Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 15: Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng

docx 10 trang phuong 12/11/2023 890
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 15: Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 15: Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng

Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 15: Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
Trường: THPT Vĩnh Thạnh, Cần Thơ	Họ và tên giáo viên: Lê Thị Mỹ Xuyên	 
Tổ: . 
TÊN BÀI DẠY 
BÀI 15: TỔNG HỢP CÁC CHẤT VÀ TÍCH LŨY NĂNG LƯỢNG
Môn Sinh học; Lớp: 10 
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU
Phẩm chất, năng lực 
Mục tiêu
Mã hóa
1. Về năng lực
a. Năng lực sinh học 
Nhận thức sinh học 
- Nêu được khái niệm tổng hợp các chất trong tế bào,
- Lấy được ví dụ minh hoạ (tổng hợp protein, lipid, carbohydrate,...).
SH 1.1.1
Phát biểu được khái niệm quang hợp ở thực vật, quang khử ở vi khuẩn.
SH 1.1.2
Trình bày được quá trình tổng hợp các chất song song với tích luỹ năng lượng.
SH 1.2.1
Trình bày được diễn biến hai pha của quá trình quang hợp ở thực vật.
SH 1.2.2
Nêu được vai trò quan trọng của quang hợp trong việc tổng hợp các chất và tích luỹ năng lượng trong tế bào thực vật.
SH 1.2.3
Nêu được vai trò của hoá tổng hợp và quang khử ở vi khuẩn. 
SH 1.2.4
Tìm hiểu thế giới sống
Chứng minh được tất cả sự sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào quang hợp.
SH 2.4
b. Năng lực chung 
Tự chủ và tự học
Tích cực chủ động tìm kiếm tài liệu về quang hợp
TCTH 6.1
Giao tiếp và hợp tác 
Chủ động đề xuất mục đích hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ tìm hiểu về quá trình quang hợp.
GTHT 3
2. Về phẩm chất 
Chăm chỉ 
Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công
CC 1.1
Trách nhiệm
Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ thực vật và môi trường sống của các loài sinh vật.
TN 4.2
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 
- Dạy học trực quan. 
- Dạy theo nhóm và cặp đôi. 
- Dạy học hỏi – đáp, nêu và giải quyết vấn đề. 
- Phương pháp thuyết trình. 
- Kĩ thuật khăn trải bàn.
- Dạy học STEM, kết hợp với dạy học giải quyết vấn đề
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
	1. Đối với giáo viên
- Các câu hỏi liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu.
- Video hoặc hình ảnh động về quang hợp, hình vẽ SGK
	2. Đối với học sinh
- Bảng trắng, bút lông.
- Biên bản thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Hoạt động học (thời gian) 
Mục tiêu 
(mã hóa) 
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo 
Phương án đánh giá 
Hoạt động 1. 
Mở đầu (5 phút)
CC 1.1; TN 4.2
Vai trò của thực vật đối với sự sống.
- Dạy học trực quan, nêu vấn đề
- Kĩ thuật động não
- Công cụ: Video clip
- Không đánh giá
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới 
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm tổng hợp các chất trong tế bào (8 phút)
SH 1.1.1
SH 1.2.1
CC 1.1
- Khái niệm tổng hợp các chất trong TB
- Tổng hợp các chất luôn có tích lũy năng lượng
- Dạy học trực quan, thảo luận cặp đôi 
- Kĩ thuật động não.
- Công cụ: Phiếu câu hỏi số 1
- Không đánh giá
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về quang hợp (17 phút)
SH 1.1.2; SH 1.2.1; SH 1.2.2
SH 1.2.3; SH 1.2.4; SH 2.4
TCTH 6.1; GTHT 3; CC 1.1
TN 4.2
- Khái niệm quang hợp
- Hai pha của quá trình quang hợp: Nơi diễn ra, nguyên liệu, sản phẩm.
