Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 16: Phân giải các chất và giải phóng năng lượng

docx 9 trang phuong 12/11/2023 940
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 16: Phân giải các chất và giải phóng năng lượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 16: Phân giải các chất và giải phóng năng lượng

Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 16: Phân giải các chất và giải phóng năng lượng
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường: .
Họ và tên giáo viên: Trần Thị Bích Tiên
Tổ: Sinh_Công nghệ
CHỦ ĐỀ: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO
BÀI 16: PHÂN GIẢI CÁC CHẤT VÀ GIẢI PHÓNG NĂNG LƯỢNG
Môn Sinh học; Lớp: 10 Thời gian thực hiện: 2 tiết
Phẩm chất, năng lực
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Mã hoá
Về năng lực
Năng lực sinh học
Nhận thức sinh học
- Nêu được khái niệm phân giải các chất trong tế bào.
(1)
- Nếu được khái niệm phân giải hiếu khí và phân giải kị khí.
(2)
- Trình bày được quá trình phân giải các chất song song với giải phóng năng lượng.
(3)
- Trình bày được các giai đoạn phân giải hiếu khí và phân giải kị khí.
(4)
- Nêu được mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải các chất
(5)
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
- Giải thích được tốc độ của phân giải hiếu khí phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của cơ thể.
(6)
- Vận dụng kiến thức phân giải kị khí tìm hiểu và giải thích một số ứng dụng của quá trìn phân giải kị khí khí trong đời sống.
(7)
1.2. Năng lực chung
Giao tiếp và hợp tác
Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm.
(8)
Tự chủ và tự học
Tích cực chủ động tìm kiếm tài liệu về khái niệm phân giải các chất, phân giải hiếu khí, phân giải hiếu khí,
(9)
Giải quyết vấn đề và sáng tạo
Thu thập làm rõ các thông tin chứng minh quá trình hô hấp hiếu khí có một phần năng lượng bị thất thoát.
(10)
2. Về phẩm chất
Chăm chỉ
Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công
(11)
Trách nhiệm
Chủ động và tích cực tham gia, vận động người khác tìm hiểu về quá trình phân giiar hiếu khí, kị khí và ứng dụng trong cuộc sống.
(12)
I. MỤC TIÊU
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Hoạt động
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1. Mở đầu
- Đặt vấn đề: Câu hỏi SGK
- SGK
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Video về quá trình phân giải và tổng hợp các chất.
Hình ảnh, video về phân giải hiếu khí và phân giải kị khí.
Phiếu học tập Khái niệm và các giai đoạn chính phân giải hiếu khí.
- Giấy A4, biên bản thảo luận nhóm.
Tìm kiếm thông tin, hình ảnh về phân giải hiếu khí và phân giải kị khí, mối liên hệ giữa tổng hợp và phân giải các chất.
Các hình ảnh thể hiện mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải các chất. 
Các loại phiếu học tập, các câu hỏi, bài tập.
Máy tính, máy chiếu.
- Phiếu học tập số 2: So sánh phân giải hiếu khí và phân giải kị khí
Hoạt động 3. Luyện tập
Bài tập trắc nghiệm.
Hoạt động 4. Vận dụng
- Bài tập 1, 2, 4 SGK
- SGK
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học (thời gian)
Mục tiêu
(Mã hoá)
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/KTDH
chủ đạo
Phương án đánh giá
Hoạt	động	1.
Mở đầu
( 5 phút)
(1)
Qua video quá trình phân giải các chất.
Dạy học trực quan.
Kỹ	thuật động não
PP: Vấn đáp
Công cụ: 2 câu hỏi
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
(70 phút)
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu khái niệm phân giải các chất trong tế bào
(10 phút)
(1)
Tìm hiểu khái niệm phân giải các chất trong tế bào.
- Dạy học trực quan.
Kỹ	thuật động não
PP: Quan sát.
Công cụ: câu hỏi
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu quá trình phân giải hiếu khí (30 phút)
(2), (3), (4), (6), (7)
Tìm hiểu khái niệm, các giai đoạn chính của quá trình phân giải hiếu khí.
Dạy	học theo nhóm.
Kỹ	thuật khăn trải bàn
 PP: Quan sát.
Công cụ: Phiếu học tập
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu quá trình phân giải kị khí (20 phút)
(2), (3), (4), (6), (7)
Tìm hiểu khái niệm, các giai đoạn chính của quá trình phân giải kị khí.
