Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 18: Chu kì tế bào

docx 12 trang phuong 12/11/2023 1380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 18: Chu kì tế bào", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 18: Chu kì tế bào

Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 18: Chu kì tế bào
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
Trường: THPT Trần Hưng Đạo
Tổ: Lí – Hóa – Sinh - CN
Họ và tên GV: Trần Thị Hiền
Nhóm: 1
CHƯƠNG 4. CHU KÌ TẾ BÀO, PHÂN BÀO VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO 
 BÀI 18: CHU KÌ TẾ BÀO
Thời gian: 2 tiết
I.MỤC TIÊU
Phẩm chất, năng lực 
Mục tiêu
Mã hóa
1.Về năng lực
1.1.Năng lực sinh học 
Nhận thức sinh học 
Nêu được khái niệm chu kì tế bào. Dựa vào sơ đồ trình bày được các giai đoạn và mối quan hệ giữa các giai đoạn trong chu kì tế bào .
SH 1.1
Giải thích được sự phân chia tế bào một cách không bình thường có thể dẫn tới ung thư. Trình bày được một số thông tin về bệnh ung thư ở Việt Nam. Nêu được một số biện pháp phòng tránh ung thư.
SH 1.6
Tìm hiểu thế giới sống
Tì hiểu chu kì tế bào của một số tế bào.
Tìm hiểu nguyên nhân và cơ chế gây bệnh ung thư.
SH 2.2
Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học 
Vận dụng kiến thức về cơ chế kiểm soát chu kì tế bào để giải thích cơ chế bênh ung thư và từ đó đề xuất cách phòng tránh bệnh ung thư
SH 3.2
1.2.Năng lực chung 
Giao tiếp và hợp tác 
Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm
GTHT 5
Tự chủ và tự học 
Tích cực chủ động tìm kiếm tài liệu về chu kì tế bào và bệnh ung thư.
TCTH 1
Giải quyết vấn đề và sáng tạo 
Thu thập làm rõ thông tin liên quan đến chu kì tế bào và bệnh ung thư
VĐST 4
2.Về phẩm chất 
Chăm chỉ
Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi nhiệm vụ được phân công.
CC 1.2
Trách nhiệm 
Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tìm hiểu về bệnh ung thư để có biện pháp phòng tránh.
TN 4.2
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
Hoạt động
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Mở đầu 
- Hình ảnh về ung thư tuyến vú.
SGK
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
- Hình 18.1; 18.2; 18.3; 18.4; 18.5 SGK
- Hình 18.1 SGK
- Các loại phiếu học tập, các câu hỏi và bài tập.
- Máy tính, máy chiếu.
- Giấy A0, bút mực.
- Tìm hiểu thông tin về chu kì tế bào của một số tế bào và bệnh ung thư.
Hoạt động 3: Luyện tập 
- Bài tập trắc nghiệm 
Hoạt động 4: Vận dụng 
- Bài tập cuối bài trong SGK
SGK
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	A.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Hoạt động học (thời gian) 
Mục tiêu 
(mã hóa) 
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo 
Phương án đánh giá 
Hoạt động 1. Khởi động 
SH 2.2.
Câu hỏi 
- Kĩ thuật động não
Câu hỏi, vấn đáp 
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới 
Hoạt động 2.1.
Tìm hiểu khái niệm chu kì tế bào 
SH 1.1
GTHT 5
Khái niệm chu kì tế bào.
- Hoạt động cá nhân
Phiếu học tập
Các câu hỏi 1,2/85 SGK
Hoạt động 2.2
Tìm hiểu các pha của chu kì tế bào 
SH 1.1
GTHT 5, 
VĐST 4
Các pha chu kì tế bào
-Dạy học theo nhóm
Các câu hỏi 3,4/86 SGK
Hoạt động 2.3. 
Tìm hiểu kiểm soát chu kì tế bào
SH 2.2
Các điểm kiểm soát chu kì tế bào 
-Dạy học theo nhóm
Các câu hỏi 5,6/86 SGK
Hoạt động 2.4
Tìm hiểu bệnh ung thư
SH 1.6 
VĐST 4, 
TN 4.2
TCTH 1
Nguyên nhân và cơ chế của bệnh ung thư.
