Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 19: Quá trình phân bào
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 19: Quá trình phân bào", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 19: Quá trình phân bào
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Trường: Họ và tên giáo viên: Tổ: Lê Nguyễn Thu Ngàn BÀI 19: QUÁ TRÌNH PHÂN BÀO Môn Sinh học; Lớp: 10 Thời gian thực hiện: 2 tiết I. MỤC TIÊU Phẩm chất, năng lực YÊU CẦU CẦN ĐẠT Mã hoá 1. Về năng lực 1.1. Năng lực sinh học Nhận thức sinh học Dựa vào cơ chế nhân đôi và phân li của nhiễm sắc thể để giải thích được quá trình nguyên phân và giàm phân; nguyên phân là cơ chế sinh sàn của tế bào, cùng với giàm phân, thụ tinh là cơ sở của sinh sản hữu tính ở sinh vật. SH1.6 Trình bày được một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân. SH 1.2 Lập được bàng so sánh quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân. SH 1.5 Tìm hiểu thế giới sống Ghi chép thu thập thông tin thiết kế mô hình nguyên phân – giảm phân. SH2.3 SH2.4 Tổng hợp và xây dựng được bài báo cáo ứng dụng đến mô hình về quá trình nguyên phân – giảm phân ở sinh vật nhân thực. SH2.5 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học Vận dụng kiến thức vể nguyên phân và giảm phân vào giải thích một số vấn để trong thực tiễn. SH 3.1 Đề xuất được các biện pháp phòng tránh những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình giảm phân. SH 3.2 1.2. Năng lực chung Tự chủ và tự học Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu vể nguyên phân và giảm phân qua các nguồn học liệu khác nhau và xử lí thông tin thu được. TCTH1 Giao tiếp và hợp tác Biết chủ động phát biểu để nêu ý kiến của bàn thân khi học về quá trình phân bào. GTHT 1.5 2. Về phẩm chất Trách nhiệm Sẵn sàng chịu trách nhiệm về các nội dung trình bày về quá trình phân bào. TN 1.3 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Hoạt động Giáo viên Học sinh Hoạt động 1. Mở đầu GV đặt vấn đề qua hình ảnh Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới Bộ câu hỏi thảo luận hình thành kiến thức về quá trình nguyên phân, quá trình giảm phân và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân. - Giấy A4. - Phiếu học tập (PHT) số 1, 2, 3. Hoạt động 3. Luyện tập Bộ câu hỏi củng cố kiến thức về quá trình nguyên phân và giảm phân. Điện thoại hoặc máy tính bảng có kết nối mạng. Hoạt động 4. Vận dụng GV hướng dẫn cho HS thiết kế mô hình theo gợi ý trong SGK. Khi trình bày mô hình, GV yêu cầu HS trình bày các nội dung sau: - Nguyên vật liệu (nêu rõ vật liệu nào mô tà cho thành phần nào của tế bào). - Các bước thực hiện. - Nội dung mô hình. - Giấy, bút màu. - Điện thoại hoặc máy tính bảng có kết nối mạng. