Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 8: Tế bào nhân sơ

docx 9 trang phuong 12/11/2023 1540
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 8: Tế bào nhân sơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 8: Tế bào nhân sơ

Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 8: Tế bào nhân sơ
CHƯƠNG II: CẤU TRÚC TẾ BÀO
BÀI 8: TẾ BÀO NHÂN SƠ
(1 tiết)
I.MỤC TIÊU
Phẩm chất, năng lực 
Mục tiêu
Mã hóa
1.Về năng lực
a. Năng lực sinh học 
Nhận thức sinh học 
Trình bày được đặc điểm chung của tế bào nhân sơ.
SH 1.2.1
Giải thích được mối quan hệ giữa khích thước tế bào và tỉ lệ S/V
SH 1.6
Mô tả được kích thước, cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào nhân sơ
SH 1.2.2
b.Năng lực chung 
Tự chủ tự học 
Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học tập về tế bào nhân sơ.
TCTH 1
Giao tiếp và hợp tác
Biết chủ động giao tiếp; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trức nhiều người.
GTHT 1.5
2.Về phẩm chất 
Trách nhiệm 
Sẵn sàng chịu trách nhiệm về những lời nói và hành động của bản thân.
TN 1.3
II.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 
	- Dạy học trực quan. 
	- Dạy học theo nhóm nhỏ. 
	- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong sách giáo khoa. 
	- Kĩ thuật mảnh ghép. 
III.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
	1. Đối với giáo viên
- Hình ảnh về các loài vi khuẩn khác nhau và hai khối lập phương.
- Bảng phân công nhiệm vụ cho các nhóm.
- Các câu hỏi tự luận.
	2. Đối với học sinh
- Giấy A4.
- Biên bảng hoạt động nhóm mảnh ghép.
- Giấy ghi đáp án.
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Hoạt động học (thời gian) 
Mục tiêu 
(mã hóa) 
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo 
Phương án đánh giá 
Hoạt động 1. Khởi động 
GTHT 1.5
Đặt vấn đề về tế bào nhân sơ. 
Dạy học trực quan.
Câu hỏi, vấn đáp. 
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới 
Hoạt động 2.1
Tìm hiểu đặc điểm chung của tế bào nhân sơ
SH 1.2.1, SH 1.6,
TCTH 1.
Mô tả đặc điểm chung của tế bào nhân sơ.
Dạy học trực quan.
Câu hỏi, vấn đáp.
Hoạt động 2.2 
Tìm hiểu cấu tạo tế bào nhân sơ
SH 1.2.2, 
TCTH 1, GTHT 1.5
TN 1.3
Các thành phần cấu tạo của tế bào nhân sơ.
-Dạy học theo nhóm.
- Kĩ thuật mảnh ghép.
Kết quả thực hiện hoạt động nhóm.
Hoạt động 3. 
Luyện tập 
SH 1.2.1, SH1.2.2
- Dạy học thep nhóm.
-Phiếu học tập
Hoạt động 4. 
Vận dụng 
SH 3.2, GTHT 5
- Giao bài tập 
- Bài tập, hình ảnh. 
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Hoạt động 1. Khởi động (5 phút)
a. Mục tiêu: 
- SH1.2.1
b. Nội dung: 
- Đặt vấn đề tạo hứng khởi để học sinh tìm hiểu sơ lược về tế bào nhân sơ.
c. Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời của học sinh về tế bào nhân sơ.
d. Tổ chức thực hiện: 
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV cho HS quan sát hình ảnh của “Ngôi nhà”, “Cái cây”, “Con người”
GV yêu cầu HS thảo luận về đơn vị cấu tạo cơ bản của từng sự vật: Ngôi nhà, Con người, Cái cây.
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS suy nghĩ độc lập và đưa ra câu trả lời cho GV.
*Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
GV đặt vấn đề: Trong bài “Các cấp tổ chức của thế giới sống” chúng ta đã tìm hiểu được thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắt thứ bậc. Mỗi một cấu trúc sống được cấu tạo từ các thành phần nhỏ. 
GV: Ngôi nhà được tạo nên từ đơn vị cơ bản là gì?
HS: Viên gạch.
GV: Vậy các sinh vật sống như Con người, Cái cây được cấu tạo từ các đơn vị đó là gì?
HS: Tế bào.
