu hỏi tự luận PP: hỏi đáp. KTDH: động não PP: hỏi đáp Công cụ: bài tập B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC (thời gian: 5 phút) 1. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú và có nhu cầu muốn tìm hiểu về vai trò của sinh học trong xử lí ô nhiễm môi trường sống. 2. Nội dung hoạt động: HS quan sát một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường sống và nêu được một số nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường. 3. Sản phẩm học tập: Dầu tràn trên biển Nước thải công nghiệp Rác thải sinh hoạt Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường: Chất thải từ nhà máy, xí nghiệp Chất thải từ các phương tiện giao thông Tác nhân gây ô nhiễm môi trường từ các chất hóa học Các chất thải ra môi trường trong sinh hoạt 4. Tổ chức thực hiện Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành các nhóm nhỏ HS quan sát một số hình ảnh về về ô nhiễm môi trường sống và nêu được một số nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm phân công nhóm trưởng, thư ký Các nhóm quan sát hình ảnh và ghi kết quả vào giấy A4 GV hỗ trợ, kiểm tra quá trình thực hiện hoạt động của học sinh Bước 3. Báo cáo, thảo luận Các nhóm báo cáo kết quả và so sánh kết quả của các nhóm với nhau Bước 4. Đánh giá, kết luận GV đánh giá quá trình hoạt động, kết quả thực hiện của HS GV dẫn dắt vào bài học HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU SINH HỌC TRONG TƯƠNG LAI (thời gian: 10 phút ) Phương pháp: hỏi đáp. KTDH: động não Mục tiêu: SH 1.1, SH 3.2, TCTH1, VDST2, YN2. Nội dung hoạt động: Từ hoạt động khởi động, GV gợi ý thêm câu hỏi qua bảng học tập 1 để HS thảo luận nhóm rút ra được vai trò cùa sinh học trong tương lai. Sản phẩm học tập: Bảng học tập 1. Câu hỏi Kết quả thảo luận nhóm Câu hỏi 1: Từ thực trạng ô nhiễm môi trường, con người đã giải quyết những vấn đề về môi trường như thế nào? Con người đã chủ đông dùng vi sinh vât để xử lí nước thải, xử lí dẩu tràn trên biển, phân huỷ rác thải để tạo phân bón,... Việc tạo ra xăng sinh học cũng là môt trong những phát minh giúp bảo vệ môi trường Câu hỏi 2: Sự kết hợp giữa sinh học và tin học mang lại những triển vọng gì trong tương lai? Sinh học có thể kết hợp với tin học để nghiên cứu sinh học trên các phẩn mểm chuyên dụng, các mô hình mô phỏng nhằm hạn chế việc sử dụng sinh vật làm vật thí nghiệm; kết hợp với khoa học Trái Đất, khoa học vũ trụ để nghiên cứu vể khả năng tổn tại của sự sống ở các hành tinh khác ngoài Trái Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập SINH HỌC TRONG TƯƠNG LAI Ngành sinh học có thể mang lại nhiều thành tựu mới nhằm phục vụ đời sông con người và phát triển kinh tế xã hội như: Xử lí ô nhiễm môi trường Tạo được nhiều giống vật nuôi cây trồng Áp dụng liệu pháp gen và liệu pháp tế bào gốc trong điều trị bệnh Tạo ra năng lượng sinh học Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm thảo luận theo yêu cầu của GV. HS nhận nhiệm vụ Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ. HS trao đổi thảo luận Bước 3. Báo cáo, thảo luận Các nhóm báo cáo lại kết quả của bảng học tập 1 GV đặt thêm các câu hỏi để các nhóm thảo luận. Bước 4. Đánh giá, kết luận GV nhận xét và đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của các nhóm GV kết luận chung. HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU CÁC NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC VÀ ỨNG DỤNG SINH HỌC (thời gian: 20 phút) Phương pháp: trực quan hỏi đáp. KTDH: khăn trải bàn. Mục tiêu: SH 1.1.2, SH 1.2, SH 2.2, TCTH1, TN1. Nội dung hoạt động: HS quan sát hình 1.5/sgk kể tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học. HS chọn một ngành nghề yêu thích và trình bày về triển vọng của ngành nghề đó trong tương lai. Sản phẩm học tập: Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập IV. CÁC NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC VÀ ỨNG DỤNG SINH HỌC Các nhóm thảo luận theo yêu cầu của GV. Nhóm thống nhất ý kiến chung. