Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 17: Thông tin giữa các tế bào
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 17: Thông tin giữa các tế bào", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 17: Thông tin giữa các tế bào
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TÊN BÀI DẠY: Bài 17. THÔNG TIN GIỮA CÁC TẾ BÀO Môn Sinh học; Lớp: 10 Thời gian thực hiện: 1 tiết PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC MỤC TIÊU MÃ HOÁ 1. Về năng lực a. Năng lực sinh học Nhận thức sinh học Nêu được khái niệm về thông tin giữa các tế bào. SH 1.1 Phân biệt được các kiểu truyền thông tin giữa các tế bào. SH 1.3 Dựa vào sơ đồ thông tin giữa các tế bào, trình bày được các quá trình: + Tiếp nhận: Một phân tử truyền tin liên kết vào một protein thụ thể làm thụ thể thay đổi hình dạng; + Truyền tin: Các chuỗi tương tác phân tử chuyển tiếp tín hiệu từ các thụ thể tới các phân tử đích trong tế bào; + Đáp ứng: Tế bào phát tín hiệu điều khiển phiên mã, dịch mã hoặc điều hoà hoạt động của tế bào. SH 1.2 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học Vận dụng kiến thức đã học để giải thích cơ sở của quá trình điều hoà hàm lượng glucose trong máu. SH 3.1 b. Năng lực chung Giao tiếp và hợp tác Biết chủ động phát biểu để nêu ý kiến của bản thân khi học về thông tin giữa các tế bào. GTHT 1.5 2. Về phẩm chất Trách nhiệm Sẵn sàng chịu trách nhiệm về các nội dung trình bày về quá trình truyền tin giữa các tế bào. TN 1.3 II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC ‒ Dạy học trực quan. ‒ Dạy học theo nhóm cặp đôi. ‒ Dạy học hỏi đáp, nêu và giải quyết vấn đề. ‒ Kĩ thuật khăn trải bàn. III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1.Đối với giáo viên ‒ Sơ đồ về quá trình truyền tin giữa các tế bào, các kiểu truyền tin. ‒ Các câu hỏi liên quan đến bài học. ‒ Máy tính, máy chiếu. 2.Đối với học sinh ‒ Vở ghi chép. ‒ Biên bản thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) a) Mục tiêu: Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới: Thông tin giữa các tế bào b) Nội dung: - Hoạt động cá nhân: Học sinh trả lời các câu hỏi tình huống Tình huống 1: Tế bào thần kinh sẽ truyền các phân tử tín hiệu (chất hoá học) cho tế bào cơ. Nếu sự giao tiếp này bị ngừng lại, cơ sẽ không vận động được. Vậy quá trình các tế bào truyền tín hiệu và nhận tín hiệu diễn ra như thế nào? Tình huống 2: Bằng cách nào mà hormone insulin và glucagon (do tế bào tuyến tuỵ tiết ra) có thể kích thích các tế bào gan và cơ thực hiện quá trình chuyển hoá đường, qua đó, điều hoà hàm lượng glucose trong máu? c) Sản phẩm học tập: Các câu trả lời/ dự đoán của của HS d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV nêu 2 tình huống cho HS Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trả lời câu hỏi. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV tổng hợp ý kiến và kết luận. - GV định hướng HS xác định nhiệm vụ của bài học: + Thông tin giữa các tế bào được truyền tải như thế nào? +Ý nghĩa của sự truyền tải thông tin giữa các tế bào? Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới ( 25 phút) Hoạt động 2.1. Thông tin giữa các tế bào Hoạt động 2.1.1.Tìm hiểu khái niệm về thông tin giữa các tế bào a. Mục tiêu SH 1.1; GTHT 1.5; TN 1.3. b. Nội dung HS đọc thông tin mục 1, hình 17. 1 và hoàn thành phiếu học tập số 1 PHIẾU HỌC TẬP 1 Quan sát Hình 17.1, hãy cho biết thông tin được truyền từ tế bào này đến tế bào khác bằng cách nào? Tế bào đáp ứng như thế nào với các tín hiệu khác nhau? Hãy cho một ví dụ về sự đáp ứng của tế bào. c.Sản phẩm học tập Câu trả lời của HS, nội dung phiếu học tập và trình bày của nhóm d.Tổ chức thực hiện Giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS đọc thông tin mục 1, hình 17.1 trong SGK. - GV phát PHT số 1, yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi hoàn thành PHT số 1. Thực hiện nhiệm vụ: - HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao. - Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm. - Quan sát hình ảnh kết hợp đọc SGK, thảo luận hoàn thiện phiếu học tập và trình bày sản phẩm. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. * Báo cáo, thảo luận: - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. * Kết luận, nhận định: - GV nhận xét câu trả lời, hoạt động, sản phẩm và trình bày của các nhóm rồi kết luận. *Kết luận Thông tin giữa các tế bào là sự truyền tín hiệu từ tế bào này sang tế bào khác thông qua phân tử tín hiệu để tạo ra các đáp ứng nhất định. Sự truyền thông tin giữa các tế bào có ý nghĩa giúp cho các tế bào trong cơ thể có thể phối hợp với nhau để thực hiện các hoạt động sống của cơ thể. GV cho HS phân tích hình để làm rõ vấn đề: Khi tế bào C nhận thông tin từ tế bào A thì tế bào C sẽ tiến hành phân chia, còn khi nhận thông tin từ tế bào B thì tế bào C sẽ đi vào con đường biệt hoá để hình thành tế bào có chức năng. Hoạt động 2.1.2.Tìm hiểu các kiểu truyền thông tin giữa các tế bào a. Mục tiêu SH 1.3; GTHT 1.5. b. Nội dung HS hoạt động theo nhóm, sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn (mỗi HS viết ra giấy A4 hoặc giấy nháp; ý kiến thống nhất của nhóm viết vào một tờ giấy A4 khác) để trả lời câu hỏi: Có những kiểu truyền tin nào? Các hình ảnh sau đây mô tả kiểu truyền tin nào? c.Sản phẩm học tập Câu trả lời thống nhất của nhóm b. Tổ chức thực hiện Giao nhiệm vụ học tập -GV chia nhóm HS,sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn - GV cho HS đọc thông tin mục 2, thảo luận để trả lời câu hỏi Thực hiện nhiệm vụ: - HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao. - Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm. - HS thảo luận hoàn thiện câu trả lời và trình bày sản phẩm của nhóm - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. * Báo cáo, thảo luận: - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. * Kết luận, nhận định: - GV nhận xét câu trả lời, hoạt động, sản phẩm và trình bày của các nhóm rồi kết luận. a.Các yếu tố sinh trưởng được tiết ra kích thích sự sinh trưởng của các tế bào liền kề → truyền tin cục bộ. b.Các phân tử hoà tan trong bào tương được vận chuyển qua cầu sinh chất giữa hai tế bào thực vật → truyền tin qua mối nối giữa các tế bào. c.Sự tiếp xúc giữa kháng nguyên và kháng thể → truyền tin qua tiếp xúc trực tiếp nhờ các phân tử bề mặt. d.Tuyến yên sản xuất hormone sinh trưởng, hormone này đến kích thích sự phân chia và kéo dài tế bào xương, giúp phát triển xương → truyền tin qua khoảng cách xa. Sự truyền thông tin giữa các tế bào có ý nghĩa gì? Sự truyền thông tin giữa các tế bào có ý nghĩa giúp cho các tế bào trong cơ thể có thể phối hợp với nhau để thực hiện các hoạt động sống của cơ thể. Hoạt động 2.2. Quá trình truyền thông tin giữa các tế bào a. Mục tiêu SH 1.2; SH 3.1; GTHT 1.5; TN 1.3. b.Nội dung Hoạt động cá nhân: HS quan sát đọc nội dung mục II, quan sát hình 17.3 và 17.4 để trả lời câu hỏi trong SGK c.Sản phẩm học tập Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện Giao nhiệm vụ học tập -GV yêu câu HS đọc nội dung mục II, quan sát hình ảnh 17.3 và 17.4, trả lời các câu hỏi SGK Thực hiện nhiệm vụ -HS tiếp nhận nhiệm vụ -HS đọc thông tin mục II và trả lời các câu hỏi Báo cáo, thảo luận - HS trình bày câu trả lời Nhận định, kết luận 5.Bằng cách nào mà thông tin từ thụ thể được truyền vào trong tế bào? Sau khi liên kết, phân tử tín hiệu làm thay đổi thụ thể, qua đó khởi động quá trình truyền tin thông qua các phân tử truyền tin trong con đường truyền tín hiệu. Cần lưu