Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

doc 15 trang phuong 12/11/2023 1070
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường: .
Tổ: . 
TÊN CHỦ ĐỀ:
TÊN BÀI DẠY: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC
Môn Sinh học; Lớp: 10
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I.MỤC TIÊU: 
PHẨM CHẤT-NĂNG LỰC
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Mã hóa
Về Năng lực
1.1 Năng lực Sinh học
Nhận thức sinh học
- Trình bày và vận dụng được một số phương pháp nghiên cứu sinh học:
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm ( các kỹ thuật phòng thí nghiệm)
+ Phương pháp thực nghiệm khoa học.
SH1.1.1
- Nêu được một số vật liệu, thiết bị nghiên cứu và học tập môn Sinh học
SH1.1.2
 -Giới thiệu được phương pháp Tin sinh học (Bioinformatisc) như là công cụ trong nghiên cứu và học tập sinh học.
SH1.2
Tìm hiểu thế giới sống 
- Trình bày và vận dụng được các kỹ năng trong tiến trình nghiên cứu cho một vấn đề cụ thể: 
+ Quan sát: Logic thực hiện quan sát; thu thập, lưu giữ kết quả quan sát, lựa chọn hình thức biểu đạt kết quả quan sát
+ Xây dựng giả thuyết.
+ Thiết kế và tiến hành thí nghiệm
+ Điều tra, khảo sát thực địa
+ Làm báo cáo kết quả nghiên cứu
SH2.3
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
-Vận dụng được quy trình nghiên cứu vào tìm hiểu một vấn đề cụ thể tại địa phương
SH 3.1
 1.2 Năng lực chung
Giao tiếp và hợp tác
- Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm
GTHT4
Tự chủ và tự học
- Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập môn Sinh học. Từ đó, biết tự điều chỉnh cách học.
TCTH 6.3
Giải quyết vấn đề và sáng tạo
Đánh giá được hiệu quả của việc áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để nghiên cứu một vấn đề.
VĐST 5.4
2. Về phẩm chất
Yêu nước
Tích cực, chủ động vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên
YN 1
Nhân ái
Biết tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người, đấu tranh với những hành vi vi phạm đạo đức sinh học.
NA 1.2
Trung thực
Nhận thức được phẩm chất trung thực rất quan trọng trong học tập và nghiên cứu khoa học.
TT 1
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
‒ Một số tranh, ảnh về thiết bị học tập và nghiên cứu môn Sinh học, phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học.
-Video về Genetica@ và mục tiêu giải mã hệ gen người Việt : 
‒ Phiếu học tập số 1, số 2
‒ Bảng hướng dẫn HS thực hiện nghiên cứu vấn đề thực tiễn ở địa phương.
‒ Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
‒ Giấy A4.
‒ Bảng trắng, bút lông.
‒ Biên bản thảo luận nhóm.
‒ Bảng báo cáo kết quả nghiên cứu vấn đề thực tiễn ở địa phương.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học
(thời gian)
Mục tiêu
(Mã hoá)
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo
Phương án đánh giá
Hoạt động 1. Mở đầu
SH 1.1.1
 Qua xử lý tình huống xác định được phương pháp nghiên cứu hiện tượng Sinh học
 Dạy học trực quan
 Phương pháp vấn đáp
Câu hỏi tình huống
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
1. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học
SH 1.1.1; TCTH 6.3; VĐST 5.4.
Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học
 Phương pháp thảo luận nhóm
Phiếu học tập số 1
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu vật liệu và thiết bị nghiên cứu môn Sinh học
SH 1.1.2; TCTH 6.3; VĐST 5.4.
Vật liệu và thiết bị nghiên cứu môn Sinh học
Phương pháp dạy học trực quan 
 Kĩ thuật khăn trải bàn
Phiếu học tập 
số 2
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu các kĩ năng trong tiến trình nghiên cứu môn Sinh học
 SH 2.3; TCTH 6.3; TT 1.