-Dạy học theo nhóm
Các câu hỏi 7,8/87 SGK
Hoạt động 3. 
Luyện tập 
SH 1.6, TN 4.2, VĐST 4
Các câu hỏi luyện tập trong SGK 
Kĩ thuật động não
-Vấn đáp 
-Phiếu học tập
Hoạt động 4. 
Vận dụng 
SH 3.2, GTHT 5
Các câu hỏi 2, 3,4,5 phần bài tập trong SGK
Giao bài tập 
Vở bài tập. 
B.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.Hoạt động 1. Mở đầu 
a.Mục tiêu: 
Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới: Em nêu hiểu biết của mình về bệnh ung thư thông qua quan sát bệnh ưng thư tuyến giáp.
b.Nội dung: 
 Hoạt động cá nhân: Quan sát tranh hình và trả lời câu hỏi. Em hiểu thế nào về bệnh ung thư.
c.Sản phẩm học tập: 
- HS nêu được vài nét cơ bản về ung thư, nếu sai GV có thể sửa cho HS.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
d.Tổ chức thực hiện: 
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS qua sát tranh, kết hợp kiến thức bản thân để trả lời câu hỏi.
*Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS trả lời câu hỏi
*Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV tổng hợp ý kiến và kết luận: Ung thư là một nhóm bệnh liên quan đến sự tăng sinh bất thường của tế bào với khả năng di căn và xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể. Vậy nguyên nhân gây ung thư là gì, chúng ta sẽ đi tìm hiểu nội dung bài học ngày hôm nay.
2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1.Tìm hiểu khái niệm chu kì tế bào
a.Mục tiêu: 
- Nêu được khái niệm chu kì tế bào.
b.Nội dung: 
- HS đọc thông tin mục I và trả lời câu hỏi 1, 2/85 SGK 
c.Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời của HS
d.Tổ chức thực hiện: 
Tổ chức thực hiện
Nội dung bài học
*Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV cho HS đọc thông tin mục I và trả lời câu hỏi 1 và 2 trong SGK.
*Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ 	
- HS Nghiên cứu thông tin trong SGK và thảo luận theo cặp thống nhất câu trả lời.	
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
*Báo cáo, thảo luận: 
- GV mời đại diện HS trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
*Kết luận, nhận định: 
I. Khái niệm chu kì tế bào.
- Chu kì tế bào là hoạt động sống có tính chu kì, diễn ra từ lần phân bào này đến lần phân bào tiếp theo, kết quả là từ một tế bào mẹ ban đầu hình thành nên hai tế bào con. 
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu các pha của chu kì tế bào
a.Mục tiêu: 
- Trình bày được các giai đoạn của chu kì tế bào.
- Trình bày được các pha và mối liên hệ giữa các pha trong kì trung gian.
b.Nội dung: 
- GV đưa ra các câu hỏi gợi ý cho HS:
+ Chu kì tế bào gồm những giai đoạn nào? Kể tên các giai đoạn của chu kì tế bào.
+ Kì trung gian là gì? Nêu tên và chức năng của các pha trong kì trung gian.
+ Hãy cho biết các giai đoạn của chu kì tế bào có mối quan hệ với nhau như thế nào?
c.Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời của HS, phiếu học tập.
d.Tổ chức thực hiện:
Tổ chức thực hiện
Nội dung bài học
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm: Nghiên cứu mục II trong SGK và có thể dùng sơ đồ phác họa lại các giai đoạn của chu kì tế bào hoặc mô tả bằng lời nói, văn viết để trả lời các câu hỏi theo gợi ý của GV.
*Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. 	
- HS Nghiên cứu thông tin trong SGK và thảo luận theo nhóm thống nhất câu trả lời và trình bày sản phẩm.	
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 	 
*Báo cáo, thảo luận: 
- GV mời đại diện HS trình bày sản phẩm.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.	 
*Kết luận, nhận định: 
GV nhận xét câu trả lời, hoạt động, sản phẩm và trình bày của các nhóm rồi kết luận.
II. Các pha của chu kì tế bào
Chu kì tế bào được chia thành hai giai đoạn: 
- Kì trung gian gồm ba pha G1, S, G2. 