- Vai trò của quang hợp
- Dạy học theo nhóm, trực quan
- Kĩ thuật khăn trải bàn
- Công cụ: Phiếu học tập số 1, video clip, hình 15.2, 15.3
- Bảng đánh giá số 1
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về hóa tổng hợp và quang tổng hợp ở vi khuẩn (8 phút)
SH 1.1.2
SH 1.2.4
CC 1.1
- Vai trò của hóa tổng hợp và quang tổng hợp ở vi khuẩn
- Phương pháp thảo luận cặp đôi
- Kĩ thuật động não, thảo luận viết
- Công cụ: phiếu câu hỏi số 2
- Không đánh giá
Hoạt động 3. Luyện tập (5 phút)
SH 1.1.1; SH 1.1.2; SH 1.2.1; SH 1.2.2
SH 1.2.3; SH 1.2.4
TCTH 6.1
- Phương pháp hỏi đáp
- Kĩ thuật tia chớp
- Công cụ: Phiếu bài tập
Hoạt động 4. Vận dụng. (2 phút)
SH 1.2.1
SH 1.2.2
SH 2.4
- Giao bài tập về nhà
- Video hướng dẫn làm TN
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. HOẠT ĐỘNG 1. MỞ ĐẦU (5 phút)
a. Mục tiêu: 
- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho HS, khơi dậy mong muốn tìm hiểu kiến thức.
- HS xác định được nội dung bài học là tìm hiểu về khái niệm quang hợp, các pha của quang hợp.
b. Nội dung: 
- HS xem video về vai trò của cây xanh trong việc giữ môi trường trong lành, suy nghĩ khi xem
- HS xác định nhiệm vụ: Tìm hiểu về khái niệm và các pha quang hợp
c. Sản phẩm học tập: Xem video và suy ngẫm về việc tại sao cần trồng và bảo vệ cây xanh
d. Tổ chức hoạt động: 
* Chuyển giao nhiệm vụ : Gv cho HS xem video về vai trò của cây xanh trong việc giữ môi trường trong lành. 
* Thực hiện nhiệm vụ: HS xem video và suy nghĩ
* Báo cáo – Thảo luận: GV yêu cầu 1 HS nêu suy nghĩ sau khi xem video
* Kết luận – Nhận định: Từ câu trả lời của HS – GV dẫn dắt vào nội dung bài mới
2. HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (40 phút)
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm tổng hợp các chất trong tế bào
(I. KHÁI NIỆM TỔNG HỢP CÁC CHẤT TRONG TẾ BÀO
a. Mục tiêu: SH 1.1.1; SH 1.2.1; CC 1.1
b. Nội dung: GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan kết hợp hỏi đáp để hướng dẫn và gợi ý học sinh tìm khái niệm tổng hợp các chất trong tế bào.
- HS quan sát hình 15.1 thảo luận cặp đôi trả lời 2 câu hỏi – Phiếu câu hỏi số 1 (GV in sẵn phiếu câu hỏi cho lớp)
PHIẾU CÂU HỎI SỐ 1
Câu 1. Cho một số ví dụ về quá trình tổng hợp các chất trong tế bào bằng cách điền vào bảng sau: 
Quá trình
Nguyên liệu
Loại liên kết
Sản phẩm
Câu 2: Tại sao nói quá trình tổng hợp các chất song song với tích luỹ năng lượng?
c. Sản phẩm học tập: Đáp án phiếu câu hỏi số 1
Câu 1. 
Quá trình
Nguyên liệu
Loại liên kết
Sản phẩm
- Tổng hợp nucleic acid
Nucleotide
Hóa trị, hydrogen
DNA, RNA
- Tổng hợp protein
Amino acid
Peptide
Protein
- Tổng hợp cellulose
Glucose
Glycosidic
Cellulose
Câu 2. Trong quá trình tổng hợp có sự hình thành liên kết hoá học giữa các chất phản ứng với nhau để tạo thành sản phẩm. Như vậy, năng lượng có trong liên kết hoa học của các chất phản ứng được tích luỹ trong liên kết hoá học của sản phẩm.
d. Tổ chức thực hiện: 
Tổ chức thực hiện
Nội dung bài học
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- GV yêu cầu HS đọc thông tin sgk trang 72 (mục I), quan sát hình 15.1 ®Hoạt động cặp đôi để trả lời 2 câu hỏi trên phiếu câu hỏi số 1
- HS nhận nhiệm vụ, nhận phiếu câu hỏi
*Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS bắt đầu làm việc tại lớp, thống nhất câu trả lời hoàn thành phiếu câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn khi HS cần.