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động học (thời gian) Mục tiêu (Mã hoá) Nội dung dạy học trọng tâm PP/KTDH chủ đạo Phương án đánh giá Hoạt động 1. Mở đầu (3 phút tiết 1) GV đặt vấn đề qua hình ảnh. Trực quan vấn đáp Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới (50 phút) Hoạt động 2.1. Tìm hiểu quá trình nguyên phân và ý nghĩa của nguyên phân (15 phút) SH 1.6 SH 3.1 TCTH 1 GTHT 1.5 TN 1.3 Tìm hiểu quá trình nguyên phân và ý nghĩa của nguyên phân - Phương pháp dạy học trực quan, hỏi - đáp nêu vấn đề - Kĩ thuật khăn trải bàn. - Phương pháp quan sát. - Kĩ thuật ma trận ghi nhớ. - Kĩ thuật hỏi đáp – bộ câu hỏi. Hoạt động 2.2. Tìm hiểu quá trình giảm phân và ý nghĩa của giảm phân (18 phút) SH 1.6 SH 1.2 SH 3.1 TCTH 1 GTHT 1.5 TN 1.3 Tìm hiểu quá trình giảm phân và ý nghĩa của giảm phân - Phương pháp dạy học trực quan, hỏi - đáp nêu vấn đề - Kĩ thuật khăn trải bàn. - Phương pháp quan sát. - Kĩ thuật ma trận ghi nhớ. - Kĩ thuật hỏi đáp – bộ câu hỏi. Hoạt động 2.3. Tìm hiểu một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân (7 phút) SH 1.2 SH 3.1 SH 3.2 TCTH 1 GTHT 1.5 TN 1.3 Tìm hiểu một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân - Phương pháp hỏi – đáp - Kĩ thuật think - pair - share -Phương pháp quan sát. - Kĩ thuật hỏi đáp – bộ câu hỏi. Hoạt động 2.4. So sánh sự khác biệt của quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân (10 phút) SH 1.5 TCTH 1 GTHT 1.5 TN 1.3 So sánh sự khác biệt của quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân. - Thảo luận nhóm cặp đôi. - Phương pháp quan sát. - Kĩ thuật ma trận ghi nhớ. Hoạt động 3. Luyện tập (5 phút) SH 1.2 SH 1.5 SH 1.6 SH 3.1 SH 3.2 Hoạt động trò chơi củng cố kiến thức đã học trong chủ đề. Hoạt động nhóm – trò chơi. Câu hỏi kiểm tra Hoạt động 4. Vận dụng (32 phút) SH3.1 SH3.2 TCTH1 GTHT 1.5 TN1.3 - Thiết kế mô hình thể hiện các kì của quá trình phân bào nguyên phân hoặc giảm phân. - Trình bày mô hình đã thiết kế được. - Hoạt động nhóm. - Tham quan học tập. - Thảo luận nhóm, seminar. - Rubrics đánh giá bài thuyết trình, hoạt động báo cáo trước lớp. - Rubrics đánh giá mô hình. B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1. Mở đầu (3 phút) GV đặt vấn đề qua hình ảnh và hỏi: Khi chúng ta bị xước ngón tay, sau vài ngày theo em vết xước đó biến đổi như thế nào? HS có thể chưa trả lời ngay được, GV dẫn dắt HS đi vào bài học Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới (50 phút) Hoạt động 2.1. Tìm hiểu quá trình nguyên phân và ý nghĩa của nguyên phân (15 phút) a) Mục tiêu SH 1.6; SH 3.1; TCTH 1; GTHT 1.5; TN 1.3 b) Nội dung - GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm khoảng 6 bạn). - GV đưa hệ thống câu hỏi nhỏ giúp HS thảo luận nhóm và tìm hiểu quá trình nguyên phân và ý nghĩa của nguyên phân. c) Sản phẩm - HS ghi nhớ được diễn biến của quá trình nguyên phân và ý nghĩa của nguyên phân. d) Tổ chức thực hiện * Giao nhiệm vụ học tập: - GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, hỏi - đáp nêu vấn đề kết hợp với kĩ thuật khăn trải bàn (mỗi HS viết ra giấy A4 hoặc giấy nháp; ý kiến thống nhất của nhóm được viết vào một tờ giấy A4 khác) để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK. Quan sát Hình 19.1 và trả lời câu hỏi. * Thực hiện nhiệm vụ: - GV đặt câu hỏi kích thích tìm hiểu của HS: ? Quá trình nguyên phân xảy ra ở loại tế bào nào, phổ biến ở sinh vật nào? ? Quá trình nguyên phân chia làm mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào? ? Quan sát hình ảnh cho biết cho biết quá trình phân chia nhân gồm mấy kì? - GV cho HS thảo luận nhóm trong 5 phút và