- Dạy học trực quan.
Kỹ	thuật động não
PP: Quan sát.
Công cụ: câu hỏi
Hoạt động 2.4. Tìm hiểu mối quan hệ giữ tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào (10 phút)
Tìm hiểu mối quan hệ giữ tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào
- Dạy học trực quan.
Kỹ	thuật động não
PP: Quan sát.
Công cụ: câu hỏi
Hoạt	động	3.
Luyện tập
(10 phút)
(5), (8), (9),
(10), (11),
- So sánh phân giải hiếu khí và phân giải kị khí.
Bài tập trắc nghiệm.
Dạy	học theo nhóm.
Kỹ	thuật khăn trải bàn
PP: Quan sát.
Công cụ: Phiếu học tập, câu hỏi
Hoạt	động	4.
Vận dụng
(5 phút)
(6), (7), (10),
(11), (12), (12)
Các câu hỏi 2,3,4,5 phần bài tập
- Giao bài tập
PP trực quan.
Công cụ: Sản phẩm hs (vở bài tập, hình ảnh)
CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1. Mở đầu (5 phút)
a) Mục tiêu:
Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới: qua video phân giải các chất và câu hỏi SGK
b) Nội dung:
- Hoạt động cá nhân: Tìm hiểu video và trả lời câu hỏi đầu bài: Khi hoạt động nặng, nhu cầu oxygen của tế bào rất cao, để cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, trong trường hợp thiếu oxygen thì tế bào sẽ tạo ra năng lượng bằng cách nào?
c) Sản phẩm học tập:
- Trả lời câu hỏi :
+ Tế bào sẽ tạo ra năng lượng bằng cách thực hiện quá trình phân giải chất.
- Hình dung được nội dung tìm hiểu là quá trình phân giải các chất trong tế bào.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV cho HS quan sát video và suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát video thảo luận cặp đôi với bạn chung bàn trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS trả lời câu hỏi trong SGK.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV tổng hợp ý kiến và kết luận: Tế bào sẽ tạo ra năng lượng bằng cách thực hiện quá trình phân giải chất: Phân giải kị khí và phân giải hiếu khí.
GV định hướng HS xác định nhiệm vụ của bài học:
+ Tìm hiểu khái niệm phân giải các chất, phân giải hiếu khí, phân giải kị khí.
+ Tìm hiểu quá trình phân giải hiếu khí, phân giải kị khí.
+ Tìm hiểu mối quan hệ mối quan hệ tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới (70 phút)
 Hoạt động 2.1. Tìm hiểu khái niệm phân giải các chất trong tế bào (10 phút)
a)Mục tiêu: (1), (8), (9), (10), (11), (12).
b) Nội dung:
 HS đọc thông tin mục 1 và trả lời câu hỏi số 1,2 trong SGK để tìm hiểu khái niệm phân giải các chất trong tế bào.
Cho một số ví dụ về quá trình phân giải các chất trong tế bào (nêu rõ nguyên liệu tham gia và sản phẩm được hình thành).
 Tại sao quá trình phân giải các chất song song với giải phóng năng lượng?
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập:
GV cho HS đọc thông tin mục 1 và trả lời câu hỏi 1 trong SGK.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao.
Quan sát hình ảnh kết hợp đọc SGK, thảo luận nhóm 2 bạn và trình bày sản phẩm.
GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
GV mời đại diện HS trả lời.
GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV nhận xét câu trả lời, hoạt động, sản phẩm và trình bày của các nhóm rồi kết luận.
*Kết luận I:
- Phân giải các chất trong tế bào là quá trình biến đổi các chất phức tạp thành những chất đơn giản, đồng thời giải phóng năng lượng được tích luỹ trong chất đó.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu quá trình phân giải hiếu khí (30 phút)
a) Mục tiêu: (2), (3), (4), (8) (9), (11), (12)
b) Nội dung:
- Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập:
- Phiếu học tập 1: Khái niệm và các giai đoạn chính phân giải hiếu khí.
Khái niệm:
Các giai đoạn
Vị trí xảy ra
Nguyên liệu
Sản phẩm
Đường phân
Oxi hoá Pyruvic acid và chu trình Krebs
Chuỗi truyền electron hô hấp
c) Sản phẩm học tập:
- Nội dung phiếu học tập số 1 và trình bày của nhóm.