Các kĩ năng trong tiến trình nghiên cứu môn Sinh học
 Phương pháp hỏi đáp, Thảo luận cặp đôi 
Kĩ thuật động não
 Câu hỏi tự luận
2. TIN SINH HỌC
Hoạt động 2.4: Tìm hiểu tin sinh học
 SH 1.2; VĐST 5.4, NA 1.2
Tìm hiểu tin sinh học
 Phương pháp trực quan 
KT động não
 Câu hỏi
Hoạt động 3. Luyện tập
 SH1.1.1, SH 1.1.2, SH 1.2, SH 1.3, TCTH 6.3, VĐST 5.4
 Các câu hỏi luyện tập, bài tập SGK
Phương pháp hỏi đáp
KT tia chớp
 Câu hỏi
Hoạt động 4. Vận dụng
 SH2.3, GTHT 4, YN1, NA 1.2, TT 1
 Câu hỏi phần vận dụng
 Phương pháp hỏi đáp 
Giao bài tập
 Sản phẩm : bài báo cáo của học sinh
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Hoạt động 1. MỞ ĐẦU (5 phút) 
a. Mục tiêu: 
- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho HS, khơi dậy mong muốn tìm hiểu kiến thức: các phương pháp nghiên cứu và học tập môn sinh học.
b. Nội dung: 
- HS hoạt động cá nhân: HS đọc sách giáo khoa về tình huống đầu bài, đưa ra câu trả lời cho tình huống
c. Sản phẩm học tập:
Trả lời câu hỏi :
+ Có thể dụng phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm
- Hình dung được nội dung tìm hiểu là các phương pháp nghiên cứu và học tập môn sinh học
d. Tổ chức hoạt động: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ : HS nhận nhiệm vụ:
- GV chiếu hình ảnh về 1 hũ dưa cải muối bị hỏng và đưa ra giả thuyết về nguyên nhân làm cho dưa cải bị hỏng như tình huống đầu SGK
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS quan sát hình ảnh và suy nghĩ câu trả lời cho câu hỏi GV nêu trên cơ sở hiểu biết của mình
-GV theo dõi hỗ trợ (nếu cần)
Bước 3: Báo cáo – Thảo luận: GV yêu cầu 1, 2 HS trả lời câu hỏi – HS trả lời trên cơ sở hiểu biết của mình.
Bước 4: Kết luận – Nhận định: 
-GV tổng hợp ý kiến và kết luận: - Để xác định xem trong hai nguyên nhân được đưa ra, nguyên nhân nào là nguyên nhân làm cho dưa cải muối bị hỏng, ta có sử dụng phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.
- Cụ thể có thể tiến hành như sau:   Chuẩn bị 4 hũ dưa cải muối như nhau đánh số từ 1 đến 4. Trong đó, hũ 1 để ngoài sáng và đóng kín nắp; hũ 2 để ngoài sáng và mở nắp; hũ 3 để trong tối và đóng kín nắp; hũ 4 để trong tối và mở nắp. Quan sát hiện tượng của 4 hũ dưa cải để rút ra nguyên nhân làm dưa cải muối bị hỏng. 
- GV định hướng HS xác định nhiệm vụ của bài học: Tìm hiểu các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học
2. Hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (25 Phút)
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học (10 phút)
a.Mục tiêu: SH 1.1.1; TCTH 6.3; VĐST 5.4, TT 1,GTHT 4
b. Nội dung: Học sinh dựa vào nội dung mục I.1 sách giáo khoa, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 01
1.Hãy lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp và đề xuất các bước thực hiện để nghiên cứu các vấn đề sau
Vấn đề
Phương pháp nghiên cứu
Các bước thực hiện
1.Xác định hàm lượng đường trong máu
2.Thúc đẩy thanh long ra hoa trái vụ
3.Tìm hiểu cấu tạo cơ thể người
2. Tại sao chúng ta cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau khi nghiên cứu và học tập môn Sinh học?
c. Sản phẩm học tập: 
Nội dung phiếu học tập của học sinh
1.
Vấn đề
Phương pháp nghiên cứu
Các bước thực hiện
1.Xác định hàm lượng đường trong máu
Phương pháp làm việc trong phòng
thí nghiệm.
