Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 4: Khái quát về tế bào

docx 10 trang phuong 12/11/2023 1090
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 4: Khái quát về tế bào", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 4: Khái quát về tế bào

Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 4: Khái quát về tế bào
BÀI 4: KHÁI QUÁT TẾ BÀO (1 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
Phẩm chất, năng lực
Mục tiêu
Mã hóa
1. Về năng lực
a. Năng lực sinh học 
Nhận thức sinh học
Nhận biết được các sinh vật có cấu tạo từ tế bào.
SH 1.1.1
Nêu được khái quát học thuyết tế bào.
SH 1.1.2
Giải thích được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống.
SH 1.6
b. Năng lực chung 
Tự chủ và 
tự học
Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập về tế bào.
TCTH 1
2. Về phẩm chất 
Chăm chỉ
Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập, có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
CC 1.2
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 
	- Dạy học trực quan. 
	- Dạy học theo nhóm. 
	- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. 
	- Kĩ thuật KWL.
	- Trò chơi “Tiếp sức đồng đội”
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
	1. Đối với giáo viên
- Hình 4.1; 4.3; 4.4 SGK.
- Bộ tranh về các cấp độ tổ chức của cơ thể thực vật, cơ thể động vật.
- Phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
 Nhóm:.Lớp
 Câu 1: Em ĐÃ BIẾT gì về học thuyết tế bào?
 Câu 2: Em MONG MUỐN BIẾT THÊM nội dung gì về học thuyết tế bào?
K
W
L
..
	2. Đối với HS
	- SGK, bút, vở.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu 
a. Mục tiêu: 
- Tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn, kích thích tính tò mò, hứng thú và khám phá vào
kiến thức mới.
- Giúp HS xác định được nội dung bài là tìm hiểu khái quát về tế bào.
b. Nội dung: 
	 - GV chiếu hình 4.1 cho thấy tổ ong được cấu tạo từ những khoang nhỏ.
	Mỗi khoang nhỏ này được dùng làm nơi dự trữ thức ăn, chứa trứng hay ấu trùng. Do đó, mỗi khoang nhỏ là đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản nhất của tổ ong. Cách thức tổ chức này cũng được thấy ở cả sinh vật sống. Như vậy, đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản nhất của sinh vật sống là gì?
c. Sản phẩm học tập: 
	 - Các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao gồm: phân tử → bào quan → tế bào → mô cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã - hệ sinh thái → sinh quyển. Trong đó, tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái là các cấp độ tổ chức sống cơ bản.
- Đơn vị cấu trúc và chức năng nhất của sinh vật sống là tế bào.
d. Tổ chức thực hiện: 
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
	- GV chiếu hình 4.1 cho thấy tổ ong được cấu tạo từ những khoang nhỏ. Mỗi khoang nhỏ này được dùng làm nơi dự trữ thức ăn, chứa trứng hay ấu trùng. Do đó, mỗi khoang nhỏ là đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản nhất của tổ ong. Cách thức tổ chức này cũng được thấy ở cả sinh vật sống. Như vậy, đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản nhất của sinh vật sống là gì? GV dẫn vào nội dung bài học.
	- HS độc lập phân tích vấn đề, quan sát các hình ảnh, tái hiện kiến thức đã được chuẩn bị trước tại nhà qua phần đọc trước bài 4 và tìm hiểu khi tự học để trả lời câu hỏi.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
	- GV gọi HS trả lời các câu hỏi đặt ra từ tinh thần xung phong của HS.
	- Đại diện HS trả lời câu hỏi.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
	- GV dựa vào câu trả lời của HS có thể gọi HS khác bổ sung.
	- HS đánh giá câu trả lời của bạn và có thể bổ sung kiến thức.
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
	- GV dựa vào phần trả lời của HS để chốt kiến thức và dẫn dắt sang phần kiến thức mới.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu học thuyết tế bào
a. Mục tiêu: SH 1.1.1, SH 1.1.2; TCTH 1. 
b. Nội dung: 
	- GV vận dụng nguyên tắc dạy học nêu vấn đề để giới thiệu về nội dung bài học. Sau đó, GV phát phiếu KWL và yêu cầu các em điền vào cột K, W.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhóm:.Lớp
 Câu 1: Em ĐÃ BIẾT gì về học thuyết tế bào?
 Câu 2: Em MONG MUỐN BIẾT THÊM nội dung gì về học thuyết tế bào?
K
W
L
..
GV tổ chức hoạt động theo nhóm, các nhóm động não nhanh các nội dung dễ hiểu, có thể tự học được ở nhà và ghi vào cột K. Tiếp đến, HS sẽ ghi các câu hỏi mà các em chưa hiểu, hoặc những kiến thức mở rộng muốn hiểu biết thêm vào cột W. Hoạt động này kết thúc khi HS hoàn thành nội dung ở 2 cột. GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả, chú ý nhóm sau không trình bày lặp lại nội dung của nhóm trước.