- Trả lời câu hỏi trong quá trình phân giải hiếu khí, oxygen có vai trò gì?
Oxygen là chất nhận electron cuối cùng trong chuỗi electron hô hấp.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV cho HS đọc thông tin SGK, Gv yêu cầu HS quan sát hình 16.2,16.3, 16,4 và trả lời 2 câu hỏi 3, 4 trong SGK.
GV phát PHT số 1, yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi hoàn thành PHT số 1.
Cho HS đọc thông tin SGK, quan sát hình 16.3 trả lời câu hỏi trong quá trình phân giải hiếu khí, oxygen có vai trò gì?
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao.
Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm.
Quan sát hình ảnh kết hợp đọc SGK, thảo luận hoàn thiện phiếu học tập và trình bày sản phẩm.
GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
GV mời đại diện HS trả lời.
GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
 Bước 4 : Kết luận, nhận định:
GV nhận xét câu trả lời, hoạt động, sản phẩm và trình bày của các nhóm rồi kết luận.
Kết luận 2: 
Phiếu học tập số 2:
Khái niệm:
Phân giải hiếu khí (Hô hấp tế bào) là quá trình chuyển hoá năng lượng trong các hợp chất hữu cơ thành năng lượng ATP. 
Các giai đoạn
Vị trí xảy ra
Nguyên liệu
Sản phẩm
Đường phân
Tế bào chất
Glucozo, ATP, ADP, NAD+, O2.
2 Axitpynivic, 2 ATP, 2 NADH
Oxi hoá Pyruvic acid và chu trình Krebs
-TB nhân thực: chất nền của ti thể
- TB nhân sơ: tế bào chất
Axitpynivic, ADP, NAD+, FAD
2ATP, 4 CO2, 6 NADH, 2 FADH2
Chuỗi truyền electron hô hấp
-TB nhân thực: Màng trong ti thể
- TB nhân sơ: Màng tế bào chất
NADH, FADH2, CO2.
6 H2O, 34ATP
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu quá trình phân giải kị khí (20 phút)
a) Mục tiêu: (2), (3), (4), (7), (8), (9), (11), (12)
b) Nội dung:
- Hoạt động cá nhân: Tìm hiểu thông tin và quan sát video quá trình phân giải kị khí và trả lời câu hỏi 8,9,10.
- Hoạt động nhóm: Tìm hiểu thông tin SGK và hoàn thành phiếu học tập số 2
- Phiếu học tập số 2: So sánh phân giải hiếu khí và phân giải kị khí
Điểm so sánh
Phân giải hiếu khí
Phân giải kị khí
Nơi diễn ra
Nguyên liệu (Oxygen)
Sản phẩm
Năng lượng tích luỹ
c) Sản phẩm học tập:
- Trả lời câu hỏi :
+Câu 8: Khi tế bào thiếu Oxygen
+ Câu 9: Do quá trình phân giải kị khí không diễn ra ra chuỗi truyền electron hô hấp nên không cần ti thể
+ Câu 10: Vì phân giải kị khí không cần tiêu tốn Oxygen. Khi thiếu oxygen, lượng oxygen không đủ để cung cấp cho hô hấp tế bào. Lúc nayd tế bào sẽ chuyển sang phân giải kị khí. Đây là giải pháp tối ưu để đáp ứng ATP kịp thời cho cơ thể.
 - Nội dung phiếu học tập số 1 và trình bày của nhóm.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
 - GV cho HS đọc thông tin SGK và quan sát video quá trình phân giải kị khí và trả lời câu hỏi 8,9,10.
GV phát PHT số 2, yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi hoàn thành PHT số 2.
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao.
Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm.
Quan sát hình ảnh kết hợp đọc SGK, thảo luận hoàn thiện phiếu học tập và trình bày sản phẩm.
GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
GV mời đại diện HS trả lời.
GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
 Bước 4 : Kết luận, nhận định:
GV nhận xét câu trả lời, hoạt động, sản phẩm và trình bày của các nhóm rồi kết luận.
Kết luận III:
Phân giải khị khí là quá trình phân giiar chất hữu cơ trong điều kiện không có oxygen trong đó chất cho và nhận electron đều là chất hữu cơ.
Hai hình thức lên men phổ biến là lên men rượu và lên men Lactic.
