Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 21: Công nghệ tế bào

docx 8 trang phuong 12/11/2023 1480
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 21: Công nghệ tế bào", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 21: Công nghệ tế bào

Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 21: Công nghệ tế bào
BÀI 21: CÔNG NGHỆ TẾ BÀO (2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC 
MỤC TIÊU
MÃ HOÁ 
1. Về năng lực 
a. Năng lực sinh học 
a. Năng lực sinh học 
Nêu được khái niệm, nguyên lí công nghệ tế bào.
SH 1.1
Trình bày được một số thành tựu của công nghệ tế bào thực vật và công nghệ tế bào động vật.
SH 1.2
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
Giải thích được tại sao công nghệ tế bào có thể, mang lợi hiệu quả kinh tế cao. Đánh giá được tính hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ tế bào trong thực tiễn. 
SH 3.1
b. Năng lực chung 
Tự chủ và tự học
Xác định được nhiệm vụ học tập khi tìm hiểu về công nghệ tế bào dựa trên kết quả đạt được từ việc thực hiện các hoạt động học tập ở các bài trước. 
TCTH 6.1 
 Xác định được hướng phát triển phù hợp sau trung học phổ thông; lập được kế hoạch, lựa chọn học các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp liên quan đến công nghệ tế bào thực vật và ứng dụng công nghệ tế bào. 
TCTH 5.3 
Giao tiếp và hợp tác
Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vấn đề liên quan đến công nghệ tế bào; ý tưởng và thảo luận các vấn đề về công nghệ tế bào phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp trong tương lai. 
GTHT 1.4
2. Về phẩm chất 
 Chăm chỉ
Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai. 
CC 2.3
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
Dạy học trực quan. 
Dạy học theo nhóm cặp đôi. 
Dạy học bằng phương pháp thuyết trình. 
Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK. 
Kĩ thuật khăn trải bàn; 
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
Đối với giáo viên 
Sơ đồ (hình ảnh, phim tư liệu) về quy trình công nghệ tế bào thực vật và động vật. 
Các câu hỏi liên quan đến bài học. 
Máy tính, máy chiếu. 
Đối với học sinh 
Vở ghi chép.
Biên bản thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
A.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Hoạt động học (thời gian) 
Mục tiêu 
(mã hóa) 
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo 
Phương án đánh giá 
Hoạt động 1. Khởi động 
Câu hỏi 
Trỏ chơi ô chữ, kĩ thuật động não
Câu hỏi, vấn đáp 
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới 
Hoạt động 2.1.1. Tìm hiểu khái niệm công nghệ tế bào
SH 1.1;GTHT 1.4;
Khái niệm công nghệ tế bào
- Dạy học theo cặp đôi
Câu hỏi 1/98 SGK
Hoạt động 2.1.2. Tìm hiểu nguyên lí của công nghệ tế bào
SH 1.1;GTHT 1.4;TCTH 5.3;CC 2.3.
Nguyên lí của công nghệ tế bào
- Dạy học theo nhóm
- Kĩ thuật khăn trải bàn
Câu hỏi 2, 3, 4/99 SGK
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu công nghệ tế bào thực vật và thành tựu
SH 1.1; TCTH 6.1, GTHT 1.4;TCTH 5.3;CC 2.3.
Thành tựu của công nghệ tế bào thực vật. 
- Dạy học theo cặp đôi
- Dạy học trực quan, hỏi - đáp
Các câu hỏi 5, 6/100 SGK
Hoạt động 2.3 Tìm hiểu công nghệ tế bào động vật và thành tựu 
SH 1.2; TCTH 6.1;GTHT 1.4; TCTH 5.3;CC 2.3.
Công nghệ tế bào động vật và thành tựu.
-Dạy học thảo luận nhóm
- Kĩ thuật mảng ghép
Các câu hỏi 7, 8, 9/101SGK
Hoạt động 3. 