*Bước 4: Kết luận, nhận định: 
Để cấu thành được một đơn vị tổ chức sống cơ bản, cần phải có các đặc điểm chung nhất định. Tế bào cũng được cấu tạo theo những đặc điểm này. Tế bào có hai loại là tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Bài ngày hôm nay chung ta sẽ cùng tìm hiểu về “Tế bào nhân sơ”.
2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu đặc điểm chung của tế bào nhân sơ (10 phút)
a. Mục tiêu: 
SH 1.2.1, SH 1.6, TCTH 1. 
b. Nội dung: 
Mô tả đặc điểm chung của tế bào nhân sơ, từ đó, giải thích mối quan hệ giữa kích thước tế bào và tỉ lệ S/V
c. Sản phẩm học tập: 
Câu trả lời của học sinh về đặc điểm chung của tế bào nhân sơ
d. Tổ chức thực hiện: 
Tổ chức thực hiện
Nội dung bài học
*Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV sử dụng phương pháp dạy học trưc quan để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK:
1. So sánh kích thước của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
2. Kích thước nhỏ đã đem lại cho tế bào nhân sơ những ưu thế gì?
3. Tế bào nhân sơ có đặc điểm chung là gì?
*Thực hiện nhiệm vụ: 
HS thảo luận nhóm đôi để đưa ra câu trả lời.
*Báo cáo, thảo luận: 
GV gọi HS bất kì trong lớp để trả lời câu hỏi. 
*Kết luận, nhận định: 
+ Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ. Chỉ bằng 1/10 kích thước tế bào nhân thực.
+ Kích thước nhỏ giúp tỉ lệ S/V lớn, giúp tế bào trao đổi chất với môi trường nhanh chóng. => Sinh trưởng và sinh sản nhanh.
+ Tế bào nhân sơ chưa có nhân hoàn chỉnh, không có các bào quan có màng bao bọc, có rất ít bào quan.
+ Tế bào nhân sơ chưa có nhân hoàn chỉnh, có rất ít bào quan.
+ Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ. Chỉ bằng 1/10 kích thước tế bào nhân thực.
+ Kích thước nhỏ giúp tỉ lệ S/V lớn, giúp tế bào trao đổi chất với môi trường nhanh chóng. => Sinh trưởng và sinh sản nhanh.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu cấu tạo tế bào nhân sơ (15 phút)
a. Mục tiêu: 
SH 1.2.2, TCTH 1, GTHT 1.5, TN 1.3
b. Nội dung: 
Tìm hiểu các thành phần cấu tạo của tế bào nhân sơ.
c. Sản phẩm học tập: 
Phiếu ghi chép kế quả thảo luận nhóm của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
Tổ chức thực hiện
Nội dung bài học
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
Quan sát hình 8.3 và kể tên các thành phần cấu tạo của tế bào nhân sơ.
GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, kỹ thuật dạy học các mảnh ghép để hướng dẫn các em tìm hiểu kiến thức:
- Vòng 1: Nhóm chuyên gia
GV chia lớp thành ba nhóm, mỗi nhóm thực hiện các nhiệm vụ độc lập:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về thành tế bào, màng tế bào và tìm sự khác biệt của thành tế bào vi khuẩn Gram âm và Gram dương.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về tế bào chất và giải thích vì sao tế bào chất là nới diễn ra quá trình tổng hợp nhiều loại protein của tế bào.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về vùng nhân và giải thích tên gọi “Tế bào nhân sơ”
Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép
Thành lập các nhóm mảnh ghép: Mỗi nhóm được thành lập từ ít nhất một thành viên của nhóm chuyên gia.
Mỗi thành viên có nhiệm vụ trình bày lại cho cả nhóm kết quả tìm hiểu ở nhóm chuyên gia.
Nhóm mảnh ghép thực hiện nhiệm vụ chung: bệnh do vi khuẩn Gram âm hay Gram dương sẽ gây hậu quả nặng hơn.
*Thực hiện nhiệm vụ: 
Các nhóm thực hiện hiện theo hướng dẫn và nhiệm vụ của giáo viên.
*Báo cáo, thảo luận: 
Các nhóm lần lượt trình bày tóm tắt các ý kiến riêng của nhóm.