*Báo cáo, thảo luận: 
- GV gọi ngẫu nhiên 1 HS trình bày.
- Cả lớp lắng nghe, bổ sung.
- GV đưa thêm câu hỏi cho các cặp đôi thảo luận để mở rộng kiến thức: Quan sát hình sau và trả lời câu hỏi:
Ở người, tại sao khi quá trình tổng hợp insulin (một loại hormone
điều hòa hàm lượng đường trong máu) của tuyến tụy bị ức chế sẽ
dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?
*Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét câu trả lời của học sinh. Chốt lại kiến thức trọng tâm
- Cả lớp lắng nghe, hoàn chỉnh nội dung phiếu câu hỏi.
I. KHÁI NIỆM TỔNG HỢP CÁC CHẤT TRONG TẾ BÀO
Tổng hợp các chất trong tế bào là quá trình sử dụng nguyên liệu là các chất đơn giản, dưới sự xúc tác của các enzyme để hình thành các hợp chất phức tạp hơn, đồng thời tích lũy năng lượng.
Dự kiến câu trả lời cho câu hỏi thảo luận thêm: 
Trong cơ thể, tuyến tụy chịu trách nhiệm tiết ra hormone insulin - một loại chất giúp kiểm soát lượng đường glucose trong máu (kích thích tế bào gan và tế bào cơ chuyển hoá glucose thành glycogen dự trữ khi hàm lượng glucose trong máu tăng cao) để tạo ra năng lượng hoạt động hàng ngày cho tế bào, cơ thể. Do đó, nếu quá trình tổng hợp insulin bị ức chế (thiếu insulin hoặc insulin không chuyển hóa được glucose), glucose sẽ bị tồn đọng lại trong máu, đường huyết sẽ tăng cao. 
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về quang hợp
a. Mục tiêu: SH1.1.2; SH1.2.1; SH1.2.2; SH1.2.3; SH1.2.4; SH2.4; TCTH6.1; GTHT3; CC1.1;TN 4.2
b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin sgk trang 73, 74 (Mục II), quan sát hình 15.2 + 15.3, hoạt động nhóm (4 nhóm) hoàn thành phiếu học tập số 1 (Phiếu học tập đã được phát trước cho mỗi học sinh ở tiết trước)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
(Tìm hiểu về quang hợp)
Yêu cầu: Đọc thông tin sgk trang 73, 74 (Mục II), quan sát hình 15.2 + 15.3, hoạt động nhóm 8 phút theo kĩ thuật khăn trải bàn hoàn thành phiếu học tập tìm hiểu về quang hợp 
1. Khái niệm quang hợp
- Quang hợp là:
- Phương trình tổng quát:.
2. Hai pha của quang hợp
Pha sáng
Pha tối
Nơi diễn ra
Điều kiện ánh sáng
Nguyên liệu
Sản phẩm
- Hình 15.3: Mô tả khái quát bằng sơ đồ diễn biến từng giai đoạn trong chu trình Canvin.
........................................................................................................................................................
- Nếu không có ánh sáng thì pha tối có diễn ra được không? Tại sao?..........................................
3. Vai trò của quang hợp
- Đối với hoạt động sống của mọi sinh vật trên Trái Đất:.............................................................
- Đối với con người:..
c. Sản phẩm học tập: Đáp án phiếu học tập
1. Khái niệm quang hợp
Ánh sáng
Sắc tố quang hợp
- Quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các nguyên liệu cô cơ (CO2, H2O) nhờ năng lượng ánh sáng và hệ sắc tố.
- Phương trình tổng quát: 6CO2 + 6H2O C6H12O6 + 6O2
2. Hai pha của quang hợp
Pha sáng
Pha tối
Nơi diễn ra
Thylakoid
Chất nền (stroma)
Điều kiện ánh sáng
Cần ánh sáng
Không cần ảnh sáng
Nguyên liệu
H2O, ADP, NADP+
CO2, ATP, NADPH
Sản phẩm
O2 ATP, NADPH
Chất hữu cơ, ADP, NADP+
- Hình 15.3: Mô tả khái quát bằng sơ đồ diễn biến từng giai đoạn trong chu trình Canvin.