Luyện tập 
SH 3.1
GTHT 1.4
CC 2.3
Kĩ thuật tia chớp
 Câu hỏi
Hoạt động 4. 
Vận dụng 
TCTH 5.3 
GTHT 1.4
CC 2.3
 Bài tập
Giao bài tập 
Vở bài tập, hình ảnh. 
B.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Khởi động 
a. Mục tiêu
 HS huy động kiến thức vốn có để trả lời các câu hỏi
b. Nội dung
 GV tổ chức trò chơi ô chữ cho HS giải để tạo tâm thế hứng thú với bài học mới.
c. Sản phẩm
 Trả lời câu hỏi GV đưa ra và suy nghĩ về sự liên quan giữa câu trả lời với nội dung bài học cần tìm hiểu.
1
T
Ế
B
À
O
2
G
I
Ả
M
P
H
Â
N
3
N
G
U
Y
Ê
N
P
H
Â
N
4
G
I
A
O
T
Ử
5
P
H
A
S
6
C
O
X
O
Ắ
N
7
N
H
Â
N
d. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
GV yêu cầu HS chọn các số để lật ô chữ 
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
-HS trả lời các câu hỏi để giải được các ô chữ 
Hàng ngang số 1: Một trong 5 cấp độ tổ chức sống cơ bản?
Hàng ngang số 2: Đây là quá trình tạo giao tử?
Hàng ngang số 3: Quá trình giúp sinh vật gia tăng số lượng tế bào?
Hàng ngang số 4: Giảm phân sẽ tạo ra tế bào này?
Hàng ngang số 5: NST nhân đôi ở pha này?
Hàng ngang số 6: Hiện tượng giúp NST dễ dàng phân li?
Hàng ngang số 7: Nơi chứa NST ?
Bước 3 :Trên cơ sở câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài mới.
2. Hình thành kiến thức mới 
 Hoạt động 2.1.1: Tìm hiểu khái niệm công nghệ tế bào
a.Mục tiêu: SH 1.1;GTHT 1.4;
b.Nội dung: 
- GV phân chia nhóm 
- HS quan sát hình 21.2, cho biết thế nào là công nghệ tế bào; nêu những thành tựu của công nghệ tế bào mà em biết.
c. Sản phẩm học tập: 
- Công nghệ TB là quy trình kĩ thuật ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc nuôi cấy mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra các cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. Quá trình này dựa trên tính toàn năng, nguyên lí phân chia và biệt hóa của tế bào để tạo ra các sản phẩm là các dòng tế nào, mô, cơ quan, cơ thể với số lượng lớn.
- Nhân giống các loài cây ăn quả, tạo giống lúa DR2 có năng suất cao, tạo giống khoai tây sạch bệnh, nhân bản vô tính cừu Dolly.
d.Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV tổ chức cho HS hoạt động theo cặp đôi và thảo luận các nội dung trong SGK.
Quan sát hình 21.1 và 21.2, cho biết thế nào là công nghệ tế bào.
- Nêu những thành tựu của công nghệ tế bào mà em biết.
Tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Định hướng, giám sát
- HS thảo luận nhóm, hoàn thành các câu hỏi trong 5 phút
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu 1 nhóm bất kì báo cáo kết quả thực hiện.
- Lắng nghe và nhận xét.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV tổng kết
- GV cho HS xem hình về các thành tựu của công nghệ tế bào
- HS ghi bài
- HS quan sát và kể ra.
Hoạt động 2.2.2: Tìm hiểu nguyên lí của công nghệ tế bào
a.Mục tiêu: SH 1.1;GTHT 1.4;TCTH 5.3;CC 2.3.
b.Nội dung: GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp nêu vấn để kết hợp với kĩ thuật khăn trải bàn(mỗi HS viết ra giấy A4 hoặc giấy nháp; ý kiến thống nhất của nhóm được viết vào một tờ giấy A4 khác) để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung nguyên lí của công nghệ tế bào.
c.Sản phẩm học tập: 
- Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào là dựa trên tính toàn năng của tế bào.