*Kết luận, nhận định: 
Tế bào nhân có các thành phần chủ yếu như:
+ Thành tế bào: Giúp bào vệ và quy định hình dạng của tế bào.
+ Tế bào chất: Nơi diễn ra các phản ứng trao đổi chất.
+ Màng tế bào: Thực hiện quá trình trao đổi chất.
+ Vùng nhân: Chứa phân tử DNA mang thông tin di truyền quy định các đặc điểm của tế bào.
.
Tế bào nhân có các thành phần chủ yếu như:
+ Thành tế bào: Giúp bào vệ và quy định hình dạng của tế bào.
+ Tế bào chất: Nơi diễn ra các phản ứng trao đổi chất.
+ Màng tế bào: Thực hiện quá trình trao đổi chất.
+ Vùng nhân: Chứa phân tử DNA mang thông tin di truyền quy định các đặc điểm của tế bào.
Hoạt động 3: Luyện tập (7 phút)
a. Mục tiêu: 
SH 1.2.1, SH1.2.2
b. Nội dung:
HS hoạt động cá nhân, trả lời các câu hỏi phần luyện tập ở mục I, II SGK.
c. Sản phẩm học tập: 
Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện: 
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
Yêu cầu HS hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi:
Vì sao các sinh vật có kích thước lớn cơ thể luôn bao gồm nhiều tế bào chứ không phải là một tế bào duy nhất?
Tế bào nhân sơ có đặc điểm chung là gì? Đưa nhận định chung về tế bào nhân sơ.
Vì sao kích thước tế bào càng nhỏ, tỉ lệ S/V càng lớn?
*Thực hiện nhiệm vụ: 
	HS hoạt động cá nhân: suy nghĩ, vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi. 
*Báo cáo, thảo luận: 
	HS trả lời câu hỏi khi GV chỉ định hoặc xung phong. 
*Kết luận, nhận định: 
	GV nhận xét câu trả lời, đưa ra đáp án chính xác nhất:
Khi sinh vật có kích thước cơ thể lớn nhưng được cấu tạo từ nhiều tế bào nhỏ thì tỉ lệ S/V lớn hơn nhiều so với chỉ được cấu tạo tự 1 tế bào duy nhất. Nhờ đó tốc độ trao đổi chất với môi trường nhanh hơn.
Tế bào nhân sơ chưa có nhân hoàn chỉnh, có rất ít bào quan. Gồm các thành phần chính là: Màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân.
Tỉ lệ S/V là tỉ lệ giữa diện tích và thể tích. Khích thước tế bào càng nhỏ, diện tích bề mặt so với thể tích càng lớn. (Hs có thể làm thí nghiệm để chứng minh).
Hoạt động 4: Vận dụng – mở rộng (8 phút)
a. Mục tiêu: 
	SH 2.4, SH 3.2, GTHT 5, VĐST 4, TN 4.2
b. Nội dung: 
	Hoạt động cá nhân ở nhà: trả lời các câu hỏi 1, 2/ 154 SGK vào vở bài tập. 
c. Sản phẩm học tập: 
	Đáp án các câu hỏi
d. Tổ chức thực hiện: 
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
	GV yêu cầu HS về nha trả lời các câu hỏi bài tập vận dụng SGK/41. 
*Thực hiện nhiệm vụ: 
	HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời vào vở bài tập. 
*Báo cáo kết quả: 
	GV có thể yêu cầu 1 vài HS nộp vở để chấm bài lấy điểm. 
*Kết luận, nhận định: GV thu bài và đánh giá bằng điểm số. 
PHỤ LỤC
Phiếu học tập
Nhóm 1:
Cấu tạo
Thành tế bào
Gram âm:
Gram dương:
Màng tế bào
Nhóm 2:
Cấu tạo
Chức năng
Tế bào chất
Vì sao tế bào chất là nơi diễn ra quá trình tổng hợp nhiều loại protein của tế bào?
Nhóm 3:
Cấu tạo
Chức năng
Nhân tế bào
Vì sao được gọi là “Tế bào nhân sơ”?
Đáp án:
Nhóm 1:
Cấu tạo
Thành tế bào
Cấu tạo từ peptidoglican có tác dụng, bảo vệ và quy định hình dạng của tế bào.
Gram âm: Có thành tế bào bắt màu đỏ.
Gram dương: Có thành tế bào bắt màu xanh tím.