hoàn thành PHT số 1 (mỗi HS viết ra giấy A4 hoặc giấy nháp; ý kiến thống nhất của nhóm được viết vào một tờ giấy A4 khác) để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK. a) Phân chia nhân Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối b) Phân chia tế bào chất (ở kì cuối) Tế bào động vật Tế bào thực vật → Kết quả: * Báo cáo, thảo luận: - GV quan sát quá trình hoạt động của HS, gọi những HS giơ tay nhanh, sớm để trả lời các câu hỏi, qua đó ghi điểm cộng phát biểu cho các nhóm. * Kết luận, nhận định: GV kết luận những kiến thức cốt lõi HS cần ghi nhớ: - Sau khi học và tìm hiểu về quá trình nguyên phân, GV quay lại chốt câu trả lời đầu bài cho HS. ? Khi chúng ta bị xước ngón tay, sau vài ngày theo em vết xước đó biến đổi như thế nào? I. QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN (PHÂN BÀO NGUYÊN NHIỄM) 1. Quá trình nguyên phân – Nguyên phân: là quá trình phân bào nguyên nhiễm, tế bào con được tạo thành có số lượng nhiễm sắc thể (NST) giữ nguyên so với tế bào ban đầu, xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai. – Trong Nguyên phân, bộ NST của tế bào mẹ có sự biến đổi hình thái qua các kì phân bào. – Nguyên phân gồm 2 quá trình: quá trình phân chia nhân (Mitosis) và quá trình phân chia tế bào chất (Cytokinesis). – Quá trình nguyên phân là một phần của chu kì tế bào, trước khi diễn ra nguyên phân, tế bào trải qua giai đoạn chuẩn bị (kì trung gian). – Kì trung gian: chiếm thời gian dài nhất, là thời kì diễn ra các quá trình chuyển hoá vật chất đặc biệt là quá trình nhân đôi ADN. Được chia thành 3 pha: pha G1, S và G2. a) Phân chia nhân Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối - NST kép dạng sợi mảnh. - Thoi phân bào bắt đầu xuất hiện. - Cuối kì đầu, NST co xoắn, màng nhân dần biến mất. Thoi phân bào được hình thành. Các NST kép co xoắn cực đại, tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo Các crômatit tách nhau ra thành các NST đơn và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào. - NST đơn dần dãn xoắn. - Màng nhân và nhân con xuất hiện. - Thoi phân bào biến mất. b) Phân chia tế bào chất (ở kì cuối) Tế bào động vật Tế bào thực vật Màng tế bào co thắt lại ở vị trí giữa tế bào (tạo eo thắt). Hình thành vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo. → Kết quả: Từ 1 tế bào ban đầu (2n), sau 1 lần nguyên phân sẽ tạo thành 2 tế bào con (2n) giống nhau và giống với tế bào mẹ ban đầu. 2. Ý nghĩa của quá trình nguyên phân: giúp sinh vật nhân thực: → Đa bào: nhờ nguyên phân mà cơ thể đa bào sinh trưởng và phát triển lớn lên, tái sinh các mô và bộ phận bị tổn thương. → Đơn bào + Sinh sản sinh dưỡng: nguyên phân là cơ chế sinh sản giúp truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hoạt động 2.2. Tìm hiểu quá trình giảm phân và ý nghĩa của giảm phân (18 phút) a) Mục tiêu SH 1.6; SH 1.2; SH 3.1; TCTH 1; GTHT 1.5; TN 1.3 b) Nội dung - GV cho HS thảo luận nhóm kèm bộ câu hỏi và tìm hiểu quá trình giảm phân và ý nghĩa của giảm phân. c) Sản phẩm - HS ghi nhớ được diễn biến của quá trình giảm phân và ý nghĩa của giảm phân. d) Tổ chức thực hiện * Giao nhiệm vụ học tập: - GV đặt câu hỏi dẫn dắt vào phần mới: Tại sao số NST trong giao tử chỉ bằng ½ số NST trong tế bào sinh dưỡng? - GV cho HS trả lời, chưa chốt câu trả lời. - GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, hỏi - đáp nêu vấn đề kết hợp với kĩ thuật khăn trải bàn (mỗi HS viết ra giấy A4 hoặc giấy nháp; ý kiến thống nhất của nhóm được viết vào một tờ giấy A4 khác) để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK. Quan sát Hình 19.6 và trả lời các câu hỏi. * Thực hiện nhiệm vụ: - GV cho HS quan sát đoạn gif về quá trình giảm phân, HS suy nghĩ trả lời: ? Giảm phân là gì? Giảm phân gồm mấy giai đoạn chính? ? Kể tên các kì của quá trình giảm phân. - GV cho HS thảo luận theo nhóm đã phân từ đầu buổi. HS quan sát hình ảnh về Giảm phân I - II và hoàn thành PHT số 2 Kì cuối 1 Kì sau 1 Kì đầu 1 KÌ giữa 1 Kì cuối 2 Kì sau 2 Kì giữa 2 Kì đầu 2 * Báo cáo, thảo luận: - GV quan sát quá trình hoạt động của HS, gọi những HS giơ tay nhanh, sớm để trả lời các câu hỏi, qua đó ghi điểm cộng phát biểu cho các nhóm. * Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, chốt kiến thức và quay lại chốt câu hỏi ở đầu phần học: ? Tại sao số NST trong giao tử chỉ bằng ½ số NST trong tế bào sinh dưỡng? II. Quá trình giảm phân – Giảm phân là hình thức phân bào của tế bào sinh dục ở vùng chín. Trong đó, NST nhân đôi 1 lần và trải qua 2 lần phân chia là giảm phân I và giảm phân II. 1. Quá trình giảm phân Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Giảm phân I Các NST kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng (tiếp hợp), có thể trao đổi các đoạn chromatid cho nhau sau đó các NST kép dần co xoắn lại. Màng nhân và nhân con tiêu biến. Thoi phân bào hình thành. Các cặp NST kép tương đồng co xoắn cực đại và xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Mỗi NST kép trong cặp tương đồng được dây tơ phân bào kéo về mỗi cực của tế bào Các NST kép dần dãn xoắn. Màng nhân và nhân con xuất hiện. Thoi phân bào tiêu biến. Tế bào chất phân chia thành 2 tế bào con có bộ NST đơn bội kép (n NST kép). Giảm phân II – Sau khi kết thúc giảm phân I, các tế bào tham gia giảm phân II mà không nhân đôi NST. – Các kì phân bào tương tự nguyên phân. – Kết quả của quá trình giảm phân: từ 1 tế bào mẹ (2n) → 4 tế bào con (n) có số lượng NST giảm đi một nửa. – Phát sinh giao tử: + Ở động vật: ▪ 1 tế bào sinh tinh (2n) → 4 tế bào con (n) → 4 tinh trùng (♂). ▪ 1 tế bào sinh trứng (2n) → 4 tế bào con (n) → 3 tế bào thể cực (không sinh sản) + 1 tế bào trứng (♀). + Ở thực vật: 1 tế bào mẹ (2n) → 4 tế bào con (n) → hạt phấn (♂) hoặc túi phôi (♀) 2. Ý nghĩa của quá trình giảm phân – Nhờ giảm phân, giao tử được tạo thành mang bộ NST đơn bội (n), thông qua thụ tinh mà bộ NST (2n) của loài được khôi phục → Giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân là cơ chế đảm bảo việc duy trì bộ NST đặc trưng và ổn định cho loài. – Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp là nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên, giúp sinh vật thích nghi với điều kiện sống. Hoạt động 2.3. Tìm hiểu một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân (7 phút) a) Mục tiêu SH 1.2; SH 3.1; SH 3.2; TCTH 1; GTHT 1.5; TN 1.3 