- Nguyên lí để thực hiện công nghệ tế bào: Các tế bào toàn năng có khả nǎng biệt hoá và phản biệt hoá thành những loại tế bào khác nhau trong cơ thể. Do đó, người ta có thể điểu khiển sự biệt hoá bằng thành phần môi trường, trong đó quan trọng nhất là hormone sinh trưởng.
- Tính toàn nǎng của tế bào là tế bào có khả nǎng biệt hoá và phản biệt hoá thành những loại tế bào khác nhau trong cơ thể.
-Tính toàn năng của tế bào thực vật và động vật khác nhau:
+ Tế bào thực vật có thể phân chia và biệt hoá để hình thành cây hoàn chỉnh.
+ Tê bào động vật chỉ có thể hình thành những mô nhất định.
d.Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV tổ chức cho HS hoạt động theo kĩ thuật khăn trải bàn và thảo luận các nội dung:
- Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào là gì?
- Quan sát Hình 21.2 và 21.3, cho biết nguyên lí để thực hiện công nghệ tế bào là gì.
- Quan sát Hình 21.3 và 21.4, cho biết tính toàn năng của tế bào là gì. Tính toàn năng của tế bào thực vật và động vật giống hay khác nhau?
Tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Định hướng, giám sát
- HS thảo luận nhóm, hoàn thành các câu hỏi trong 10 phút
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu các nhóm trao đổi PHT theo sơ đồ 1š2š3š4š5š6š1 
- GV chụp hình PHT của 1 nhóm bất kì, chiếu lên bảng để cả lớp quan sát
- Lắng nghe và nhận xét.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV tổng kết
- HS ghi bài
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu công nghệ tế bào thực vật và thành tựu
a.Mục tiêu: SH 1.1; TCTH 6.1, GTHT 1.4;TCTH 5.3;CC 2.3.
b.Nội dung: GV sử dụng phương pháp thảo luận cặp đôi, dạy học trực quan, hỏi - đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận về công nghệ tế bào thực vật.
c.Sản phẩm học tập: 
+ Mô sẹo là một nhóm tế bào chưa phân hoá, có khả năng phân chia và biệt hoá tạo ra mô rễ, mô chổi mới.
+ Quy trình:
- Tách các mẫu mô từ cơ quan của cơ thể thực vật.
- Cho các mẫu mô nuôi cấy trong môi trường thích hợp để tạo mô sẹo.
- Bổ sung hormone kích thích sinh trưởng để kích thích mô sẹo phát triển thành cây con.
- Đem cây con chuyển sang trổng trong vườn ươm cho phát triển thành cây truởng thành.
+ Thành tựu:
- Cây ăn quả: chuối già Nam Mỹ, dâu tây chịu nhiệt
- Cây cảnh: lan hồ điệp, lan rừng đột biến, hồng, thược dược, cúc đồng tiền
- Dược liệu: đinh lăng, đẳng sâm, sâm Ngọc Linh
d.Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV tổ chức cho HS hoạt động theo kĩ thuật khăn trải bàn và thảo luận các nội dung:
Hãy cho biết mô sẹo có thể phát triển thành bộ phận nào của cây con?
Trình bày tóm tắt quy trình thực hiện nhân giống cây trổng bằng công nghệ tế bào thực vât. Liệt kê các thành tựu của CNTB thực vật
Tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Định hướng, giám sát
- HS thảo luận nhóm, hoàn thành các câu hỏi trong 10 phút
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu các nhóm trao đổi PHT theo sơ đồ 1 và 2, 3 và 4, 5 và 6. 