ATP, NADPH
+ Cố định CO2: RuBP + CO2 khí quyển ® APG
ATP
+ Khử: APG AlPG
+ Tái tạo chất nhận: Phần lớn AlPG RuBP
- Nếu không có ánh sáng thì pha tối không diễn ra vì pha tối sử dụng nguyên liệu là ATP, NADPH (sản phẩm từ pha sáng), đồng thời một số enzyme thực hiện pha tối chỉ được hoạt hóa khi có ánh sáng. 
3. Vai trò của quang hợp
- Đối với hoạt động sống của mọi sinh vật trên Trái Đất: cung cấp nguồn vật chất hữu cơ vô cùng đa dạng và phong phú cho nhu cầu dinh dưỡng
- Đối với con người: cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm; cung cấp nguồn nhiên liệu rất phong phú cho mọi hoạt động sản xuất và công nghiệp; cung cấp một lượng lớn chất hữu cơ để cấu trúc nên cơ thể sinh vật
d. Tổ chức thực hiện:
Tổ chức thực hiện
Nội dung bài học
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- GV yêu cầu HS đọc thông tin sgk trang 73, 74 (Mục II), quan sát hình 15.2 + 15.3, hoạt động nhóm 8 phút (4 nhóm) hoàn thành phiếu học tập số 1
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm
- HS nhận nhiệm vụ
*Thực hiện nhiệm vụ: 
- Học sinh: cá nhân mỗi em hoàn thành PHT ở nhà
- Hoạt động nhóm tại lớp để thống nhất nội dung phiếu học tập ghi lên giấy A0
- GV theo dõi, hướng dẫn khi HS cần
*Báo cáo, thảo luận: 
- GV yêu cầu các nhóm treo sản phẩm của nhóm lên bảng.
- GV gọi đại diện 1 nhóm báo cáo trước lớp.
- Các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung, đặt câu hỏi (nếu có)
- GV có thể hỏi thêm, câu hỏi dự kiến:
Vì sao phải bảo vệ cây xanh? Đề xuất một số biện pháp bảo vệ cây xanh?
- Câu trả lời dự kiến:
+ Phải bảo vệ cây xanh vì: cây xanh quang hợp cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của mọi sinh vật trên Trái Đất
+ Một số biện pháp bảo vệ cây xanh: Ngăn chặn phá rừng, trồng rừng, tuyên truyền,.
*Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm
- GV chốt lại kiến thức về quang hợp thông qua video khái quát về quang hợp. 
- Cả lớp quan sát, lắng nghe và điều chỉnh trên phiếu cá nhân.
II. QUANG HỢP
1. Khái niệm quang hợp
- Quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các nguyên liệu cô cơ (CO2, H2O) nhờ năng lượng ánh sáng và hệ sắc tố.
- Phương trình tổng quát:
Ánh sáng
Sắc tố quang hợp
6CO2 + 6H2O C6H12O6 + 6O2
2. Hai pha của quang hợp
a. Pha sáng
- Nơi diễn ra: Thylakoid
- ĐK ánh sáng: Cần ánh sáng
- Nguyên liệu: H2O, ADP, NADP+
- Sản phẩm: O2 ATP, NADPH
b. Pha tối
- Nơi diễn ra: Chất nền (stroma)
- ĐK ánh sáng: Không cần ảnh sáng
- Nguyên liệu: CO2, ATP, NADPH
- Sản phẩm: Chất hữu cơ, ADP, NADP+
3. Vai trò của quang hợp
- Đối với hoạt động sống của mọi sinh vật trên Trái Đất: cung cấp nguồn vật chất hữu cơ vô cùng đa dạng và phong phú cho nhu cầu dinh dưỡng
- Đối với con người: cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm; cung cấp nguồn nhiên liệu rất phong phú cho mọi hoạt động sản xuất và công nghiệp; cung cấp một lượng lớn chất hữu cơ để cấu trúc nên cơ thể sinh vật
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về hóa tổng hợp và quang tổng hợp ở vi khuẩn 
a. Mục tiêu: SH 1.1.2; SH 1.2.4; CC 1.1
b. Nội dung: GV sử dụng phương pháp hỏi đáp, cho học sinh thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi trong phiếu câu hỏi số 2 (Phiếu câu hỏi này đã phát cho mỗi HS về nhà tìm hiểu ở tiết trước) 
PHIẾU CÂU HỎI SỐ 2
Câu 1. Hãy cho biết các vai trò sau đây là của nhóm vi khuẩn nào.