b) Nội dung GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp kết hợp với kĩ thuật think - pair - share để hướng dẫn và gợi ý HS thảo luận nội dung trong SGK để HS tìm hiểu được một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân. c) Sản phẩm - HS ghi nhớ được một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân. d) Tổ chức thực hiện * Giao nhiệm vụ học tập: - GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp kết hợp với kĩ thuật think - pair - share để hướng dẫn và gợi ý HS thảo luận nội dung trong SGK để tìm hiểu một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân. * Thực hiện nhiệm vụ: GV tổ chức hoạt động thảo luận cho HS dựa trên các câu hỏi gợi ý sau: - Kể tên một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân. Các yếu tố đó ảnh hưởng như thế nào đến quá trình giảm phân? - Nguyên nhân nào dẫn đến con người có thể tiếp xúc hay chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố đó? - Đề xuất một số biện pháp phòng tránh những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình giảm phân. * Báo cáo, thảo luận: - GV quan sát quá trình hoạt động của HS, gọi những HS giơ tay nhanh, sớm để trả lời các câu hỏi, qua đó ghi điểm cộng phát biểu cho các nhóm. * Kết luận, nhận định: Hoạt động 2.4. So sánh sự khác biệt của quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân (10 phút) a) Mục tiêu SH 1.5; TCTH 1; GTHT 1.5; TN 1.3 b) Nội dung - GV cho HS thảo luận theo cặp đôi và so sánh sự khác biệt của quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân. c) Sản phẩm - HS ghi nhớ được sự khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân. d) Tổ chức thực hiện * Giao nhiệm vụ học tập: - GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, hỏi - đáp nêu vốn đề kết hợp với kĩ thuật khăn trải bàn (mỗi HS viết ra giấy A4 hoặc giấy nháp; ý kiến thống nhất của nhóm được viết vào một tờ giấy A4 khác) để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK. Quan sát Hình 19.6 và trả lời các câu hỏi. * Thực hiện nhiệm vụ: GV tổ chức cho HS hoạt động theo cặp đôi và thảo luận các nội dung trong SGK. Theo mình hoạt động cặp đôi ko nên sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn. Hãy lập bảng so sánh điểm giống và khác nhau của hai quá trình phân bào nguyên phân và giảm phân Đặc điểm Nguyên phân Giảm phân Giống Khác Thời điểm xảy ra Cơ chế Sự biến đổi hình thái NST Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Ý nghĩa - GV cho HS suy nghĩ và hoàn thiện bảng tóm tắt số NST ở nguyên phân và giảm phân NGUYÊN PHÂN Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST Số crômatit Số tâm động GIẢM PHÂN Giảm phân I Giảm phân II Số NST Số crômatit Số tâm động * Báo cáo, thảo luận: - GV quan sát quá trình hoạt động của HS, gọi những HS giơ tay nhanh, sớm để trả lời các câu hỏi, qua đó ghi điểm cộng phát biểu cho các nhóm. * Kết luận, nhận định: GV chốt kiến thức: - Khác nhau: Đặc điểm Nguyên phân Giảm phân Giống + Đều là quá trình phân bào có thoi nên NST phân chia trước, tế bào chất phân chia sau. + Sự phân chia đều xảy ra với các kì giống nhau. + Hoạt động của các bào quan là giống nhau. + Sự biến đổi hình thái NST qua