- GV chụp hình PHT của 1 nhóm bất kì, chiếu lên bảng để cả lớp quan sát
- Lắng nghe và nhận xét.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV tổng kết
- HS ghi bài
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu công nghệ tế bào động vật và thành tựu
a.Mục tiêu: SH 1.2; TCTH 6.1;GTHT 1.4; TCTH 5.3;CC 2.3.
b.Nội dung: GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, thảo luận cặp đôi tìm hiểu công nghệ tế bào động vật và thành tựu.
c.Sản phầm học tập: 
+ Quy trình nhân bản vô tính
(1) Tách nhân từ tế bào tuyến vú của cừu A.
(2) Loại bỏ nhân của tế bào trứng được lấy từ cừu B.
(3) Dung hợp nhân tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã loại bỏ nhân → tế bào lai.
(4) Nuôi cấy tế bào lai cho phát triển thành phôi.
(5) Cấy phôi vào tử cung của cừu cái C để "mang thai hộ".
(6) Phôi phát triển thành cơ thể mới.
+ Cấy truyền phôi: Cấy truyển phôi động vật là kĩ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con cái khác nhau để tạo ra được nhiều con vật có kiểu gene giống nhau.
- Bước 1: Tách lấy phôi từ động vật cho phôi.
- Bước 2: Sử dụng các biện pháp để tác động vào phôi đó trước khi chuyển vào cơ thể nhận.	
- Bước 3: Cấy phôi đã chịu tác động ở bước 2 vào tử cung của các động vật nhận phôi để các động vật này mang thai và sinh con.
+ Thành tựu:
Tế bào gốc và công nghệ tế bào gốc ứng dụng trong việc chăm sóc da, chữa các bệnh về mắt, ở chuột nuôi cấy tế bào mầm tinh trùng thành tinh trùng ..
- CNTB động vật được thực hiện dựa trên tính toàn năng và khả năng biệt hóa của tế bào gốc. Tùy theo sự thay đổi về điều kiện và thành phần môi trường nuôi cấy tế bào gốc, nhất là thành phần hormone sinh trưởng, và nhờ quá trình phân bào đã tạo ra các mô, cơ quan hay cơ thể.
- Công nghệ tế bào gốc trong công nghệ thực phẩm, dược phẩm và mĩ phẩm,..
- Công nghệ tế bào gốc trong y khoa: chữa mắt, chữa bỏng, chữa vô sinh hiếm muộn,...
(www.youtube.com/watch?v=YNDujb0pLE8)
- Bảo tồn giống động vật quý hiếm và có khả năng phục hồi các nhóm động vật bị tuyệt chủng 
(mescells.com/kien-thuc-ve-cong-nghe-te-bao/thanh-tuu-cong-nghe-te-bao-o-viet-nam.html)
d.Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV tổ chức cho HS hoạt động theo mảnh ghép và thảo luận các nội dung:
 N1: - Quan sát Hình 21.6 và trình bày quy trình thực hiện nhân bản vô tính vật nuôi. 
 N2:- Quan sát Hình 21.7 và cho biết thế nào là cấy truyền phôi động vật.
- Trình bày sơ đồ quy trình cấy truyền phôi động vật.
N3:- Công nghệ tế bào động vật được thực hiện dựa trên nguyên lý nào ?
- Hãy tìm hiểu về một thành tựu của công nghệ tế bào động vật. Đánh giá tính hiệu quả của việc ứng dụng thành tựu đó trong đời sống.
Vòng 1: 3 nhóm hoạt động riêng
Vòng 2: tạo nhóm mới có đầy đủ các thành viên của các nhóm 1,2,3 của vòng 1 tập hợp lại các nội dung trong trong phần CNTB động vật
Tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Định hướng, giám sát
- HS thảo luận nhóm, hoàn thành các câu hỏi trong 10 phút
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- Gv yêu cầu một nhóm báo cáo
- Lắng nghe và nhận xét.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV tổng kết
- HS ghi bài
 Hoạt động 3: Luyện tập
a.Mục tiêu: SH 1.1, SH 1.2, CC 2.3
b.Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS hoạt động cá nhân
c.Sản phẩm học tập:
Câu 1: Nguyên lý của công nghệ tế bào là ?