Màng tế bào
- Cấu tạo: từ 2 lớp photpholipit và protein.
- Chức năng: Có tính thấm chọn lọc, bảo vệ các thành phần bên trong.
Nhóm 2:
Cấu tạo
Chức năng
Tế bào chất
+ Chứa bào tương có các bào quan.
 + Riboxom có chức năng tổng hợp pro cho TB.
- Chức năng: Là nơi diễn ra quá trình TĐC.
Vì sao tế bào chất là nơi diễn ra quá trình tổng hợp nhiều loại protein của tế bào?
Tế bào chất là nơi diễn ra quá trình tổng hợp nhiều loại protein của tế bào là do phân bố trong tế bào chất có nhiều ribosome 70S là nơi tổng hợp protein của tế bào.
Nhóm 3:
Cấu tạo
Chức năng
Nhân tế bào
- ADN dạng vòng.
 - Plasmid, quy định 1 số gen kháng thuốc.
- ADN dạng vòng quy định mọi tính trạng của cơ thể.
- Plasmid, quy định 1 số gen kháng thuốc
Vì sao được gọi là “Tế bào nhân sơ”?
Do nhân tế bào chưa có màng bao bọc.
MẪU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM
Nhóm:	
Thành viên đánh giá chéo:
Tiêu chí đánh giá
1 - 3
4 - 6
7 - 8
9 - 10
Đánh giá
Ghi chú
Mức độ hoàn thành nhiệm vụ
Sản phẩm không đạt yêu cầu và không hoàn thành đúng hạn.
Không hoàn thành đúng hạn, sản phẩm đạt yêu cầu.
Hoàn thành đúng hạn nhưng sản phẩm không đạt yêu cầu.
Hoàn thành đúng hạn và sản phẩm đạt yêu cầu.
Có đóng góp và phản biện ý kiến khi thảo luận
Chỉ lắng nghe, không đóng góp và phản hồi các ý kiến khác.
Chỉ phản biện ý kiến của người khác nhưng đưa ra được hướng giải quyết.
Đóng góp ý kiến nhưng không phản biện các ý kiến khác.
Đóng góp ý kiến và phản biện các ý kiến khác nhiệt tình và tích cực
Hợp tác tốt với các thành viên khác trong nhóm 
Dưới 40% tổng số thành viên.
Từ 40-69% tổng số thành viên.
70- 90 % tổng số thành viên.
Trên 90% tổng số thành viên.
5.Giải quyết vấn đề vấn đề.
Đưa ra phương hướng không phù hợp.
Đưa ra phương hướng phù hợp.
Đưa ra phương hướng phù hợp và thực hiện nhưng hiệu quả không cao.
Đưa ra phương hướng phù hợp và thực hiện với hiệu quả cao .
6.Thái độ đối với việc chung
Không hài lòng và lảng tránh với việc được giao (không có lí do chính đáng).
Thụ động trong phân chia và thực hiện việc chung.
Chủ động tham gia việc chung.
Tích cực tham gia và thực hiện tốt việc chung của nhóm.
7.Tôn trọng và hỗ trợ các thành viên trong nhóm 
Tôn trọng, nhưng không lắng nghe ý kiến góp ý và không hỗ trợ các thành viên.
Lắng nghe ý kiến góp ý nhưng không hỗ trợ các thành viên. 
Lắng nghe ý kiến góp ý, chỉ hỗ trợ các thành viên khi được phân công.
Tôn trọng, lắng nghe ý kiến đóng góp và chủ động hỗ trợ các thành viên.
8.Công bằng và sự kết nối được các thành viên với nhau
Công bằng và kết nối được các thành viên với nhau: +1đ
Dùng đánh giá đối với nhóm trưởng
9.Phân công công việc cụ thể cho các thành viên
Phân công công việc cụ thể cho nhóm, có ghi chép rõ ràng: +2đ
10.Trách nhiệm với công việc
Giao nhiệm vụ có thời hạn, có chỉ dẫn chi tiết, cụ thể, thông báo lịch trình sớm, rõ ràng: +2đ
Tổng điểm
TỔNG7
+0,5đ: đối với nhóm trưởng
*Điểm lớn hớn 7 => Hoàn thành nhiệm vụ.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_10_chan_troi_sang_tao_bai_8_te_bao_nhan.docx