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ. HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao Bước 3. Báo cáo, thảo luận Các nhóm báo cáo bảng học tập của nhóm. Các nhóm khác đặt thêm câu hỏi thảo luận Bước 4. Đánh giá, kết luận - GV nhận xét và đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của các nhóm GV kết luận chung. (thời gian: 5 phút) 1. Mục tiêu: Củng cố bài học, kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh 2. Nội dung hoạt động: HS đọc, vận dụng kiến thức đã học phân tích các câu hỏi của GV và hoàn thành 3. Sản phẩm học tập: Luyện tập 1: Xác định được tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học Dược học Thủy sản Răng hàm mặt Chăn nuôi Luyện tập 2: câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Những ngành nghề nào sau đây thuộc ngành Y học? Bác sĩ, y sĩ, y tá, công nhân. Y tá, y sĩ, bác sĩ, hộ lí. Nhân viên xét nghiệm, lập trình viên. Bảo vệ, kĩ thuật viên, y tá. Câu 2: Ngành nào sau đây có vai trò bảo vệ môi trường? Thủy sản. Y học. Lâm Nghiệp. Công nghệ thực phẩm. 4. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV đưa ra một số hình ảnh, câu hỏi trắc nghiệm để HS quan sát, theo dõi trả lời Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV chiếu các câu trắc nhiệm trên màn hình. - HS vận dụng kiến thức đã học, cho đáp án Bước 3. Báo cáo, thảo luận GV quan sát, theo dõi kết quả của học sinh và hoàn thiện đáp án Bước 4. Đánh giá, kết luận - GV tổng hợp đánh giá của HS và đánh giá chung. - Phát thưởng ( nếu có) (thời gian: 5 phút) Mục tiêu: - HS vận dụng nội dung đã học để giải quyết một vấn đề liên quan đến thực tiễn. - Củng cố, khắc sâu và mở rộng nhận thức về các ngành nghề sinh học trong tương lai 2. Nội dung hoạt động: Bằng những kiến thức đã học, HS giải thích ngành Lâm nghiệp có ảnh hưởng đến sự bảo vệ đa dạng sinh học. 3. Sản phẩm học tập: Vận dụng: Tại sao sự phát triển của ngành Lâm nghiệp có ảnh hưởng to lớn đến việc bảo vệ đa dạng sinh học? Trả lời: Lâm nghiệp phối hợp chặt chẽ giữa việc trồng, bảo vệ và khai thác rừng một cách hợp lí; ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ cho việc quản lí và bảo vệ rừng. Nhờ đó, diện tích rừng được khôi phục đáng kể. - Mà rừng có vai trò quan trọng như cung cấp thức ăn, nơi ở, dưỡng khí; bảo vệ điều kiện khí hậu và môi trường; cho các sinh vật sinh sống → bảo vệ đa dạng sinh học. → Như vậy, sự phát triển của ngành Lâm nghiệp có ảnh hưởng to lớn đến việc bảo vệ đa dạng sinh học. 4. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV đưa ra câu hỏi tự luận và yêu cầu Hs làm việc cá nhân, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân giám sát, gợi ý, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ. Học sinh viết cảm nhận ra giấy. Bước 3. Báo cáo, thảo luận GV quan sát, theo dõi kết quả của học sinh và hoàn thiện nội dung HS báo cáo kết quả Bước 4. Đánh giá, kết luận - GV nhận xét quá trình học tập của HS. - GV kiểm tra sản phẩm cá nhân. - GV đánh giá, hoàn thiện IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT 3 _ BÀI 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH MÔN SINH HỌC ( tiếp theo) MỤC TIÊU Về kiến thức Nêu được định nghĩa về sự phát triển bền vững. Phân tích được mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội như: đạo đức sinh học, kinh tế, công nghệ Về năng lực Biểu hiện Mã hóa 2.1. Năng lực đặc thù Nhận thức sinh học Nêu được định nghĩa về sự phát triển bền vững. SH 1.1.1 Tìm hiểu thế giới sống Phân tích được mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội như: đạo đức sinh học, kinh tế, công nghệ SH 2.2 