các kì tương tự nhau. Khác Thời điểm xảy ra Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai. Xảy ra ở tế bào sinh dục khi chín. Cơ chế Chỉ 1 lần phân bào. 2 lần phân bào liên tiếp. Giảm phân 1 gọi là phân bào giảm nhiễm. Giảm phân 2 là phân bào nguyên nhiễm. Sự biến đổi hình thái NST Chỉ 1 chu kì biến đổi. Trải qua 2 chu kì biến đổi. Kì đầu NST kép chỉ đính vào thoi vô sắc ở phần tâm động. NST kép trong cặp tương đồng có thể xảy ra trao đổi chéo và tiếp hợp với nhau à xảy ra hiện tượng hoán vị gen (kì đầu 1). Kì giữa NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo. NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo (kì giữa 1) Kì sau NST kép tách nhau ra thành 2 NST đơn và phân li về 2 cực tế bào. NST kép trong cặp đồng dạng tách nhau ra và phân ly về 2 cực tế bào (kì sau 1). Kì cuối Hình thành 2 tế bào con giống nhau và giống hệt mẹ. Hình thành 2 tế bào con có bộ NST n kép (kì cuối 1) Ý nghĩa - Là kết quả phân hóa để hình thành các tb sinh dưỡng khác nhau. - Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài. - Hình thành nên nhiều loại giao tử khác nhau. - Các giao tử chứa bộ NST n qua thụ tinh sẽ khôi phục lại bộ 2n của loài. - Là cơ sở tạo ra biến dị tổ hợp, làm phong phú đa dạng cho sinh giới. - Bảng tóm tắt NST ở nguyên phân và giảm phân: NGUYÊN PHÂN Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST 2n kép 2n Kép 2n kép 4n đơn 2n Đơn Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n GIẢM PHÂN Giảm phân I Giảm phân II Kì trung gian Kì đầu I Kì giữa I Kì sau I Kì cuối I Kì đầu II Kì giữa II Kì sau II Kì cuối II Sô NST 2n kép 2n kép 2n kép 2n kép n kép n kép n kép 2n Đơn n đơn Số crômatit 4n 4n 4n 4n 2n 2n 2n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 2n n n n 2n n Hoạt động 3. Luyện tập (5 phút) a) Mục tiêu SH 1.2; SH 1.5; SH 1.6; SH 3.1; SH 3.2 b) Nội dung GV chuẩn bị các câu hỏi HS trả lời củng cố kiến thức đã học c) Sản phẩm - HS ghi nhớ nội dung bài học: quá trình nguyên phân – giảm phân và ý nghĩa. d) Tổ chức thực hiện * Giao nhiệm vụ học tập: - HS tập trung quan sát, đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi trắc nghiệm. * Thực hiện nhiệm vụ: - GV cho HS 10s đọc câu hỏi và chọn đáp án: Câu 1: Nguyên phân bao gồm 2 giai đoạn chính là A. kì trung gian và quá trình phân bào. B. phân chia nhân và phân chia tế bào chất. C. kì đầu và kì cuối. D. pha G1 và pha G2. Câu 2: Bệnh ung thư là 1 ví dụ về A. sự điều khiển chặt chẽ chu kì tế bào của cơ thể. B. hiện tượng TB thoát khỏi cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể. C. chu kì tế bào diễn ra ổn định. D. sự phân bào được điều khiển bằng 1 hệ thống điều hòa rất tinh vi. Câu 3: Trong những kì nào của nguyên phân, NST ở trạng thái kép? A. Kì trung gian, kì đầu và kì cuối. B. Kì đầu, kì giữa, kì cuối. C. Kì trung gian, kì đầu và kì giữa. D. Kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối. Câu 4: Tế bào có 2n = 24. Ở kì đầu của nguyên phân, số tâm động trong 1 tế bào là A. 0. B. 24. C. 48. D. 96. Câu 5: Một cá thể ong đực khi tạo giao tử cho bao nhiêu loại tinh trùng tối đa A. 0. B. 216. C. 1. D. 4. * Báo cáo, thảo luận: - GV quan sát quá trình hoạt