 a) Đảm bảo sự tuần hoàn của chu trình vật chất trong tự nhiên (chu trình nitrogen).
 b) Cung cấp nguồn nitrogen cho thực vật.
 c) Góp phần làm sạch môi trường nước. d) Tạo ra các mỏ quặng.
Câu 2. Hoạt động của vi khuẩn oxi hoá nitrogen có ý nghĩa gì với quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật?
Câu 3. Sự khác nhau giữa quang tổng hợp có giải phóng O2 và không giải phóng O2 là gì?
Câu 4. Vai trò của quá trình quang tổng hợp ở vi khuẩn có giống với ở thực vật không? Giải thích.
Câu 5. Quá trình quang khử ở vi khuẩn có góp phần làm sạch môi trường nước không? Giải thích.
c. Sản phẩm học tập: Đáp án phiếu câu hỏi số 2
Câu 1. a,b) Nhóm vi khuẩn oxi hóa nitrogen c) Nhóm vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh 
d) Nhóm vi khuẩn oxi hóa sắt
Câu 2. Trong không khí, nitrogen tồn tại dưới dạng phân tử N2 (có liên kết ba), đây là khí trơ nên thực vật không sử dụng được. Nhờ hoạt động của vi khuẩn oxi hoá nitrogen mà N2 được chuyển hoá thành dạng mà cây có thể hấp thụ được (NO3- và NH4+), giúp cung cấp N cho cây.
Câu 3. – Quang tổng hợp có giải phóng O2: Chất cho electron và H+ là H2O
- Quang tổng hợp không giải phóng O2: Chất cho electron và H+ là H2S, S hoặc H2
Câu 4. Quá trình quang hợp ở vi khuẩn cũng tổng hợp nên chất hữu cơ, hấp thụ CO2, có giải phóng O2 tạo nên lượng sinh khối lớn và góp phần điều hoà khí quyển. Do đó, vai trò của quá trình quang hợp ở vi khuẩn giống với ở thực vật.
Câu 5. Quá trình quang khử ở vi khuẩn góp phần làm sạch môi trường nước vì thông qua việc sử dụng các chất độc có trong môi trường nước (H2S, S) làm chất cho electron và H+ để tiến hành quá trình quang khử.
d. Tổ chức thực hiện: 
Tổ chức thực hiện
Nội dung bài học
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- GV yêu cầu HS đọc thông tin sách giáo khoa, quan sát hình 15.4, thảo luận cặp đôi 3 phút, hoàn thành trước phiếu câu hỏi số 2
- Phát phiếu câu hỏi số 2 cho các cặp đôi
- HS nhận nhiệm vụ
*Thực hiện nhiệm vụ: 
- Cá nhân HS đã làm trước ở nhà (ghi vào vở)
- Thảo luận cặp đôi thống nhất câu trả lời ghi ra phiếu (giấy A4)
- Gv theo dõi, hướng dẫn khi học sinh cần
*Báo cáo, thảo luận:
- Gv gọi đại diện diện 5 HS lần lượt trả lời 5 câu hỏi
- Cả lớp lắng nghe, bổ sung. 
*Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét, chốt lại kiến thức trọng tâm.
III. HÓA TỔNG HỢP VÀ QUANG TỔNG HỢP Ở VI KHUẨN
1. Vai trò của hóa tổng hợp ở vi khuẩn
- Đảm bảo sự tuần hoàn của chu trình vật chất trong tự nhiên.
- Góp phần làm sạch môi trường nước.
- Tạo ra các mỏ quặng.
2. Vai trò của quang tổng hợp ở vi khuẩn
- Cung cấp nguồn chất hữu cơ cho các loài sinh vật dị dưỡng.
- Góp phần điều hòa khí quyển.