- GV tổ chức cho các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi:
+ Các khoang rỗng nhỏ cấu tạo nên vỏ bần của cây sồi mà Robert Hooke phát hiện ra được gọi là gì?
+ Dựa vào đâu mà Schleiden và Schwann có thể đưa ra kết luận: “Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào và các sản phẩm của tế bào.”?
c. Sản phầm học tập: 
	- HS trả lời được câu hỏi khi tìm hiểu về học thuyết tế bào:
+ Năm 1665, Robert Hooke sử dụng kính hiển vi quang học để quan sát cấu tạo của vỏ cây bần gồm những khoang nhỏ gọi là tế bào.
+ Thông qua kết quả công trình nghiên cứu về sự tương đồng về cấu tạo tế bào thực vật và tế bào động vật, nhà thực vật học Matthias Schleiden (1838) và nhà vật học Theodor Schwann (1839) đã đưa ra học thuyết tế bào với nội dung: “Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào và các sản phẩm của tế bào.”
d. Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ: 
	- GV vận dụng nguyên tắc dạy học nêu vấn đề để giới thiệu về nội dung bài học. Sau đó, GV phát phiếu KWL và yêu cầu các em điền vào cột K, W.
	- GV tổ chức hoạt động theo nhóm, các nhóm động não nhanh các nội dung dễ hiểu, có thể tự học được ở nhà và ghi vào cột K. Tiếp đến, HS sẽ ghi các câu hỏi mà các em chưa hiểu, hoặc những kiến thức mở rộng muốn hiểu biết thêm vào cột W. Hoạt động này kết thúc khi HS hoàn thành nội dung ở 2 cột. GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả, chú ý nhóm sau không trình bày lặp lại nội dung của nhóm trước.
	- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập, thảo luận nhóm tái hiện kiến thức đã được chuẩn bị trước tại nhà qua phần đọc trước bài 4 và kiến thức đã được học trong THCS và tìm hiểu khi tự học để trả lời câu hỏi.
* Thực hiện nhiệm vụ: 
	- GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm, theo dõi, hỗ trợ quá trình thảo luận của các nhóm. (GV có thể phát phiếu học tập bằng giấy hoặc tạo các phiếu học tập online cho HS làm bằng điện thoại trên ứng dụng Padlet, Liveworksheet)
	- HS hoạt động nhóm, hoàn thành phiếu học tập và trả lời câu hỏi do GV
đưa ra.
* Báo cáo, thảo luận: 
	- GV chọn ngẫu nhiên một số nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chiếu hình 4.2, 4.3 SGK nêu câu hỏi chung cho các nhóm:
+ Các khoang rỗng nhỏ cấu tạo nên vỏ bần của cây sồi mà Robert Hooke phát hiện ra được gọi là gì?
+ Dựa vào đâu mà Schleiden và Schwann có thể đưa ra kết luận: “Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào và các sản phẩm của tế bào.”?
	- HS hoàn thành nhiệm vụ, báo cáo kết quả thảo luận, nhận xét kết quả của
nhóm bạn.
* Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét đúng - sai câu trả lời của các nhóm. Nhận xét về mức độ hoạt
động học tập của lớp.
- GV nêu vấn đề, cấu tạo của tế bào nhân sơ như thế nào?
	- HS lắng nghe nhận xét và kết luận của GV và hoàn thiện nội dung kiến thức.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống
a. Mục tiêu: SH 1.6; TCTH 1; CC 1.2
b. Nội dung: HS tham gia trò chơi “Tiếp sức đồng đội”.
+ Nhóm 1, 2: Tranh về các cấp độ tổ chức của cơ thể thực vật.
+ Nhóm 3, 4: Tranh về các cấp độ tổ chức của cơ thể động vật.
Bộ tranh về các cấp độ tổ chức của cơ thể thực vật
Bộ tranh về các cấp độ tổ chức của cơ thể động vật
HS gọi tên, dán tên các cấp độ tổ chức sống tương ứng lên hình, sắp xếp theo cấp độ tăng dần. Sau đó, các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi:
Câu 1. Hãy đưa ra các dẫn chứng để chứng minh tế bào là đơn vị nhỏ nhất có đầy đủ các đặc trưng cơ bản của sự sống.
Câu 2. Cơ thể thực vật, cơ thể động vật được tạo ra từ đơn vị cơ bản nào?
Câu 3. Em bé sinh ra nặng 3 kg, khi trưởng thành có thể nặng 50kg. Theo em sự thay đổi này là do đâu?