Đáp án phiếu học tập số 2: 
Điểm so sánh
Phân giải hiếu khí
Phân giải kị khí
Nơi diễn ra
Tế bào chất, ti thể
Tế bào chất
Nguyên liệu (Oxygen)
Có oxi
Không có oxi
Chất nhận e cuối cùng
Oxi
Chất hữu cơ
Sản phẩm
CO2, H2O, ATP
CO2, H2O, ATP, C2H5OH (hoặc axit lactic)
Năng lượng tích luỹ
Tích luỹ ít ATP
38 ATP
Hoạt động 2.4. Tìm hiểu mối quan hệ giữ tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào (10 phút)
a)Mục tiêu: (5), (8), (9), (11), (12).
b) Nội dung:
 GV cho HS đọc thông tin mục IV và trả lời câu hỏi số 11 trong SGK 
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
Quá trình quang hợp cung cấp nguyên liệu (chất hữu cơ) cho quá trình phân giải , đồng thời sản phẩm của quá trình phân giải (CO2 và H2O) được dùng làm nguyên liệu cho quá trình quang hợp.
 d) Tổ chức hoạt động:
 Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập:
GV cho HS đọc thông tin mục 1 và trả lời câu hỏi 1 trong SGK.
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao.
Quan sát hình ảnh kết hợp đọc SGK, thảo luận nhóm 2 bạn và trình bày sản phẩm.
GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
GV mời đại diện HS trả lời.
GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
 Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV nhận xét câu trả lời, hoạt động, sản phẩm và trình bày của các nhóm rồi kết luận.
*Kết luận IV:
- Tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào là 2 quá trình đối lập nhứng có sự thống nhất với nhau để duy trì các hoạt động sống của tế bào.
Hoạt động 3. Luyện tập (10 phút)
Tính số ATP tạo ra từ 1 phân tử glucozo
a.Mục tiêu
Trả lời được các câu hỏi giúp rèn kỹ năng và khắc sâu mục tiêu .
b. Nội dung:
- HS hoạt động cá nhân: HS trả lời các câu hởi trắc nghiệm.
*Trắc nghiệm:
Câu 1: Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm:
A.	Oxi, nước và năng lượng (ATP + nhiệt)
B.	Nước, đường và năng lượng (ATP + nhiệt)
C.	Nước, khí cacbonic và đường
D.	Khí cacbonic, đường và năng lượng (ATP + nhiệt)
Hiển thị đáp án: D
Câu 2: Năng lượng chủ yếu được tạo ra từ quá trình hô hấp là
A. ATP 	B. NADH	 	 C. ADP	 	 D. FADH2
Hiển thị đáp án: A
 Câu 3: Sơ đồ tóm tắt nào sau đây thể hiện đúng quá trình đường phân?
Glucozo → axit piruvic + ATP + NADH
Glucozo → CO2 + ATP + NADH
Glucozo → nước + năng lượng
Glucozo → CO2 + nước
Hiển thị đáp án: A
Câu 4: Năng lượng mà tế bào thu được khi kết thúc giai đoạn đường phân một phân tử glucozo là
A. 2ADP 	B. 1ADP 	C. 2ATP 	D. 1ATP
Hiển thị đáp án: C
Câu 5: Quá trình đường phân xảy ra ở
A.	Trên màng của tế bào
B.	Trong tế bào chất (bào tương)
C.	Trong tất cả các bào quan khác nhau
D.	Trong nhân của tế bào
 Hiển thị đáp án: B
Câu 6: Sau giai đoạn đường phân, axit piruvic được chuyển hóa thành axetyl – CoA và được phân giải tiếp ở
A. màng ngoài của ti thể 
B. trong chất nền của ti thể
C. trong bộ máy Gôngi 
D. trong các riboxom
Hiển thị đáp án: B
Câu 7: Chất hữu cơ trực tiếp đi vào chu trình Crep là
A. axit lactic 	B. axetyl – CoA	 C. axit axetic 	D. Glucozo
Hiển thị đáp án: B
Câu 8: Quá chu trình Crep, mỗi phân tử axetyl – CoA được oxi hóa hoàn toàn sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử CO2
A. 4 phân tử 	B. 1 phân tử	C. 3 phân tử 	D. 2 phân tử
Hiển thị đáp án: D
Câu 9: Giai đoạn nào sinh ra nhiều ATP nhất?