- Làm giảm ô nhiễm môi trường
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức bài học (SH 1.1.1; SH 1.1.2; SH 1.2.1; SH 1.2.2; SH 1.2.3; SH 1.2.4; TCTH 6.1)
b. Nội dung: GV dung phương pháp hỏi đáp, kĩ thuật tia chớp yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu bài tập (10 câu hỏi) theo kiểu “Hỏi nhanh – Đáp lẹ” trong vòng 3 phút
PHIẾU CÂU HỎI
Câu 1. Những nhóm sinh vật nào có khả năng quang hợp?
Câu 2. Kể tên các chất vô cơ là nguyên liệu của quá trình qung hợp
Câu 3. Kể tên các sản phẩm tạo ra từ pha sáng của quang hợp. 
Câu 4. Pha sáng của quang hợp diễn ra ở đâu?
Câu 5. Nơi diễn ra pha tối của quang hợp. Sản phẩm chính của pha tối là gì?
Câu 6. CO2 tham gia vào pha nào của quá trình quang hợp?
Câu 7. Chu trình Canvin gồm mấy giai đoạn? Kể tên.
Câu 8. Quang hợp có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống của sinh giới. Đúng hay sai?
Câu 9. Quá trình nào có vai trò đảm bảo sự tuần hoàn của chu trình vật chất, làm sạch môi trường nước và tạo ra các mỏ quặng?
Câu 10. Quá trình nào tạo nên lượng sinh khối lớn, góp phần điều hòa khí quyển và làm giảm ô nhiễm môi trường?
c. Sản phẩm học tập: Đáp án phiếu bài tập 
Câu 1. Thực vật, vi khuẩn lam và tảo 
Câu 2. Khí cacbonic và nước 	 
Câu 3. ATP, NADPH, O2 
Câu 4. Thylacoid 
Câu 5. Chất nền stroma của lục lạp, chất hữu cơ (carbohydrat) 
Cao 6. Pha tối
Câu 7. 3 giai đoạn (Cố định CO2, Khử, Tái tạo chất nhận)
Câu 8. Đúng
Câu 9. Hóa tổng hợp ở vi khuẩn
Câu 10. Quang tổng hợp ở vi khuẩn
d. Tổ chức thực hiện: 
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV phát phiếu bài tập cho cả lớp, yêu cầu hoàn thành trong 3 phút 
*Thực hiện nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức vừa học, trả lười nhanh 10 câu hỏi (ghi trên phiếu)
*Báo cáo, thảo luận: GV thu lại phiếu bài tập đã làm của cả lớp, phát chéo nhau.
*Kết luận, nhận định: GV đưa đáp án, HS chấm bài, sửa lại câu sai.
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG – MỞ RỘNG. (về nhà)
a. Mục tiêu: SH 1.2.1; SH 1.2.2; SH 2.4
b. Nội dung: GV giao bài tập về nhà cho cả lớp (2 câu hỏi)
Câu 1: Trong trồng trọt cần có những biện pháp gì để cây quang hợp tốt nhất
Câu 2: Nêu một số biện pháp kỹ thuật trồng cây trong nhà kính? 
Yêu cầu cho HS thích khám phá: Làm thí nghiệm cây quang hợp tạo ô xi: Thí nghiệm với cây rong đuôi chó: Tham khảo cách tiến hành trên you tube: 
c. Sản phẩm học tập: 
Câu 1: Biện pháp giúp cây quang hợp tốt:
- Trồng với mật độ phù hợp để bộ lá phát triển tốt nhận được nhiều ánh sáng
- Sử dụng các biện pháp nông sinh như tưới nước, bón phân
Câu 2: Một số biện pháp kỹ thuật trồng cây trong nhà kính
- Dùng ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng nhân tạo có nhiều tia sáng nhìn thấy
- Đảm bảo đủ thời gian chiếu sáng trong ngày phù hợp với từng loài cây
- Đảm bảo nhiệt độ phù hợp với loài cây
- Tưới nước, bón phân hợp lý
d. Tổ chức hoạt động: 
* Chuyển giao nhiệm vụ: HS nhận nhiệm vụ làm bài về nhà.
