Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Trường: . Họ và tên giáo viên:................. Tổ: . MỤC TIÊU Phẩm chất, năng lực YÊU CẦU CẦN ĐẠT Mã hoá Về năng lực Năng lực sinh học Nhận thức sinh học - Phát biểu được khái niệm cấp độ tổ chức sống. SH 1.1 - Trình bày được các đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống. SH 1.2 - Dựa vào sơ đồ phân biệt được cấp độ tổ chức sống. SH 1.5 - Giải thích được mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống. SH 1.6 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học - Dựa vào đặc tính di truyền và biến dị, giải thích được thế giới sống đều rất đa dạng và phong phú nhưng các loài sinh vật vẫn có những đặc điểm chung. SH 3.1 1.2. Năng lực chung Giao tiếp và hợp tác - Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ để trình bày về thế giới sống. GTHT 1.4 2. Về phẩm chất Chăm chỉ - Tích cực tìm tòi các thông tin để giải thích mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống, cho được ví dụ về các đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống. CC 1.2 TÊN CHỦ ĐỀ: PHẦN MỞ ĐẦU TÊN BÀI DẠY: Bài 3. CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG Môn Sinh học; Lớp: 10 CTST Thời gian thực hiện: 2 tiết THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Hoạt động Giáo viên Học sinh Hoạt động 1. Mở đầu - Tranh ảnh và vật dụng về vật vô sinh và vật hữu sinh. - SGK Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Video khái quát về các cấp độ tổ chức sống. - Các hình ảnh về các cấp độ tổ chức thế giới sống. - SGK - Máy tính, máy chiếu. Hoạt động 3. Luyện tập - Bài tập trắc nghiệm. - SGK Hoạt động 4. Vận dụng - Bài tập SGK trang 18. - SGK TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động học (thời gian) Mục tiêu (Mã hoá) Nội dung dạy học trọng tâm PP/KTDH chủ đạo Phương án đánh giá Hoạt động 1. Khởi động (5 phút) Qua vấn đề đặt ra trong SGK giúp HS hiểu được đâu là vật hữu sinh. Dạy học trực quan. Kỹ thuật động não PP: Vấn đáp Công cụ: 2 câu hỏi Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới (60 phút) Hoạt động 2.1. Tìm hiểu khái niệm cấp độ tổ chức sống (7 phút) SH 1.1 GTHT 1.4 Giúp HS hiểu được khái niệm cấp độ tổ chức độ tổ chức sống. Dạy học trực quan. Kỹ thuật động não - PP: Vấn đáp - Công cụ: 2 câu hỏi Hoạt động 2.2. Phân biệt các cấp độ tổ chức của thế giới sống (13 phút) SH 1.5 CC 1.2 GTHT 1.4 HS phân biệt được các cấp độ tổ chức của thế giới sống Dạy học trực quan. Dạy học mảnh ghép. Kỹ thuật động não PP: Quan sát, vấn đáp. Công cụ: Tranh Hoạt động 2.3. Tìm hiểu mối quan hệ các cấp độ tổ chức của thế giới sống (10 phút) SH 1.6 CC 1.2 GTHT 1.4 Giúp HS hiểu được mối quan hệ các cấp độ tổ chức độ tổ chức của thế giới sống. Dạy học trực quan. Kỹ thuật động não - PP: Vấn đáp - Công cụ: câu hỏi Hoạt động 2.4. Tìm hiểu nguyên tắc thứ bậc (10 phút) SH 1.2 CC 1.2 GTHT 1.4 HS hiểu được nguyên tắc thứ bậc là gì Dạy học trực quan. Kỹ thuật động não - PP: Vấn đáp - Công cụ: câu hỏi Hoạt động 2.5. Tìm hiểu hệ thống mở và tự điều chỉnh (10 phút) SH 1.2 CC 1.2 GTHT 1.4 HS hiểu được hệ thống mở và tự điều chỉnh Dạy học trực quan. Kỹ thuật động não - PP: Vấn đáp - Công cụ: câu hỏi Hoạt động 2.6. Tìm hiểu thế giới sống liên tục tiến hóa (10 phút) SH 1.2 SH 3.1 CC 1.2 GTHT 1.4 HS hiểu được thế giới sống liên tục tiến hóa ra sao Dạy học trực quan. Kỹ thuật động não - PP: Vấn đáp - Công cụ: câu hỏi Hoạt động 3. Luyện tập (15 phút) SH 1.5 SH 1.6 GTHT 1.4 CC 1.2 Các câu hỏi luyện tập trong SGK - Kỹ thuật động não PP: Vấn đáp Công cụ: PHT Hoạt động 4. Vận dụng (10 phút) SH 1.6 SH 3.1 GTHT 1.4 CC 1.2 Các câu hỏi phần bài tập - Giao bài tập PP trực quan. Công cụ: Sản phẩm hs (vở bài tập, hình ảnh) B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1. Mở đầu (5 phút) a) Mục tiêu: Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới: qua tranh ảnh và vật dụng (con chim, cái ly, cái bàn, em bé, cây xanh) HS hiểu được đâu là vật hữu sinh và vật vô sinh. b) Nội dung: - Hoạt động cá nhân: Quan sát và trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm học tập: - Trả lời câu hỏi : + Vật hữu sinh: con chim, em bé, cây xanh. + Vật vô sinh: cái ly, cái bàn. - Hình dung được nội dung tìm hiểu là về thế giới sống. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS nghiên cứu tranh, vật dụng và suy nghĩ trả lời câu hỏi. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS quan sát tranh, vật dụng thảo luận cặp đôi với bạn chung bàn trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV tổng hợp ý kiến và kết luận: Vật hữu sinh: con chim, em bé, cây xanh; Vật vô sinh: cái ly, cái bàn. GV định hướng HS xác định nhiệm vụ của bài học: + Tìm hiểu các cấp độ tổ chức độ tổ chức của thế giới sống. + Tìm hiểu đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới (60 phút) Hoạt động 2.1. Tìm hiểu khái niệm cấp độ tổ chức sống (7 phút) a) Mục tiêu: SH 1.1, GTHT 1.4 b) Nội dung: - HS đọc thông tin mục I.1 và trả lời câu hỏi số 1 trong SGK để tìm hiểu khái niệm cấp độ tổ chức sống. - HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận trong bàn để tìm hiểu cấp độ tổ chức của thế giới sống và cấp độ tổ chức sống. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. Tổ chức hoạt động: Hoạt độngcủa GV và HS Nội dung kiến thức Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập: - GV cho HS đọc thông tin mục I.1 và trả lời câu hỏi 1 trong SGK. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: - HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao. - Đọc SGK, thảo luận và trình bày sản phẩm. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3. Báo cáo, thảo luận: - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4. Kết luận, nhận định: - GV nhận xét câu trả lời, hoạt động, sản phẩm và trình bày của các nhóm rồi kết luận. I. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống 1. Khái niệm cấp độ tổ chức sống - Cấp độ tổ chức là các đơn vị cấu tạo nên thế giới sống. - Cấp độ tổ chức sống là các đơn vị có các biểu hiện đặc trưng của sự sống như chuyển hóa vật chất, sinh sản, cảm ứng, Hoạt động 2.2. Phân biệt các cấp độ tổ chức của thế giới sống (13 phút) a) Mục tiêu: SH 1.5, CC 1.2, GTHT 1.4 b) Nội dung: - GV chuẩn bị các hình ảnh về các cấp độ tổ chức của thế sống. Yêu cầu HS quan sát và trả lời các hình ảnh đó thuộc cấp độ nào. - HS đọc thông tin mục I.2 và trả lời câu hỏi số 2, 3 trong SGK. HS quan sát tranh, đọc thông tin trong SGK, thảo luận trong bàn để tìm hiểu các cấp độ tổ chức của thế giới sống từ thấp đến cao. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d) Tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập: - GV cho HS quan sát tranh và trả lời các hình ảnh đó thuộc cấp độ nào. - GV cho HS đọc thông tin mục I.1 và trả lời câu hỏi 2, 3 trong SGK. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: - HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao. - Quan sát tranh, đọc SGK, thảo luận và trình bày sản phẩm. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3. Báo cáo, thảo luận: - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4. Kết luận, nhận định: - GV nhận xét câu trả lời, hoạt động, sản phẩm và trình bày của các nhóm rồi kết luận. I. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống 2. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống - Các cấp độ tổ chức của thế giới sống gồm nguyên tử, phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển. - Các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao gồm: phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển. - Tế bào, mô, cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái là các cấp độ tổ chức sống cơ bản. Hoạt động 2.3. Tìm hiểu mối quan hệ các cấp độ tổ chức của thế giới sống (10 phút) a) Mục tiêu: SH 1.6, CC 1.2, GTHT 1.4 b) Nội dung: - HS đọc thông tin mục I.3 và trả lời câu hỏi số 4 trong SGK. - HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận trong bàn để tìm hiểu mối quan hệ các cấp độ tổ chức của thế giới sống. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d) Tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập: - GV cho HS đọc thông tin mục I.3 và trả lời câu hỏi 4 trong SGK. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: - HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao. - HS đọc SGK, suy nghĩ và trình bày sản phẩm. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3. Báo cáo, thảo luận: - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4. Kết luận, nhận định: - GV nhận xét câu trả lời, hoạt động, sản phẩm và trình bày của các nhóm rồi kết luận. I. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống 3. Mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống - Các cấp độ tổ chức sống gồm có mối quan hệ chặt chẽ: về cấu trúc, các cấp độ tổ chức sống cấp thấp làm nền tảng để hình thành nên các cấp độ tổ chức sống cao hơn; về chức năng: các cấp độ tổ chức hoạt động luôn thống nhất với nhau để duy trì các hoạt động sống. Hoạt động 2.4. Tìm hiểu nguyên tắc thứ bậc (10 phút) a) Mục tiêu: SH 1.2, CC 1.2, GTHT 1.4 b) Nội dung: - HS đọc thông tin mục II.1 và trả lời câu hỏi số 5, 6 trong SGK. - HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận trong bàn để tìm hiểu nguyên tắc thứ bậc là gì? c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d) Tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập: - GV cho HS đọc thông tin mục II.1 và trả lời câu hỏi 5, 6 trong SGK. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: - HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao. - HS đọc SGK, suy nghĩ và trình bày sản phẩm. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3. Báo cáo, thảo luận: - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4. Kết luận, nhận định: - GV nhận xét câu trả lời, hoạt động, sản phẩm và trình bày của các nhóm rồi kết luận. II. Đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống 1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc - Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, nghĩa là tổ chức sống cấp dưới sẽ làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp trên. VD: nhiều cá thể cùng loài tâp hợp lại tạo thành quần thể. Hoạt động 2.5. Tìm hiểu hệ thống mở và tự điều chỉnh (10 phút) a) Mục tiêu: SH 1.2, CC 1.2, GTHT 1.4 b) Nội dung: - HS đọc thông tin mục II.2 và trả lời câu hỏi số 7, 8 trong SGK. - HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận trong bàn để tìm hiểu về hệ thống mở và tự điều chỉnh. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d) Tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập: - GV cho HS đọc thông tin mục II.1 và trả lời câu hỏi 5, 6 trong SGK. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: - HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao. - HS đọc SGK, suy nghĩ và trình bày sản phẩm. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3. Báo cáo, thảo luận: - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4. Kết luận, nhận định: - GV nhận xét câu trả lời, hoạt động, sản phẩm và trình bày của các nhóm rồi kết luận. II. Đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống 2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh - Các cấp độ tổ chức sống luôn diễn ra quá trình trao đổi chất và năng lượng với môi trường nên gọi là hệ thống mở. - Ngoài ra, các cấp độ tổ chức sống có cơ chế tự điều chỉnh nhằm đảm bảo duy trì và điều hòa các hoạt động sống trong hệ thống để tồn tại và phát triển. Hoạt động 2.6. Tìm hiểu thế giới sống liên tục tiến hóa (10 phút) a) Mục tiêu: SH 1.2, SH 3.1, CC 1.2, GTHT 1.4 b) Nội dung: - HS đọc thông tin mục II.3 và trả lời câu hỏi số 9, 10 trong SGK. - HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận trong bàn để tìm hiểu sự tiến hóa liên tục của thế giới sống. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d) Tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập: - GV cho HS đọc thông tin mục II.3 và trả lời câu hỏi 9, 10 trong SGK. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: - HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao. - HS đọc SGK, suy nghĩ và trình bày sản phẩm. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3. Báo cáo, thảo luận: - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4. Kết luận, nhận định: - GV nhận xét câu trả lời, hoạt động, sản phẩm và trình bày của các nhóm rồi kết luận. II. Đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống 3. Thế giới sống liên tục tiến hóa - Các sinh vật có nguồn gốc chung. Duy trì được qua nhiều thế hệ nhờ quá trình sinh sản. - Môi trường sống luôn biến đổi nên sinh vật tiến hóa theo hướng thích nghi với điều kiện sống. Hoạt động 3. Luyện tập (15 phút) Mục tiêu Trả lời được các câu hỏi giúp rèn kỹ năng và khắc sâu mục tiêu. b) Nội dung - HS hoạt động cá nhân: trả lời các câu hỏi phần luyện tập ở mục I, II SGK và trả lời câu hỏi trắc nghiệm - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi luyện tập: Câu 1. Có các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống là? (1) Cơ thể (2) tế bào (3) quần thể (4) quần xã (5) hệ sinh thái Các cấp độ tổ chức sống trên được sắp xếp theo đúng nguyên tắc thứ bậc là A. 2 → 1 → 3 → 4 → 5 B. 1 → 2 → 3 → 4 → 5 C. 5 → 4 → 3 → 2 → 1 D. 2 → 3 → 4 → 5 → 1 Câu 2. “Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho nguyên tắc nào của thế giới sống? A. Nguyên tắc thứ bậc. B. Nguyên tắc mở. C. Nguyên tắc tự điều chỉnh. D. Nguyên tắc bổ sung Câu 3. Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là A. Các đại phân tử B. Tế bào C. Mô D. Cơ quan Câu 4. Tất cả các tổ chức sống đều là hệ mở. Tại sao? A. Vì thường xuyên trao đổi chất với môi trường B. Vì thường xuyên có khả năng tự điều chỉnh C. Vì thường xuyên biến đổi và liên tục biến hóa D. Vì có khả năng sinh sản, cảm ứng và vận động Câu 5. Đặc tính quan trọng nhất đảm bảo tính bền vững và ổn định tương đối của tổ chức sống là: A. Trao đổi chất và năng lượng B. Sinh sản C. Sinh trưởng và phát triển D. Khả năng tự điều chỉnh và cân bằng nội môi c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời cho các câu hỏi. d) Tổ chức thực hiện Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ ( Sử dụng kỹ thuật giao nhiệm vụ và động não): Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và làm trắc nghiệm Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS hoạt động cá nhân: Suy nghĩ, vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi luyện tập, trắc nghiệm vào giấy nháp. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trả lời từng câu hỏi khi GV chỉ định hoặc xung phong phát biểu. Bước 4: Kết luận, nhận định : GV nhận xét câu trả lời và đưa ra đáp án. Hoạt động 4 : Vận dụng (10 phút) a) Mục tiêu: SH 1.6, SH 3.1, CC 1.2, GTHT 1.4 b) Nội dung: Hoạt động cá nhân về nhà: Trả lời các câu hỏi và bài tập trang18 SGK. c) Sản phẩm học tập: Đáp án các câu hỏi. d) Tổ chức hoạt động: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS: Về nhà trả lời các câu hỏi vận dụng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tiến hành vận dụng kiến thức đã học làm vào vở bài tập Bước 3: Báo cáo kết quả: Vào tiết học sau, HS nộp vở bài tập Bước 4: Kết luận và nhận định: GV thu sản phẩm và đánh giá bằng cho điểm.
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_10_chan_troi_sang_tao_bai_3_cac_cap_do.docx