‒ Chuẩn bị máy đo hàm lượng glucose trong máu (glucose meter).
‒ Rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc cồn. Sau đó, lau tay thật khô bằng khăn sạch.
‒ Dùng bút trích máu đã gắn sẵn kim trích máu đâm nhẹ vào bên hông đầu ngón tay.
‒ Dùng bông gòn khô lau sạch lượng máu đầu tiên chảy ra. Sau đó, dùng ngón cái vuốt đầu ngón tay để máu chảy ra.
‒ Đưa máy vào hứng giọt máu chảy ra.
‒ Quan sát và ghi nhận kết quả đo sau 10 – 20 giây.
-Vệ sinh dụng cụ
2.Thúc đẩy thanh long ra hoa trái vụ
Phương pháp thực nghiệm khoa học
‒ Chuẩn bị hai lô thí nghiệm:
+ Lô 1: Các cây thanh long không được chiếu sáng vào ban đêm.
+ Lô 2: Các cây thanh long được chiếu sáng vào ban đêm.
‒ Quan sát và so sánh số lượng cây thanh long ra hoa ở mỗi lô thí nghiệm, đưa ra giải thích và kết luận.
3.Tìm hiểu cấu tạo cơ thể người
Phương pháp quan sát.
-Chuẩn bị mô hình (tranh, ảnh, phim) cấu tạo cơ thể người.
‒ Quan sát bộ xương, xác định xương đầu, xương thân và xương chi.
+ Đối với xương cột sống: xác định số lượng đốt sống cổ, đốt sống lưng, đốt sống cùng.
+ Đối với xương sườn: xác định có bao nhiêu đôi xương sườn, bao nhiêu đôi gắn với xương ức hình thành lồng ngực.
‒ Quan sát các hệ cơ quan và cơ quan. Đối với mỗi hệ cơ quan, xác định được trên mô hình: tên, vị trí và chức năng của các cơ quan cấu tạo thành hệ cơ quan đó.
Báo cáo kết quả quan sát được.
 2. Cần phối hợp nhiều phương pháp để có thể nghiên cứu các vấn đề một cách tường tận, từ đó hiểu rõ được bản chất của vấn đề.
d. Tổ chức hoạt động: 
Tổ chức thực hiện
Nội dung bài học
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành 6 nhóm 
+ Phát phiếu học tập số 01, yêu cầu
Nhóm 1,2 : Tìm hiểu vấn đề 1
Nhóm 3,4: Tìm hiểu vấn đề 2
Nhóm 5,6: Tìm hiểu vấn đề 3
HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
-HS đọc SGK và tìm hiểu cá nhân ghi vào giấy nháp. Thảo luận nhóm , thống nhất câu trả lời ghi vào bảng phụ
 -GV định hướng, giám sát. 
Bước 3. Báo cáo, thảo luận. 
- GV yêu cầu đại diện các nhóm số lẻ báo cáo nội dung thảo luận, các nhóm có số chẵn nhận xét, bổ sung các nội dung 
- HS báo cáo nội dung thảo luận; lắng nghe, nhận xét, bổ sung
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét đúng- sai câu trả lời của các nhóm HS và trình chiếu câu trả lời chính xác, rồi kết luận về các phương pháp học tập và nghiên cứu môn sinh học
 -HS lắng nghe và ghi chép
-Có ba phương pháp cơ bản để nghiên cứu và học tập môn Sinh học bao gồm: 
 + Phương pháp quan sát: gồm 3 bước xác định đối tượng quan sát, phạm vi quan sát; lựa chọn phương tiện quan sát; thu thập, ghi chép và xử lý dữ liệu quan sát
+ Phương pháp  làm việc trong phòng thí nghiệm : gồm 4 bước chuẩn bị ; tiến hành; báo cáo; vệ sinh dụng cụ
+ Phương pháp thực nghiệm khoa học: gồm 3 bước: Chuẩn bị điều kiện cho thực	 nghiệm; tiến hành thực nghiệm và thu thập các dữ liệu; xử lý số liệu thực nghiệm và báo cáo kết quả thực nghiệm
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu vật liệu và thiết bị nghiên cứu môn Sinh học ( 5 phút)
a.Mục tiêu: SH 1.1.2; TCTH 6.3; VĐST 5.4.