A.Tính toàn năng.	B.Tính thoái hóa. 
C.Tính đặc hiệu.	D. Tính phổ biến.
Câu 2: Các tế bào toàn năng không có khả năng nào?
A.Biệt hóa và phản biệt hóa.	B.Phân chia. 
C.Sinh trưởng.	D.Biệt hóa hóa và không tự làm mới. 
Câu 3: Giả sử trong quá trình cấy truyền phôi bò, phôi bò có kiểu gen trong nhân là AaBb thì tạo ra các con bò con có kiểu gen như thế nào ?
A. AaBb.	B. AABb.	C. AaBB.	D.AABB.
Câu 4: Trong nhân bản vô tính, cừu Dolly có vật chất di truyền của con vật nào?
A.cừu cho trứng.	B.cừu mang thai.	C. cừu cho nhân.
 Câu 5: Trong tế bào gốc thì lớp phôi trong phát triển tạo ra tế bào nào?
A.Tế bào phổi.	B.Tế bào hồng cầu.
C.Tế bào da. 	D. tế bào thần kinh.
 Câu 6: Trong tế bào gốc thì lớp phôi giữa phát triển tạo ra tế bào nào?
A.Tế bào phổi.	B.Tế bào hồng cầu.
C.Tế bào da. 	D. tế bào thần kinh.
Câu 7: Trong tế bào gốc thì lớp ngoài phát triển tạo ra tế bào nào?
A.Tế bào phổi.	B.Tế bào hồng cầu.
C.Tế bào da. 	D. tế bào cơ tim.
d.Tổ chức thực hiện: 
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập: (sử dụng kĩ thuật tia chớp) 
	Yêu cầu HS hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi. 
*Thực hiện nhiệm vụ: 
	HS hoạt động cá nhân: suy nghĩ, vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi. 
*Báo cáo, thảo luận: 
	HS trả lời câu hỏi khi GV chỉ định hoặc xung phong. 
*Kết luận, nhận định: 
	GV nhận xét câu trả lời, đưa ra đáp án chính xác nhất. 
Hoạt động 4: Vận dụng 
a.Mục tiêu: TCTH 5.3, GTHT 1.4, CC 2.3	
b.Nội dung: 
	Hoạt động ở nhà: sưu tầm hình ảnh thông tin trên sách báo về các phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào thực vật( nuôi cấy hạt phấn, dung hợp tế bào trần) và chia sẻ với các bạn
c.Sản phẩm học tập: 
	* Lai tế bào sinh dưỡng (dung hợp tế bào trần) à tạo giống lai khác loài.
- Quy trình:
+ Loại bỏ thành tế bào của các tb khác loài à tb trần.
+ Cho tế bào trần vào môi trường đặc biệt à dung hợp à tế bào lai.
+ Đưa tb lai vào môi trường nuôi cấy đặc biệt à phân chia và tái sinh thành cây lai khác loài.
+ Nhân nhanh thành nhiều cây.
* Nuôi cấy hạt phấn hay noãn chưa thụ tinh à cây đơn bội à cây lưỡng bội.
- Quy trình:
+ Tế bào đơn bội à mô đơn bội
+ Mô đơn bội à gây lưỡng bội hóa à cây lưỡng bội hoàn chỉnh (KG đồng hợp tử về tất cả các gen)
d.Tổ chức thực hiện: 
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
	GV yêu cầu HS về nhà trả lời các câu hỏi vận dụng. 
*Thực hiện nhiệm vụ: 
	HS tìm câu trả lời vào vở bài tập. 
*Báo cáo kết quả: 
	GV có thể yêu cầu 1 vài HS nộp vở để chấm bài lấy điểm. 
*Kết luận, nhận định: GV thu bài và đánh giá bằng điểm số. 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_10_chan_troi_sang_tao_bai_21_cong_nghe.docx