ý rằng, thực chất của quá trình truyền tín hiệu là một chuỗi các phản ứng sinh hoá trong tế bào. Trong đó, ở mỗi bước, một phân tử truyền tin gây nên sự thay đổi ở phân tử thuộc bước tiếp theo. Phân tử cuối cùng trong con đường truyền tín hiệu kích ứng đáp ứng tế bào. 6.Sự đáp ứng có thể thực hiện qua những hoạt động nào của tế bào? Sự đáp ứng có thể thực hiện qua các hoạt động phiên mã, dịch mã hoặc điều hoà các hoạt động của tế bào (hoạt động của tế bào chất, hoạt động sinh tổng hợp protein thông qua việc hoạt hoá hoặc ức chế một số gene, điều hoà hoạt tính của protein,). Hoạt động 3. Luyện tập ( 5 phút) 1. Mục tiêu Trả lời được các câu hỏi giúp rèn kỹ năng và khắc sâu mục tiêu . 2. Nội dung: - HS hoạt động theo nhóm : HS tham gia trò chơi Ai nhanh hơn 3.Sản phảm học tập - Câu trả lời của HS 4.Tổ chức thực hiện Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ ( Sử dụng kỹ thuật giao nhiệm vụ và động não): Lớp chia thành 3 đội. Mỗi đội có 4 lượt chọn câu hỏi. Đội nào trả lời được đúng sẽ được +1 điểm, trả lời sai 0 điểm, đội trả lời bổ sung sẽ được +0.5 điểm Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS hoạt động nhóm: Suy nghĩ, vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi luyện tập, trắc nghiệm trong khoảng thời gian nhanh nhất Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trả lời nhanh chóng câu hỏi để giành điểm trong khoảng thời gian giới hạn Bước 4: Kết luận, nhận định : GV nhận xét câu trả lời và đưa ra đáp án. Hệ thống câu hỏi: Đính kèm File PowerPoint Hoạt động 4. Vận dụng ( 7 phút) 1. Mục tiêu Học sinh vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi 2. Nội dung: - HS hoạt động cá nhân : HS tham gia trả lời các câu hỏi 1. Gibberellin (GA) là một loại hormone kích thích sinh trưởng ở thực vật. Một số cây trồng bị thiếu hụt GA nên sinh trưởng kém, chiều cao thấp. Người ta phun bổ sung GA cho các cây này, sau một thời gian, chiều cao của chúng vẫn không tăng thêm. Hãy giải thích nguyên nhân của hiện tượng trên. 2. Chất curare được chiết xuất từ nhựa một số loại cây thuộc vùng nhiệt đới Nam Mĩ (ví dụ cây strychnos), những thợ săn các câu lạc bộ thổ dân Nam Mĩ thường dùng chất độc curare tẩm vào mũi tên để đi săn, khi bắn mũi tên có tẩm curare vào con vật thì con vật không chạy được. Hãy nêu cơ chế tác dụng của curare lên con vật. 3. Bằng cách nào mà hormone insulin và glucagon (do tế bào tuyến tuỵ tiết ra) có thể kích thích các tế bào gan và cơ thực hiện quá trình chuyển hoá đường, qua đó, điều hoà hàm lượng glucose trong máu? 4. Endorphin là một chất giảm đau tự nhiên do tuyến yên và các tế bào não khác tiết ra. Khi chất này liên kết vào thụ thể của nó trên bề mặt các tế bào não sẽ có tác dụng làm giảm đau. Trong y học, người ta có thể dùng morphine với hàm lượng nhất định, tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương để giảm cảm giác đau mạnh khi lượng endorphin tiết ra không đủ. Bằng cách nào mà morphine có tác dụng giống endorphin? Tác dụng của curare lên con vật như thế nào? 3.Sản phảm học tập - Câu trả lời của HS 4.Tổ chức thực hiện Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ ( Sử dụng kỹ thuật giao nhiệm vụ và động não) GV yêu câu HS đọc nôi dung phần Vận dụng và trả lời các câu hỏi Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tiếp nhận nhiệm vụ và suy nghĩ trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trả lời câu hỏi Bước 4: Kết luận, nhận định : GV nhận xét câu trả lời và đưa ra đáp án. V.Hồ sơ dạy học A.Nội dung học tập cốt lõi B. Các loại hồ sơ khác - Bảng theo dõi, quan sát hoạt động nhóm của học sinh - Sổ điểm. - Sách giáo viên. - Kế hoạch dạy học.
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_10_chan_troi_sang_tao_bai_17_thong_tin.docx