b. Nội dung: Học sinh thực hiện trò chơi: quan sát hình ảnh trình chiếu về một số thiết bị, dụng cụ cơ bản sử dụng trong nghiên cứu môn sinh học để ghi tên thiết bị, thảo luận để tìm hiểu chức năng các thiết bị, dụng cụ đó theo Phiếu học tập số 2
Tên thiết bị, dụng cụ cơ bản
Chức năng
c. Sản phẩm học tập: 
Tên thiết bị, dụng cụ cơ bản
Chức năng
Kính hiển vi
 Phóng đại các mẫu vật có kích nhỏ hoặc rất nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy
Kính Lúp
Phóng đại các mẫu vật có kích lớn 
Pipet (ống nhỏ giọt)
Dùng để hút xả một lượng mẫu với độ chính xác cao từ nơi này đến nơi khác
Máy li tâm
Sử dụng lực ly tâm để tách các thành phần khác nhau của mẫu vật.
Mô hình, tranh ảnh
Giúp quan sát trực quan các tổ chức sống, cơ quan, bộ phận, quá trình, 
Dụng cụ thí nghiệm
 -Bình tam giác, cốc thuỷ tinh,: Đựng dung dịch, hoá chất,
 -Chày cối sứ: Nghiền mẫu vật
d. Tổ chức hoạt động: 
Tổ chức thực hiện
Nội dung bài học
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
-GV phát phiếu học tập số 2, hướng dẫn cách thực hiện kỹ thuật khăn trải bàn
- GV cho HS chơi trò chơi “bạn nhớ tốt mức nào” về một số thiết bị, dụng cụ cơ bản sử dụng để nghiên cứu và học tập môn sinh học: yêu cầu mỗi HS ghi nhớ và gọi tên thiết bị, dụng cụ quan sát được vào vị trí được phân công( lưu ý sau khi ghi xong thì chốt số lượng thiết bị đã nhớ được và không được tẩy,xoá để điều chỉnh), sau đó thảo luận để tìm ra chức năng của các thiết bị đó bằng kĩ thuật khăn trải bàn 
HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
HS quan sát hình ảnh trình chiếu, mỗi HS viết nhanh tên thiết bị, dụng cụ ra các góc của bảng phụ tại vị trí được phân công ; thảo luận tìm ra chức năng của từng loại rồi viết ý kiến chung vào ô trung tâm của bảng phụ
 -GV định hướng, giám sát, hỗ trợ các nhóm ( nếu cần)
Bước 3. Báo cáo, thảo luận. 
- GV yêu cầu các nhóm đưa sản phẩm lên bảng; GV cho các nhóm nhận xét sản phẩm của nhau. 
Bước 4. Kết luận, nhận định
-GV chấm kết quả thi của các cá nhân ở phần trò chơi để cho điểm thưởng cá nhân.
-GV trình chiếu đáp án PHT, cho các nhóm chấm điểm nhóm bạn dựa vào nội dung tờ nguồn, GV cho điểm thưởng nhóm đúng nhiều nhất, GV tổng kết kiến thức chung. 
-HS lắng nghe và ghi chép
Những thiết bị và vật liệu phổ biến được dùng trong nghiên cứu sinh học gồm kính hiển vi,  kính lúp, mô hình, tranh ảnh và các dụng cụ thí nghiệm. 
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu các kĩ năng trong tiến trình nghiên cứu môn Sinh học (5 phút)
a.Mục tiêu: SH 2.3; TCTH 6.3; TT 1.
b. Nội dung: Học sinh quan sát sơ đồ mô tả các kỹ năng trong tiến trình nghiên cứu môn sinh học và trả lời câu hỏi 
-Nêu trình tự các bước trong tiến trình nghiên cứu khoa học
-Có thể lưu giữ kết quả quan sát bằng những cách nào?
c. Sản phẩm học tập: 
Nội dung câu trả lời của HS về các bước trong tiến trình nghiên cứu môn sinh học
d. Tổ chức hoạt động: 
Tổ chức thực hiện
Nội dung bài học
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục I.3 và thảo luận cặp đôi để trả lời các câu hỏi
 - Nêu trình tự các bước trong tiến trình nghiên cứu khoa học
 - Có thể lưu giữ kết quả quan sát bằng những cách nào
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
-HS đọc SGK trao đổi theo cặp đôi các nội dung câu hỏi.