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học Đề xuất ý tưởng về ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất một số sản phẩm được sử dụng trong đời sống hằng ngày. SH 3.2 2.2. Năng lực chung Năng lực tự chủ và tự học Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học rập và nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội như: đạo đức sinh học, kinh tế, công nghệ TCTH1 Giải quyết vấn đề và sáng tạo Xác định và giải quyết các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững. VDST2 Năng lực giao tiếp và hợp tác Học sinh hợp tác với nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập; trao đổi, tương tác với giáo viên và các nhóm khác trong quá trình thảo luận GTHT1 Phẩm chất Yêu nước Tự giác thực hiện các qui định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, chủ quyền lảnh thổ. YN2 Trung thực Trung thực trong học tập thảo luận nhóm và chuẩn bị nội dung học tập TT1 II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU Giáo viên Kế hoạch bài dạy và các trực quan cần thiết cho bài dạy Hình ảnh về bảo vệ và khôi phục môi trường sông, công trình nghiên cứu di truyền học, động thực vật nhân giốngchế phẩm sinh học Học sinh Thiết bị học tập có thể kết nối internet. Sách giáo khoa, bảng trắng, bút lông TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động học (thời gian) Mục tiêu (Mã hoá) Nội dung dạy học trọng tâm PP/KTDH chủ đạo Phương án đánh giá Mở đầu (Thời gian 5p) Tạo sự hứng thú và có nhu cầu muốn tìm hiểu về phát triển bền vững và mối quan hệ giữa sinh học với các vấn đề xã hội, kinh tế, công nghệ PP: hỏi đáp. KTDH: động não Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động 1: Tìm hiểu sinh học với phát triển bền vững (Thời gian 10p ) SH 1.1, VDST2, GTHT1, TT1 Sinh học với phát triển bền vững PP: hỏi đáp. KTDH: động não. PP: hỏi đáp Công cụ: câu hỏi tự luận Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa sinh học với các vấn đề xã hội ( Thời gian 20p ) SH 2.2, SH 3.2, TCTH1, YN2 Mối quan hệ giữa sinh học với các vấn đề xã hội Phương pháp: hỏi đáp. KTDH: động não PP: hỏi đáp Công cụ: câu hỏi tự luận Hoạt động luyện tập (Thời gian 5p) Củng cố bài học, kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập PP: hỏi đáp. KTDH: động não PP: hỏi đáp Công cụ: câu hỏi tự luận, trắc nghiệm Hoạt động vận dụng (Thời gian 5p) Củng cố, khắc sâu và mở rộng nhận thức về mối quan hệ giữa sinh học với các vấn đề xã hội Câu hỏi tự luận PP: hỏi đáp. KTDH: động não PP: hỏi đáp Công cụ: bài tập CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC (thời gian: 5 phút) 1. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú và có nhu cầu muốn tìm hiểu về phát triển bền vững và mối quan hệ giữa sinh học với các vấn đề xã hội, kinh tế, công nghệ. 2. Nội dung hoạt động: HS đọc nội dung ở phần đọc thêm/sgk 11 và rút ra ý nghĩa của sinh học với vấn đề xã hội 3. Sản phẩm:câu trả lời của HS 4. Tổ chức thực hiện Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành các nhóm nhỏ HS đọc nội dung ở phần đọc thêm/sgk 11 và rút ra ý nghĩa của sinh học với vấn đề xã hội Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm phân công nhóm trưởng, thư ký Các nhóm thảo luận, ghi kết quả vào giấy. GV hỗ trợ, kiểm tra quá trình thực hiện hoạt động của học sinh Bước 3. Báo cáo, thảo luận Các nhóm báo cáo kết quả và so sánh kết quả của các nhóm với nhau Bước 4. Đánh giá, kết luận GV đánh giá quá trình hoạt động, kết quả thực hiện của HS GV dẫn dắt vào bài học HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU SINH HỌC VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (thời gian: 10 phút ) Phương pháp: hỏi đáp. KTDH: động não Mục tiêu: SH 1.1, VDST2, GTHT1, TT1 Nội dung hoạt động: HS hoạt động nhóm, thảo luận hoàn thành nội dung bảng