động của HS, gọi những HS giơ tay nhanh, sớm để trả lời các câu hỏi, qua đó ghi điểm cộng phát biểu cho các nhóm. * Kết luận, nhận định: GV giải thích kết quả đúng. Hoạt động 4. Vận dụng (32 phút) Thiết kế mô hình thể hiện các kì của quá trình phân bào nguyên phân hoặc giảm phân và trình bày mô hình đã thiết kế được. a) Mục tiêu SH3.1; SH3.2; TCTH1; GTHT 1.5; TN1.3. b) Nội dung - GV chia lớp thành 4 nhóm - Mỗi nhóm thiết kế 1 mô hình thể hiện các kì của quá trình nguyên phân hoặc giảm phân ở sinh vật nhân thực. c) Sản phẩm - HS ghi nhớ được diễn biến của quá trình nguyên phân – giảm phân. - Rèn luyện được kĩ năng thuyết trình. d) Tổ chức thực hiện * Giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ đến các nhóm: mỗi nhóm thiết kế 1 mô hình với chất liệu khác nhau về quá trình nguyên phân hoặc giảm phân ở sinh vật nhân thực. - Dặn dò về nguyên liệu: Sử dụng 80 – 100% nguyên liệu tái chế. - Cho phép HS chuẩn bị ở nhà, trên lớp lắp rắp và chuẩn bị thuyết trình. Thời gian chuẩn bị trên lớp 5 phút * Thực hiện nhiệm vụ: - HS chuẩn bị hoàn thiện sản phẩm tại lớp, chuẩn bị thuyết trình. - Trong suốt quá trình hoàn thiện tại lớp GV quan sát, nhắc nhở HS tập trung và nghiêm túc thực hiện. - Các nhóm đem sản phẩm của mình lên và thuyết trình. * Báo cáo, thảo luận: - GV cho HS bốc thăm ngẫu nhiên chọn thứ tự nhóm lên trước. - Các nhóm lần lượt thuyết trình (3 phút/ nhóm) - Sau 1 nhóm thuyết trình các nhóm còn lại đặt câu hỏi, nhóm thuyết trình giải đáp (2 phút/ nhóm) - GV nhận xét, đánh giá các nhóm và chốt, hoàn thiện kiến thức của chủ đề. * Kết luận, nhận định: GV tuyên dương tất cả các nhóm HS đã hoạt động tích cực để hoàn thành sản phẩm. Thông qua hoạt động vận dụng, HS đã hiểu rõ hơn về quá trình nguyên phân – giảm phân ở sinh vật nhân thực. IV. HỒ SƠ DẠY HỌC A. NỘI DUNG DẠY HỌC CỐT LÕI TÊN BÀI DẠY: QUÁ TRÌNH PHÂN BÀO 1. Quá trình nguyên phân (phân bào nguyên nhiễm) 1.1. Quá trình nguyên phân 1.2. Ý nghĩa của quá trình nguyên phân 2. Quá trình giảm phân 2.1. Quá trình giảm phân 2.2. Ý nghĩa của quá trình giảm phân 3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân 4. So sánh sự khác biệt của quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân B. CÁC HỒ SƠ KHÁC RUBRIC ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN/ GIẢM PHÂN Ở SINH VẬT NHÂN THỰC Lưu ý: Kích thước mô hình: Chiều dài: tối đa 40 cm, thối thiểu 30 cm. Chiều rộng: tối đa 15 cm, tối thiểu 10 cm Điểm Tiêu chí 2.5 1.5 - 2 0,5 - 1 0 Hình thức 60% - Đúng kích thước quy định. - Tỉ lệ kích thước của các bào quan khoa học. - Cách sắp xếp giữa các bào quan hợp lý. - Có chú thích tên đầy đủ cho các bộ phận. - Có tính thẩm mỹ. - Thiếu/chưa đạt từ 1 - 2 ý còn lại. - Thiếu/chưa đạt 3 - 4 ý còn lại. Không đạt tất cả các tiêu chí. Nội dung 40% - Mô hình đúng chủ đề yêu cầu. - Đầy đủ các thành phần cấu tạo trong quá trình nguyên phân/ giảm phân. - Mô hình đúng chủ đề yêu cầu. - Thiếu từ 1 – 2 thành phần cấu tạo. - Mô hình đúng chủ đề yêu cầu. - Thiếu từ 3 - 4 thành phần cấu tạo. - Mô hình không đúng chủ đề yêu cầu.
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_10_chan_troi_sang_tao_bai_19_qua_trinh.docx