 -GV định hướng, giám sát. 
Bước 3. Báo cáo, thảo luận. 
- GV cho 1,2 học sinh trả lời các câu hỏi, các HS còn lại có thể nhận xét bổ sung
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét câu trả lời của HS và hướng dẫn học sinh rút ra kiến thức trọng tâm. GV chốt lại vấn đề
 -HS lắng nghe và ghi chép
Tiến trình nghiên cứu sinh học cần thực hiện theo các bước: quan sát và đặt câu hỏi nghiên  cứu; xây dựng giả thuyết; thiết kế và tiến hành thí nghiệm; điều tra, khảo sát thực địa; làm báo  cáo kết quả nghiên cứu
Hoạt động 2.4: Tìm hiểu tin Sinh học ( 5 phút)
a.Mục tiêu: SH 1.2; VĐST 5.4, NA 1.2
b. Nội dung: Học sinh quan sát video “Genetica@ và mục tiêu giải mã hệ gen người Việt” và thảo luận cặp đôi nội dung: Tin sinh học là gì? Tại sao tin sinh học được xem như công cụ trong nghiên cứu và học tập môn Sinh học? 
 c. Sản phẩm học tập: 
Nội dung câu trả lời của HS về tin sinh học và tầm quan trọng của tin sinh học trong đời sống ngày nay
(* Tin sinh học được xem như công cụ trong nghiên cứu và học tập môn Sinh học: Vì tin sinh học được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu của sinh học, đặc biệt là Di truyền học và được ứng dụng trong đời sống như dò tìm và phát hiện đột biến gây ra các bệnh di truyền để từ đó phát hiện và điều trị sớm; so sánh hệ gene (hay DNA) nhằm xác định quan hệ huyết thống, truy tìm thủ phạm, xác định quan hệ họ hàng giữa các loài,...
Bên cạnh đó, nhờ tin sinh học mà người ta có thể quan sát cấu tạo và hoạt động chức năng của các cơ quan trong cơ thể, cũng như cơ chế thử phản ứng của các tác nhân (thuốc, vaccine,...) bằng các phần mềm mô phỏng; tìm kiếm trình tự gene trong các ngân hàng gene một cách dễ dàng trong nghiên cứu tạo và chọn giống di truyền, không cần tốn thời gian lai giống;... Do đó, tin sinh học là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho nghiên cứu và học tập môn Sinh học.
*Tầm quan trọng của tin sinh học trong đời sống ngày nay.
Ngày nay, tin sinh học đã trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho công nghệ sinh học nói riêng và sinh học nói chung. Việc ứng dụng tin sinh học đã đem lại nhiều thành tựu trong nhiều lĩnh vực nhằm phục vụ cho mục đích của con người như: dò tìm và phát hiện đột biến gây ra các bệnh di truyền để từ đó phát hiện và điều trị sớm; so sánh hệ gene (hay DNA) nhằm xác định quan hệ huyết thống, truy tìm thủ phạm, xác định quan hệ họ hàng giữa các loài; xây dựng ngân hàng gene giúp lưu trữ cơ sở dữ liệu trình tự gene để tìm kiếm những gene quy định các tính trạng mong muốn,...)
d. Tổ chức hoạt động: 
Tổ chức thực hiện
Nội dung bài học
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS quan sát đoạn video về Genetica@ và mục tiêu giải mã hệ gen người Việt và thảo luận nội dung: Tin sinh học là gì? Tại sao tin sinh học được xem như công cụ trong nghiên cứu và học tập môn Sinh học?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
-GV chiếu đoạn video về Genetica@ và mục tiêu giải mã hệ gen người Việt
-HS quan sát video và thảo luận nội dung theo yêu cầu
 -GV định hướng, giám sát. 