+ Pha G1: Tế bào tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng.
+ Pha S: Nhân đôi AND và NST. Các NST dính nhau ở tâm động tạo thành NST kép.
+ Pha G2: Tổng hợp các chất cho tế bào. NST ở dạng sợi mảnh.
- Giai đoạn phân chia tế bào (Pha M) gồm 2 quá trình.
+ Quá trình phân chia nhân trong đó NST của TB mẹ được chia tách làm 2 phần giống nhau.
+ Quá trình phân chia TB chất.
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu kiểm soát chu kì tế bào
a.Mục tiêu: 
- Trình bày các điểm kiểm soát chu kì tế bào.
- Nêu ý nghĩa của việc kiểm soát chu kì tế bào.
b.Nội dung:
- HS làm việc cặp đôi để thảo luận thống nhất nội dung trả lời câu hỏi 5, 6 trong SGK.
c.Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời của HS
d.Tổ chức thực hiện: 
Tổ chức thực hiện
Nội dung bài học
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi theo bàn: Nghiên cứu mục III trong SGK để trả lời.
*Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. 	
- HS Nghiên cứu thông tin trong SGK và thảo luận theo nhóm thống nhất câu trả lời. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 	 
*Báo cáo, thảo luận: 
- GV mời đại diện HS trình bày sản phẩm.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.	 
*Kết luận, nhận định: 
GV nhận xét câu trả lời, hoạt động, sản phẩm và trình bày của các nhóm rồi kết luận.
III. Kiểm soát chu kì tế bào
Chu kì tế bào được kiểm soát để đảm bảo sự chính xác của quá trình phân bào trong các tế bào sinh vật nhân thực. Có ba điểm kiểm soát chính trong chu kì tế bào. Các điểm kiểm soát này sẽ đảm bảo các pha trong chu kì tế bào được hoàn tất chính xác trước khi bước sang pha tiếp theo. Nếu phát hiện ra sai sót, chu kì tế bào được chặn tại điểm kiểm soát đến khi sai sót được sửa chữa xong.
Hoạt động 2.4 Tìm hiểu bệnh ung thư
a.Mục tiêu: 
- Trình bày được nguyên nhân và cơ chế bệnh ung thư.
- Kể tên những loại ung thư phổ biến ở Việt Nam.
- Nêu được một số biện pháp phòng tránh, chữ trị bệnh ung thư.
b.Nội dung:
- HS thảo luận theo nhóm bằng những câu hỏi gơi ý sau:
+ Khối u là gì? Phân biệt u lành và u ác.
+ Nêu nguyên nhân và cơ chế phát sinh bệnh ung thư.
+ Những loại ung thư nào phổ biến ở Việt Nam.
+ Nêu một số biện pháp phòng tránh và chữa trị bệnh ung thư.
+ Em đã từng gặp người bị ung thư chưa? Em thấy cuộc sống của họ như thế nào?
c.Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời của HS
d.Tổ chức thực hiện: 
Tổ chức thực hiện
Nội dung bài học
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm để tham gia cuộc thi “Hiểu biết của em về bệnh ung thư”
*Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. 	
- HS Nghiên cứu thông tin trong SGK và thảo luận theo nhóm thống nhất câu trả lời. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 	 
*Báo cáo, thảo luận: 
- GV mời đại diện HS trình bày bài thuyết trình.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.	 
*Kết luận, nhận định: 
GV nhận xét câu trả lời, hoạt động, sản phẩm và trình bày của các nhóm rồi kết luận.
IV. Ung thư
- Khối u là một nhóm tế bào tăng sinh không biệt hóa trong cơ thể do các tế bào phân chia mất kiểm soát.
- Ung thư là một nhóm bệnh liên quan đến sự tăng sinh bất thường của tế bào với khả năng di căn và xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể. Do vậy, cần phải theo dõi- tầm soát sức khỏe định kì để phát hiện sớm bệnh ung thư, nhất là những người nguy cơ có khả năng bị ung thư cao.