A. Đường phân
B. Chuỗi chuyền electron hô hấp
C. Chu trình Crep
D. Giai đoạn trung gian giữa đường phân và chu trình Crep
Hiển thị đáp án: B
 Câu 10: ATP không được giải phóng ồ ạt mà từ từ qua các giai đoạn nhằm
A.	Thu được nhiều năng lượng hơn
B.	Tránh lãng phí năng lượng
C.	Tránh đốt cháy tế bào
D.	Thu được nhiều CO2 hơn
Hiển thị đáp án: C
c. Sản phẩm học tập:
Câu trả lời cho các câu hỏi.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ ( Sử dụng kỹ thuật giao nhiệm vụ và động não):
Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và làm trắc nghiệm
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS hoạt động cá nhân: Suy nghĩ, vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi luyện tập, trắc nghiệm vào giấy nháp.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS trả lời từng câu hỏi khi GV chỉ định hoặc xung phong phát biểu. Bước 4: Kết luận, nhận định : GV nhận xét câu trả lời và đưa ra đáp án. Hoạt động 4 : Vận dụng (5 phút)
a. Mục tiêu: (6), (7), (8), (9), (10), (11), (12)
b. Nội dung: 
*Hoạt động cá nhân về nhà:
Trả lời các câu hỏi bài tập 1, 2, 4 SGK.
Hãy tính tổng số phân tử ATP được tạo ra khi oxi hoá hoàn toàn 1 phân tử glucose trong quá trình phân giải hiếu khí?
c.Sản phẩm học tập:
Đáp án các câu hỏi:
d.Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS: Về nhà trả lời các câu hỏi vận dụng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS tiến hành vận dụng kiến thức đã học làm vào vở bài tập
Bước 3: Báo cáo kết quả: Vào tiết học sau, HS nộp vở bài tập
Bước 4: Kết luận và nhận định: Gv thu sản phẩm và đánh giá bằng cho điểm.
HỒ SƠ DẠY HỌC
NỘI DUNG DẠY HỌC CỐT LÕI
TÊN CHỦ ĐỀ: TRAO ĐỔI VẬT CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở TẾ BÀO
TÊN BÀI DẠY: BÀI 16: PHÂN GIẢI CÁC CHẤT VÀ GIẢI PHÓNG NĂNG LƯỢNG
I.KHÁI NIỆM PHÂN GIẢI CÁC CHẤT TRONG TẾ BÀO
Phân giải các chất trong tế bào là quá trình biến đổi accs chất phức tạp thành những chất đơn giản, đồng thời giải phóng năng lượng được tích luỹ trong chất đó.
II.QUÁ TRÌNH PHÂN GIẢI HIẾU KHÍ 
1.Khái niệm
- Phân giải hiếu khí (Hô hấp tế bào) là quá trình chuyển hoá năng lượng trong các hợp chất hữu cơ thành năng lượng ATP. 
2. Các giai đoạn chính
Các giai đoạn
Vị trí xảy ra
Nguyên liệu
Sản phẩm
Đường phân
Tế bào chất
Glucozo, ATP, ADP, NAD+, O2.
2 Axitpynivic, 2 ATP, 2 NADH
Oxi hoá Pyruvic acid và chu trình Krebs
-TB nhân thực: chất nền của ti thể
- TB nhân sơ: tế bào chất
Axitpynivic, ADP, NAD+, FAD
2ATP, 4 CO2, 6 NADH, 2 FADH2
Chuỗi truyền electron hô hấp
-TB nhân thực: Màng trong ti thể
- TB nhân sơ: Màng tế bào chất
NADH, FADH2, CO2.
6 H2O, 34ATP
III. QUÁ TRÌNH PHÂN GIẢI KỊ KHÍ.
Phân giải khị khí là quá trình phân giiar chất hữu cơ trong điều kiện không có oxygen trong đó chất cho và nhận electron đều là chất hữu cơ.
Hai hình thức lên men phổ biến là lên men rượu và lên men Lactic.
IV. TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ GIỮ TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI CÁC CHẤT TRONG TẾ BÀO
- Tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào là 2 quá trình đối lập nhứng có sự thống nhất với nhau để duy trì các hoạt động sống của tế bào.
CÁC HỒ SƠ KHÁC
Bảng theo dõi, quan sát hoạt động nhóm của học sinh
Sổ điểm.
Sách giáo viên.
Kế hoạch dạy học.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_10_chan_troi_sang_tao_bai_16_phan_giai.docx