(Nguồn sách khoa tự nhiên 6 chân trời sáng tạo)
c. Sản phẩm học tập: 
Bộ tranh về các cấp độ tổ chức của cơ thể thực vật
 tế bào mô cơ quan hệ cơ quan cơ thể
Bộ tranh về các cấp độ tổ chức của cơ thể động vật
Câu 1.
- Các phân tử khi tách khỏi tế bào thì không còn tham gia các hoạt động sống.
- Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào, các hoạt động sống của cơ thể (chuyển hoá vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản,..) đều diễn ra trong tế bào.
Ví dụ: tế bào sinh tinh phát sinh các tinh trùng có vai trò trong sinh sản; tế bào phổi trao đổi O2 và CO2 tạo nên sự trao đổi khí ở phổi.
- Các sinh vật đơn bào dù chỉ được cấu tạo từ một tế bào nhưng vẫn đảm nhiệm chức năng của một cơ thể. Đối với cơ thể sinh vật đa bào (được cấu tạo gồm nhiều tế bào) thì các hoạt động sống của cơ thể là sự phối hợp hoạt động của các tế bào khác nhau.
Ví dụ: Các loài vi khuẩn đơn bào được cấu tạo từ một tế bào nhưng vẫn có thể trao đổi chất với môi trường để phát triển và sinh sản.
→ Tế bào là đơn vị nhỏ nhất có đầy đủ các đặc trưng cơ bản của sự sống.
Câu 2. Cơ thể thực vật, cơ thể động vật được tạo ra từ đơn vị cơ bản là tế bào.
Câu 3. Sự thay đổi này là do tế bào thực hiện trao đổi chất để lớn lên, khi đạt kích thước nhất định tế bào thực hiện phân chia tạo ra các tế bào con từ đó giúp cơ thể sinh vật lớn lên.
d. Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
	- Giáo viên yêu cầu HS tham gia trò chơi “ Tiếp sức đồng đội”. GV chia lớp thành 4 nhóm, phát tranh cho các nhóm. Yêu cầu các thành viên trong nhóm thảo luận gọi tên, dán tên các cấp độ tổ chức sống tương ứng lên hình, sắp xếp theo cấp độ tăng dần. Sau đó, trả lời câu hỏi GV đưa ra.
	- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.
* Thực hiện nhiệm vụ: 
	- GV định hướng, giám sát.
	- HS hoạt động nhóm, thảo luận trả lời các câu hỏi của GV.
* Báo cáo, thảo luận: 
	- GV gọi bất kì HS nhóm nào trình bày trước lớp, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
	- HS được gọi trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
* Kết luận, nhận định: 
	- GV nhận xét, kết luận.
	- Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV.
Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng đã học nhằm khắc sâu nội dung
khái quát về tế bào.
b. Nội dung: HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành bài tập
Câu 1. Sự ra đời của học thuyết tế bào có ý nghĩa gì đối với nghiên cứu sinh học?
Câu 2. Nêu tên và chức năng một số loại tế bào trong cơ thể người.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
Câu 1. Học thuyết tế bào cho thấy tính thống nhất trong đa dạng của sinh giới, rằng tất cả các sinh vật hiện tại đều được tạo ra từ một tế bào đầu tiên. Học thuyết tế bào đặt nền tảng cho việc nghiên cứu về cấu tạo và hoạt động chức năng của tế bào cũng như cơ thể sinh vật.
Câu 2. Trong cơ thể của chúng ta có đa dạng các loại tế bào cả về hình dạng kích thước và chức năng. Ví dụ: Tế bào bạch cầu cầu → bảo vệ. Tế bào hồng cầu → vận chuyển oxi. Tế bào thần kinh → dẫn truyền xung thần kinh.
d. Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:	
	- GV chiếu câu hỏi trên ppt hoặc in phiếu cho HS. Yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập trong thời gian 5 phút.
	- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.
* Thực hiện nhiệm vụ: 
	- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm, theo dõi, hỗ trợ quá trình hoạt động của các nhóm.
	- HS hoạt động nhóm, sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập 1 và bài tập 2.
* Báo cáo, thảo luận: 
	- GV chọn ngẫu nhiên một số nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
	- HS hoàn thành nhiệm vụ, báo cáo kết quả thảo luận, nhận xét kết quả của nhóm bạn.
* Kết luận, nhận định: 
	- GV nhận xét đúng- sai câu trả lời của các nhóm, chiếu đáp án nhận xét về mức độ hoạt động học tập của lớp.
	- Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV. Hoàn thiện nội dung kiến thức
Hoạt động 4: Vận dụng – mở rộng. 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống.
	SH 2.4, SH 3.2, GTHT 5, VĐST 4, TN 4.2
b. Nội dung: HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi
Câu 1. Có ý kiến cho rằng: “Lịch sử nghiên cứu tế bào gắn liền với lịch sử nghiên cứu và phát triển kính hiển vi”.Ý kiến của em thế nào?