Hoạt động 3: Luyện tập
a.Mục tiêu:
Trả lời được các câu hỏi giúp rèn kĩ năng và khắc sâu mục tiêu. 
b.Nội dung:
- HS hoạt động cá nhân: Trả lời các câu hỏi tự luận và trắc nghiệm.
Phần tự luận: Câu 1,2,3,5/trang 89 SGK.
Phần trắc nghiệm:
Câu 1: Chu kì tế bào bao gồm các pha theo trình tự:
A. G1– G2 – S – nguyên phân. 	B. G2 – G1 – S – nguyên phân.
C. G1 – S – G2 – nguyên phân. 	D. S – G1 – G2– nguyên phân.
Câu 2: Trong một chu kì tế bào thời gian dài nhất là: 
A. Kì trung gian. B. Kì đầu. C. Kì giữa. D. Kì cuối.
Câu 3: Ở người, loại tế bào chỉ tồn tại ở pha G1 mà gần như không phân chia là:
A. Tế bào cơ tim. B. Hồng cầu C. Bạch cầu. D. Tế bào thần kinh.
Câu 4: Hoạt động xảy ra trong pha S của kì trung gian là: 
A. Tổng hợp các chất cần cho quá trình phân bào.
B. Nhân đôi ADN và NST. 
C. Thoi phân bào được hình thành. 
D. Nhiễm sắc thể kép chuyển thành NST đơn.
Câu 5: Hoạt động xảy ra trong pha G2 của kì trung gian là:
A. Tổng hợp các chất cần cho quá trình phân bào. 
B. Tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng.
C. Tổng hợp tế bào chất và bào quan. 
D. Phân chia tế bào.
Câu 6: Đặc điểm pha G1 là gì?
A.Tế bào sinh trưởng, tăng về kích thước
B. ADN nhân đôi
C. Tổng hợp thoi phân bào
D. Nhiễm sắc thể nhân đôi thành sợi kép
Câu 7: Đâu không phải là điểm kiểm soát tế bào?
A. Điểm kiểm soát G1/M 	B. Điểm kiểm soát G2/M
C. Điểm kiểm soát thoi phân bào.	D. Điểm kiểm soát G1
Câu 8: Bệnh ung thư là 1 ví dụ về
A. Sự điều khiển chặt chẽ chu kì tế bào của cơ thể
B. Hiện tượng tế bào thoát khỏi các cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể
C. Chu kì tế bào diễn ra ổn định
D. Sự phân chia tế bào được điều khiển bằng một hệ thống điều hòa rất tinh vi
Câu 9: Nói về chu kỳ tế bào, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào
B. Chu kỳ tế bào gồm kỳ trung gian và quá trình nguyên phân
C. Kì trung gian chiếm phần lớn chu kì tế bào
D. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều bằng nhau
Câu 10: Kì trung gian được gọi là thời kì sinh trưởng của tế bào vì: 
A. Kì này nằm trung gian giữa hai lần phân bào
B. Nó diễn ra sự nhân đôi của NST và trung thể
C. Nó diễn ra quá trình sinh tổng hợp các chất, các bào quan
D. Nó là giai đoạn chuẩn bị cho quá trình phân chia của tế bào
Câu 11: Khi nói về chu kì tế bào, phát biểu nào sau đây là sai? 
A. Mọi quá trình phân bào đều diễn ra theo chu kì tế bào
B. Chu kì tế bào luôn gắn với quá trình nguyên phân
C. Ở phôi, thời gian của một chu kì tế bào rất ngắn
D. Trong chu kì tế bào, pha G1 thường có thời gian dài nhất
Câu 12: Thời gian của một chu kì tế bào được xác định bằng: 
A. thời gian sống và phát triển của tế bào
B. thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp
C. thời gian của quá trình nguyên phân
D. thời gian phân chia của tế bào chất
Câu 13: Có các phát biểu sau về kì trung gian:
Có 3 pha: G1, S và G2
Ở pha G1, thực vật tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng
Ở pha G2, ADN nhân đôi, NST đơn nhân đôi thành NST kép
Ở pha S, tế bào tổng hợp những gì còn lại cần cho phân bào
Những phát biểu đúng trong các phát biểu trên là
A. (1), (2)
B. (3), (4)
C. (1), (2), (3)
D. (1), (2), (3), (4)
c.Sản phẩm học tập: 
Câu trả lời cho các câu hỏi
d.Tổ chức thực hiện: 
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập: (sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ và động não) 
	Yêu cầu HS hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi trắc nghiệm
*Thực hiện nhiệm vụ: 
	HS hoạt động cá nhân: suy nghĩ, vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm vào giấy nháp.