học tập 1 Sản phẩm học tập Bảng học tập 1. Câu hỏi Kết quả thảo luận nhóm Câu hỏi 1: Nêu định nghĩa về sự phát triển bền vững? Phát triển bển vững là sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cẩu của thế hệ hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng thoả mãn nhu cẩu của các thế hệ tương lai Câu hỏi 2: Sự phát triển của ngành sinh học có ý nghĩa như thế nào với sự phát triển bền vững. Góp phẩn bảo vệ sự đa dạng sinh học. Xây dựng các mô hình sinh thái để bảo vệ và khôi phục môi trường sống. Xây dựng các công trình nghiên cứu vể di truyển, sinh học tế bào được áp dụng trong nhân giống, bảo toàn nguổn gene quý hiếm của các loài sinh vât có nguy cơ bị tuyệt chủng. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập V.SINH HỌC VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ XÃ HỘI Sinh học với phát triển bền vững Phát triển bển vững là sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cẩu của thế hệ hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng thoả mãn nhu cẩu của các thế hệ tương lai. Ý nghĩa: Sinh học đóng vai trò vô cùng to lớn trong công cuôc bảo vệ môi trường sống: Góp phẩn bảo vệ sự đa dạng sinh học. Xây dựng các mô hình sinh thái để bảo vệ và khôi phục môi trường sống. Xây dựng các công trình nghiên cứu vể di truyển, sinh học tế bào được áp dụng trong nhân giống, bảo toàn nguổn gene quý hiếm của các loài sinh vât có nguy cơ bị tuyệt chủng. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm thảo luận theo yêu cầu của GV. HS nhận nhiệm vụ Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ. HS trao đổi thảo luận Bước 3. Báo cáo, thảo luận Các nhóm báo cáo lại kết quả của bảng học tập 1 GV đặt thêm các câu hỏi để các nhóm thảo luận. Bước 4. Đánh giá, kết luận GV nhận xét và đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của các nhóm GV kết luận chung. HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ GIỮA SINH HỌC VỚI CÁC VẤN ĐỀ XÃ HÔI (thời gian: 20 phút) Phương pháp: hỏi đáp, KTDH: động não Mục tiêu: SH 2.2, SH 3.2, TCTH1, YN2. Nội dung hoạt động: Qua thành tựu nhân bản vô tính cừu Dolly và bảng câu hỏi liên quan đến sinh học với vấn đề đạo đức, với sự phát triển kinh tế xã hội, HS thảo luận hoàn thành kiến thức Sản phẩm học tập: Bảng học tập 2: Sinh học và vấn đề đạo đức sinh học Câu hỏi Kết quả thảo luận nhóm Câu hỏi 1: Một thí nghiệm như thế nào được cho là vi phạm đạo đức sinh học? Một thí nghiệm được cho là vi phạm đạo đức sinh học khi vi phạm những quy tắc, giá trị đạo đức trong khoa học nghiên cứu sự sống cũng như ứng dụng khoa học vào thực tiễn Câu hỏi 2: Em có đổng ý với việc dùng con người để làm thí nghiệm không? Tại sao? Câu hỏi 3: Khi nghiên cứu sinh học cẩn lưu ý những vấn để gì để không trái với đạo đức sinh học? Không đồng ý với việc dùng con người để làm thí nghiệm. Vì con người là những cá thể có nhận thức cao, có cảm giác đau, có trạng thái tâm lí, do đó không nên sử dụng người để làm thí nghiệm nếu chưa có những đảm bảo an toàn tối đa. Thay vào đó có thể sử dụng các biện pháp khác như: thay thế đối tượng thí nghiệm là con người bằng các kĩ thuật không động vật Bảng học tập 3: Sinh học và sự phát triển kinh tế, công nghệ Câu hỏi 1: Kể tên một sổ sản phẩm ứng dụng công nghệ sinh học được sử dụng trong đời sổng hằng ngày? Thực phẩm sạch, phân vi sinh, bao bì tự phân hủy, cây trồng do nuôi cấy mô Câu hỏi 2: Tại sao đa dạng sinh học gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội? Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, y học,... đã cho ra đời nhiểu sản phẩm như các giống cây trổng, vât nuôi có chất lượng tốt, chi phí thấp, góp phẩn bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn sức khoẻ người tiêu dùng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hôi. Mặt khác, việc bảo tổn đa dạng sinh học cũng gắn liền với sự phát triển kinh tế, mục tiêu bảo tổn và quản lí tài nguyên thiên nhiên được lổng ghép vào các dự án phát triển kinh tế như xây dựng các khu du lịch sinh thái Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội. Sinh học và vấn đề đạo đức sinh học Tôn trọng quyền con người Mục đích của các nghiên cứu phải hướng thiện, không ác ý hay vì lợi nhuận. Đảm bảo sự công bằng cho đối tượng nghiên cứu. Sinh học và sự phát triển kinh tế, công nghệ Tạo nhiểu sản phẩm như các giống cây trổng, vât nuôi có chất lượng tốt, chi phí thấp, góp phẩn bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn sức khoẻ người tiêu dùng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hôi. Chế tạo hoặc cải tiến các thiết bị, máy móc phục vụ cho đời sống con người, ví dụ như việc chế tạo các robot có cử đông Các nhóm thảo luận theo yêu cầu của GV. Nhóm thống nhất ý kiến chung. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ. HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao Bước 3. Báo cáo, thảo luận Các nhóm báo cáo bảng học tập của nhóm. Các nhóm khác đặt thêm câu hỏi thảo luận Bước 4. Đánh giá, kết luận - GV nhận xét và đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của các nhóm GV kết luận chung. (thời gian: 5 phút) 1. Mục tiêu: Củng cố bài học, kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh 2. Nội dung hoạt động: HS đọc, vận dụng kiến thức đã học phân tích các câu hỏi của GV và hoàn thành 3. Sản phẩm học tập: Luyện tập 1: Đánh dấu X vào ô tương ứng với sản phẩm ứng dụng công nghệ sinh học được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Phân vi sinh X Bao bì tự phân huỷ X Nước uống đóng chai Luyện tập 2: Em hãy đánh giá việc làm sau đây có vi phạm đạo đức sinh học hay không? Giải thích? Dùng xác người để làm vật nghiên cứu, thí nghiệm Nuôi cấy mô thực vật để nhân giống cây quý hiếm. 4. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV đưa ra một số hình ảnh, câu hỏi trắc nghiệm để HS quan sát, theo dõi trả lời Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV chiếu các câu trắc nhiệm trên màn hình. - HS vận dụng kiến thức đã học, cho đáp án Bước 3. Báo cáo, thảo luận GV quan sát, theo dõi kết quả của học sinh và hoàn thiện đáp án Bước 4. Đánh giá, kết luận - GV tổng hợp đánh giá của HS và đánh giá chung. - Phát thưởng ( nếu có) (thời gian: 5 phút) Mục tiêu: - HS vận dụng nội dung đã học để giải quyết một vấn đề liên quan đến thực tiễn. - Củng cố, khắc sâu và mở rộng nhận thức về về mối quan hệ giữa sinh học với các vấn đề xã hội 2. Nội dung hoạt động: Bằng những kiến thức đã học, HS phân tích và đề xuất những hành động góp phần bảo vệ và khôi phục môi trường sống. 3. Sản phẩm học tập: Vận dụng: Là học sinh, em có thể làm những gì để góp phần bảo vệ và khôi phục môi trường sống? Trả lời: 1. Dọn dẹp vệ sinh lớp học, khuôn viên nhà ở 2. Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi 3. Hạn chế sử dụng túi nilon 4. Tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt 5. Tích cực trồng cây xanh 6. Hăng hái tham gia các phong trào bảo vệ môi trường 7. Không tiếp tay cho hành vi tổn hại đến môi trường 4. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV đưa ra câu hỏi tự luận và yêu cầu Hs làm việc cá nhân, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân giám sát, gợi ý, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ. Học sinh viết cảm nhận ra giấy. Bước 3. Báo cáo, thảo luận GV quan sát, theo dõi kết quả của học sinh và hoàn thiện nội dung HS báo cáo kết quả Bước 4. Đánh giá, kết luận - GV nhận xét quá trình học tập của HS. - GV kiểm tra sản phẩm cá nhân. - GV đánh giá, hoàn thiện IV. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_10_chan_troi_sang_tao_bai_1_gioi_thieu.docx