Bước 3. Báo cáo, thảo luận. 
- GV gọi 1 vài HS trả lời
- HS trả lời, lắng nghe, nhận xét, bổ sung
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét đúng- sai câu trả lời của các nhóm HS và trình chiếu câu trả lời chính xác, rồi kết luận về tin sinh học
 -HS lắng nghe và ghi chép
II. Tin Sinh học
-Tin sinh học là ngành khoa học sử dụng máy tính để phân tích và  lưu giữ các dữ liệu sinh học. 
-Tin sinh học đã trở thành công cụ hỗ  trợ đắc lực cho sinh học và công nghệ sinh học. 
3. Hoạt động 3. LUYỆN TẬP (10 phút) 
a. Mục tiêu: 
-SH1.1.1, SH 1.1.2, SH 1.2, SH 1.3, TCTH 6.3, VĐST 5.4
b. Nội dung: 
- HS trả lời các câu hỏi luyện tập, câu hỏi bài tập trong SGK; trả lời các câu hỏi GV đặt ra 
Câu 1: Để hỗ trợ cho việc điều tra các vụ án hình sự, các nhà pháp y có thể sử dụng phương pháp  nghiên cứu nào? Cho ví dụ. 
Câu 2:Tại sao phẩm chất trung thực rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học? 
Câu 3: Việc đặt câu hỏi nghiên cứu và xây dựng giả thuyết trong  nghiên cứu khoa học có ý nghĩa như thế nào?
Câu 4: Hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh quá  trình hô hấp có thải khí carbon dioxide. 
c. Sản phẩm học tập: 
Nội dung các câu hỏi luyện tập, câu hỏi bài tập trong SGK và câu hỏi GV đưa ra
Trả lời:
Câu 1: 
- Để hỗ trợ cho việc điều tra các vụ án hình sự, các nhà pháp y có thể sử dụng phương pháp  nghiên cứu :Phương pháp quan sát, phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.
- Ví dụ:
+ Phương pháp quan sát: Quan sát hiện trường vụ án để tìm kiếm, thu thập các bằng chứng tại hiện trường vụ án; quan sát tử thi (nếu có) để đánh giá và tìm kiếm nguyên nhân tử vong;
+ Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm: Giải trình tự gene của các mẫu nguồn gen thu thập được ở hiện trường nhằm tìm kiếm thu phạm; thử nghiệm hóa sinh để tìm ra nguyên nhân tử vong;
Câu 2:
Phẩm chất trung thực rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học:
- Sự trung thực trong nghiên cứu khoa học là một trong những thước đo quan trọng đánh giá chất lượng công trình khoa học cũng như năng lực và phẩm chất của nhà khoa học.
- Trung thực, ngay thẳng trong nghiên cứu là những giá trị nền tảng để các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu có thể tìm tòi, khám phá ra những tri thức mới phục vụ cho sự phát triển và tiến bộ của nhân loại nói chung.
- Dù kết quả tốt hay chưa tốt nó vẫn mang lại giá trị cho xã hội:
+ Kết quả tốt: Phục vụ cho con người, cho xã hội.
+ Kết quả chưa tốt: Giúp các thế hệ tiếp theo có thể tiếp nhận kinh nghiệm để tránh lặp lại những sai sót đã xảy ra trước đó.
Câu 3: - Câu hỏi nghiên cứu có vai trò quan trọng, giúp người nghiên cứu định hướng và xác định đúng vấn đề cần nghiên cứu.
- Xây dựng giả thuyết nghiên cứu chính là câu trả lời tạm thời cho câu hỏi nghiên cứu, giúp người nghiên cứu đặt ra được lộ trình thực hiện để hoàn thành mục tiêu và nội dung nghiên cứu đã đặt ra.
Câu 4: 
Thí nghiệm để chứng minh quá trình hô hấp có thải ra khí carbon dioxide theo các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, hóa chất và mẫu vật để làm thí nghiệm.