*Báo cáo, thảo luận: 
	HS trả lời câu hỏi khi GV chỉ định hoặc xung phong. 
*Kết luận, nhận định: 
GV nhận xét câu trả lời và đưa ra đáp án
	Hoạt động 4: Vận dụng – mở rộng. 
a.Mục tiêu: 
	luyện tập các kiến thức đã học và liên hệ thực tế.
b.Nội dung: 
	Hoạt động cá nhân ở nhà: trả lời các câu hỏi 4/ 89 SGK vào vở bài tập. 
c.Sản phẩm học tập: 
	Đáp án các câu hỏi
d.Tổ chức thực hiện: 
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
	GV yêu cầu HS về nha trả lời các câu hỏi vận dụng. 
*Thực hiện nhiệm vụ: 
	HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời vào vở bài tập. 
*Báo cáo kết quả: 
	GV có thể yêu cầu 1 vài HS nộp vở để chấm bài lấy điểm. 
*Kết luận, nhận định: GV thu bài và đánh giá bằng điểm số. 
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
A. NỘI DUNG DẠY HỌC CỐT LÕI
TÊN CHỦ ĐỀ: CHU KÌ TẾ BÀO, PHÂN BÀO VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
BÀI 18: CHU KÌ TẾ BÀO
I. Khái niệm chu kì tế bào.
Chu kì tế bào là hoạt động sống có tính chu kì, diễn ra từ lần phân bào này đến lần phân bào tiếp theo, kết quả là từ một tế bào mẹ ban đầu hình thành nên hai tế bào con.
II. Các pha của chu kì tế bào
Chu kì tế bào được chia thành hai giai đoạn: 
- Kì trung gian gồm ba pha G1, S, G2. 
+ Pha G1: Tế bào tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng.
+ Pha S: Nhân đôi AND và NST. Các NST dính nhau ở tâm động tạo thành NST kép.
+ Pha G2: Tổng hợp các chất cho tế bào. NST ở dạng sợi mảnh.
- Giai đoạn phân chia tế bào (Pha M) gồm 2 quá trình.
+ Quá trình phân chia nhân trong đó NST của TB mẹ được chia tách làm 2 phần giống nhau.
+ Quá trình phân chia TB chất.
III. Kiểm soát chu kì tế bào
- Chu kì tế bào được kiểm soát để đảm bảo sự chính xác của quá trình phân bào trong các tế bào sinh vật nhân thực. Có ba điểm kiểm soát chính trong chu kì tế bào. 
+ Điểm kiểm soát G1.
+ Điểm kiểm soát G2/M.
+ Điểm kiểm soát thoi phân bào.
- Các điểm kiểm soát này sẽ đảm bảo các pha trong chu kì tế bào được hoàn tất chính xác trước khi bước sang pha tiếp theo. Nếu phát hiện ra sai sót, chu kì tế bào được chặn tại điểm kiểm soát đến khi sai sót được sửa chữa xong.
IV. Ung thư
- Khối u là một nhóm tế bào tăng sinh không biệt hóa trong cơ thể do các tế bào phân chia mất kiểm soát.
- Ung thư là một nhóm bệnh liên quan đến sự tăng sinh bất thường của tế bào với khả năng di căn và xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể. Do vậy, cần phải theo dõi- tầm soát sức khỏe định kì để phát hiện sớm bệnh ung thư, nhất là những người nguy cơ có khả năng bị ung thư cao.
B. CÁC HỒ SƠ KHÁC
- Bảng theo dõi, quan sát hoạt động nhóm của học sinh.
- Sổ điểm.
- Sách Giáo viên.
- Kế hoạch dạy học.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_10_chan_troi_sang_tao_bai_18_chu_ki_te.docx