* Thực hiện nhiệm vụ: Ở nhà (vận dụng kiến thức của chủ đề, tìm thêm thông tin trên internet)
- Mỗi HS trả lời câu hỏi vào vở
* Báo cáo, thảo luận: - Mỗi HS nộp vở bài tập về nhà
* Kết luận, nhận định: Gv kiểm tra ở tiết sau và đưa câu trả lời đúng.
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
A. NỘI DUNG DẠY HỌC CỐT LÕI
I. KHÁI NIỆM TỔNG HỢP CÁC CHẤT TRONG TẾ BÀO
Tổng hợp các chất trong tế bào là quá trình sử dụng nguyên liệu là các chất đơn giản, dưới sự xúc tác của các enzyme để hình thành các hợp chất phức tạp hơn, đồng thời tích lũy năng lượng.
1. Khái niệm quang hợp
Ánh sáng
Sắc tố quang hợp
- Quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các nguyên liệu cô cơ (CO2, H2O) nhờ năng lượng ánh sáng và hệ sắc tố.
- Phương trình tổng quát: 6CO2 + 6H2O C6H12O6 + 6O2
2. Hai pha của quang hợp
Pha sáng
Pha tối
Nơi diễn ra
Thylakoid
Chất nền (stroma)
Điều kiện ánh sáng
Cần ánh sáng
Không cần ảnh sáng
Nguyên liệu
H2O, ADP, NADP+
CO2, ATP, NADPH
Sản phẩm
O2 ATP, NADPH
Chất hữu cơ, ADP, NADP+
- Hình 15.3: Mô tả khái quát bằng sơ đồ diễn biến từng giai đoạn trong chu trình Canvin.
ATP, NADPH
+ Cố định CO2: RuBP + CO2 khí quyển ® APG
ATP
+ Khử: APG AlPG
+ Tái tạo chất nhận: Phần lớn AlPG RuBP
- Nếu không có ánh sáng thì pha tối không diễn ra vì pha tối sử dụng nguyên liệu là ATP, NADPH (sản phẩm từ pha sáng), đồng thời một số enzyme thực hiện pha tối chỉ được hoạt hóa khi có ánh sáng. 
3. Vai trò của quang hợp
- Đối với hoạt động sống của mọi sinh vật trên Trái Đất: cung cấp nguồn vật chất hữu cơ vô cùng đa dạng và phong phú cho nhu cầu dinh dưỡng
- Đối với con người: cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm; cung cấp nguồn nhiên liệu rất phong phú cho mọi hoạt động sản xuất và công nghiệp; cung cấp một lượng lớn chất hữu cơ để cấu trúc nên cơ thể sinh vật
III. HÓA TỔNG HỢP VÀ QUANG TỔNG HỢP Ở VI KHUẨN
1. Vai trò của hóa tổng hợp ở vi khuẩn
- Đảm bảo sự tuần hoàn của chu trình vật chất trong tự nhiên.
- Góp phần làm sạch môi trường nước.
- Tạo ra các mỏ quặng.
2. Vai trò của quang tổng hợp ở vi khuẩn
- Cung cấp nguồn chất hữu cơ cho các loài sinh vật dị dưỡng.
- Góp phần điều hòa khí quyển.
- Làm giảm ô nhiễm môi trường
B. CÁC HỒ SƠ KHÁC
Bảng số 1. Tiêu chí đánh giá bài báo cáo cho hoạt động 2.2
Nội dung
Tiêu chí
Điểm
Tự đánh giá
Đánh giá chéo
Gv đánh giá
Làm việc nhóm
Phân công nhiệm vụ rõ rang, công bằng.
Hoàn thành nhiện vụ của nhóm
15
Bài báo cáo A0
Nội dung: rõ ràng, mạch lạc, đầy đủ, súc tích và ngắn gọn. 
25
Hình thức: sạch, đẹp, chữ viết ngay ngắn, theo thứ tự.
20
Thuyết trình
Giọng nói rõ ràng, kết hợp ngôn ngữ hình thể, nói đúng trọng tâm bài học.
20
Giải đáp câu hỏi
Giải đáp được các câu hỏi của nhóm khác
20

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_10_chan_troi_sang_tao_bai_15_tong_hop_c.docx