+ Dụng cụ: Bơm tiêm, cốc đong, hũ, quẹt lửa, đèn cầy.
+ Hóa chất: Nước vôi trong
+ Mẫu vật: Hạt đậu đang nảy mầm.
- Bước 2: Tiến hành thí nghiệm theo đúng quy trình và thu thập dữ liệu từ kết quả thí nghiệm.
+ Cho hạt đậu đang nảy mầm vào kim tiêm.
+ Đóng chặt bơm tiêm lại và để yên từ 1,5 – 2 giờ (có thể để trong bóng tối vì trong bóng tối cường độ hô hấp sẽ xảy ra nhanh hơn).
+ Sau 1,5 – 2 giờ cho đầu kim tiêm vào cốc chứa nước vôi trong suốt.
+ Quan sát hiện tượng trong ống nghiệm. Ta có thể so sánh với cốc chứa nước vôi trong làm đối chứng để thấy sự khác nhau.
- Bước 3: Báo cáo kết quả thí nghiệm.
- Bước 4: Vệ sinh dụng cụ, phòng thí nghiệm.
d. Tổ chức hoạt động: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ : 
-GV trình chiếu nội dung câu hỏi cho HS thảo luận theo nhóm hoặc làm việc cá nhân để trả lời các câu hỏi 
-GV nêu thêm câu hỏi:
Để quan sát hình dạng, kích thước tế bào thực vật, chúng ta cần dụng cụ gì? Cần phải dùng những kỹ thuật gì để có thể quan sát được NST?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS quan sát hình ảnh và suy nghĩ câu trả lời cho các câu hỏi phần luyện tập, bài tập SGK và câu hỏi GV nêu trên cơ sở hiểu biết của mình
Bước 3: Báo cáo – Thảo luận: 
-GV yêu cầu 4-5 HS trả lời câu hỏi 
-HS trả lời trên cơ sở hiểu biết của mình.
Bước 4: Kết luận – Nhận định: 
GV nhận xét và chỉnh sửa câu trả lời của học sinh , trình chiếu đáp án 
4. Hoạt động 4. VẬN DỤNG (5 phút) 
a. Mục tiêu: SH 3.1; YN 1, TT 1
b. Nội dung: 
- HS hoạt động nhóm để hoàn thành nội dung câu hỏi vận dụng SGK :Hãy lựa chọn một vấn đề cần  nghiên cứu ở địa phương em  và áp dụng tiến trình nghiên  cứu để làm rõ vấn đề đó ( hoàn thành theo nhóm 3-6 em; nộp sản phẩm vào tuần 04)
Ví dụ: sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt, bảo tồn nguồn gen quý Sâm Ngọc Linh, xây dựng các nhà máy thuỷ điện ảnh hưởng đến môi trường sinh thái vùng lòng hồ,
c. Sản phẩm học tập: 
Bài báo cáo của học sinh xây dựng dựa vào hiểu biết quy trình nghiên cứu 
d. Tổ chức hoạt động: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ : HS nhận nhiệm vụ:
- GV chia nhóm HS theo địa bàn cư trú, hướng dẫn HS lựa chọn vấn đề cần nghiên cứu tại địa phương: sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt, bảo tồn nguồn gen quý Sâm Ngọc Linh, xây dựng các nhà máy thuỷ điện ảnh hưởng đến môi trường sinh thái vùng lòng hồ,
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS mỗi nhóm lựa chọn vấn đề cần nghiên cứu cùng phân tích vấn đề và xác định các bước trong tiến trình nghiên cứu vấn đề theo quy trình đã học
- Thảo luận phân công nhiệm vụ cho các thành viên, nộp kế hoạch cho GV 
Bước 3: Báo cáo – Thảo luận: GV yêu cầu các nhóm hoàn thành bài báo cáo và nộp cho GV qua địa chỉ gmail hoặc zalo.
Bước 4: Kết luận – Nhận định: 
GV chấm điểm bài báo cáo của mỗi nhóm kèm theo nhận xét cụ thể về việc thực hiện của HS. 

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_10_chan_troi_sang_tao_bai_2_cac_phuong.doc