Câu 2. Hãy cho biết điểm khác nhau giữa một sinh vật đơn bào và một tế bào trong cơ thể sinh vật đa bào
c. Sản phẩm học tập: 
	Câu 1. Với sự phát triển liên tục của khả năng phóng đại của kính hiển vi, công nghệ đã đủ để cho phép khám phá ra tế bào vào thế kỷ XVII. Robert Hooke là người đầu tiên sử dụng kính hiển vi để thực hiện quan sát khoa học đầu tiên về tế bào, mở ra ngành khoa HS học tế bào. Năm 1665, Hooke đã nghiên cứu lát cắt mảnh nút bần (tức mô bần - mô thực vật bị bần hóa và đã chết) nhờ kính hiển vi quang học thô sơ có độ phóng đại 30 lần. Sau đó, cùng với sự phát triển của kính hiển vi thì càng có nhiều nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều loại tế bào hơn như tế bào vi sinh vật, động vật, thực vật và cũng phát hiện ra tế bào có cấu tạo rất phức tạp.
Câu 2.
- Sinh vật đơn bào là các sinh vật được cấu tạo từ một tế bào duy nhất.
- Sinh vật đa bào là các sinh vật được cấu tạo từ 2 tế bào trở lên. Sinh vật đơn bào chỉ được cấu tạo từ một tế bào, sinh vật đa bào được cấu tạo từ 2 tế bào trở lên; do đó ở sinh vật đơn bào, sự trao đổi chất với môi trường và sinh sản được thực hiện ở một tế bào, còn ở các sinh vật đa bào, các tế bào được biệt hóa để thực hiện các chức năng khác nhau.
 d. Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
	- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi.
	- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.
* Thực hiện nhiệm vụ: 
	- GV quan sát, theo dõi HS.
	- HS trả lời câu hỏi.
* Báo cáo kết quả: 
	- GV mời bất kì HS nào trả lời câu hỏi, nhận xét, đánh giá hoạt động của học
sinh.
	- HS trả lời, HS khác bổ sung.
* Kết luận, nhận định: 
	- GV nhận xét, ghi điểm cho HS hoạt động tích cực.
	- HS lắng nghe nhận xét của GV.
V. CÂU HỎI ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
5.1. Phần tự luận.
Một bạn HS tiến hành quan sát hai mẫu tiêu bản bằng kính hiển vi quang học, kết quả quan sát như Hình 4.4.
Hãy quan sát hình và cho biết:
Câu 1: Mẫu vật nào trong các mẫu vật: lát biểu mô ở động vật, một giọt nước ao, một giọt máu người phù hợp với mỗi tiêu bản bên. Giải thích.
Câu 2: Điểm giống và khác nhau của hai tiêu bản bên.
Hướng dẫn
Câu 1: Hình 4.4 a là tiêu bản mẫu vật một giọt nước ao vì trong tiêu bản có rất nhiều loại vi sinh vật hoạt động như các sinh vật độc lập. Hình 4.4 b là tiêu bản mẫu vật lát biểu mô ở động vật vì tiêu bản này chứa nhiều tế bào giống nhau và liên kết chặt chẽ với nhau.
Câu 2:
Tiêu bản hình 4.4 a
Tiêu bản hình 4.4.b
Giống nhau
Cả hai tiêu bản đều gồm nhiều tế bào
Khác nhau
Các tế bào hoạt động
độc lập thành các cá thể
sinh vật khác nhau.
Các tế bào liên kết với nhau, tương tác các hoạt động với nhau tạo thành mô có chức năng nhất định.
5.2. Phần trắc nghiệm.
Câu 1. Đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể người là gì?
A. Tế bào.	B. Mô.	C. Cơ quan.	D. Hệ cơ quan.
Câu 2. Trong các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống, cấp tổ chức nào là cơ bản nhất?
A. Cơ thể. 	B. Quần thể. 	C. Tế bào. 	D. Quần xã.
Câu 3. Có bao nhiêu nhận định sau đây dúng khi nói về tế bào?
1. Tế bào chỉ được sinh ra bằng cách phân chia tế bào.
2. Tế bào là nơi diễn ra mọi hoạt động sống.
3. Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể sống.
4. Tế bào có khả năng trao đổi chất theo phương thức đồng hóa và dị hóa.
5. Tế bào có một hình thức phân chia duy nhất là nguyên phân.
A. 4. 	B. 3. 	C. 2. 	D. 5.
Câu 4. Điều nào dưới đây là sai khi nói về tế bào?
A. Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của sự sống.
B. Tế bào là đơn vị chức năng của tế bào sống.
C. Tế bào được cấu tạo từ các mô.
D. Tế bào được cấu tạo từ các phân tử, đại phân tử vào bào quan.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_10_chan_troi_sang_tao_bai_4_khai_quat_v.docx