Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 9: Tế bào nhân thực

docx 24 trang phuong 12/11/2023 1650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 9: Tế bào nhân thực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 9: Tế bào nhân thực

Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Bài 9: Tế bào nhân thực
TÊN BÀI DẠY: BÀI 9: TẾ BÀO NHÂN THỰC
Môn Sinh học; Lớp: 10 
Thời gian thực hiện: 4-5 tiết
I. MỤC TIÊU
Phẩm chất, năng lực 
Mục tiêu
Mã hóa
1. Về năng lực
a. Năng lực sinh học 
Nhận thức sinh học 
Trình bày được đặc điểm chung của tế bào nhân thực.
SH 1.2.1
Phân tích được mối quan hệ phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của thành tế bào (ở tế bào thực vật) và màng sinh chất.
SH 1.6.1
Nêu được cấu tạo và chức năng của tế bào chất (bào tương)
SH 1.2.2
Trình bày được cấu trúc của nhân tế bào và chức năng quan trọng của nhân.
SH 1.2.3
Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của các bào quan trong tế bào.
SH 1.6.2
Quan sát hình vẽ, lập được bảng so sánh cấu tạo tế bào thực vật và tế bào động vật.
SH 1.5
Tìm hiểu thế giới sống
Thực hành: Làm mô hình cấu trúc tế bào nhân thực, vẽ hình các bào quan ...
SH 2.3
Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học 
Vận dụng những hiểu biết về tế bào nhân thực, giải thích được một số vấn đề như sự khác biệt về cấu trúc của các loại tế bào để phù hợp với chức năng, nước luộc rau có màu xanh, hiện tượng đào thải khi ghép mô,  ®đưa ra các biện pháp bảo vệ bào quan trong tế bào.
SH 3.1
b. Năng lực chung 
Tự chủ và tự học
Xác định được nhiệm vụ học tập khi tìm hiểu về tế bào nhân thực dựa trên kết quả đã đạt được từ việc thực hiện các hoạt động học tập ở các bài trước.
TCTH 6.1
Tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình thảo luận nhóm.
TCTH 6.2
Giao tiếp và hợp tác 
Biết lực chọn nội dung, ngôn ngữ và phương pháp giao tiếp khi thảo luận nhóm các nội dung về tế bào nhân thực.
GTHT 1.2
Biết sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày các thông tin về cấu trúc tế bào nhân thực đã tìm hiểu được.
GTHT 1.3
Giải quyết vấn đề và sáng tạo
Đề xuất các biện pháp bảo vệ tế bào, đặc biệt các bào quan.
VĐST 4
2. Về phẩm chất 
Chăm chỉ 
Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
CC 1.1
Trung thực
Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả đã làm.
TT 1
Trách nhiệm
Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công.
TN 1.3
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 
- Dạy học trực quan. 
- Dạy theo nhóm và cặp đôi. 
- Dạy học hỏi – đáp nêu vấn đề. 
- Phương pháp thuyết trình. 
- Kĩ thuật mảnh ghép, phòng tranh, khăn trải bàn.
- Dạy học STEM, kết hợp với dạy học giải quyết vấn đề
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đối với giáo viên
- Hình ảnh tế bào nhân thực và các bào quan, màng sinh chất (H9.2; H9.3; H9.4; H9.5; H9.6; H9.7; H9.8; H9.9; H9.10; H9.11; H9.12; H9.13; H9.14)
- Video về cấu trúc tế bào nhân thực và các bào quan
- Hệ thống câu hỏi liên quan đến nội dung bài học.
- Máy tính, máy chiếu (hoặc tivi).
- Các phiếu học tập, bảng nhóm.
2. Đối với học sinh
- Đọc trước các bài 9: Tế bào nhân thực 
- Làm mô hình tế bào nhân thực theo hướng dẫn của GV từ tiết trước. VD như mô hình này:
- Vẽ hình các bào quan vào giấy A4 (không chú thích): Mỗi nhóm đủ bộ các bào quan.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Hoạt động học (thời gian) 
Mục tiêu 
(mã hóa) 
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo 
Phương án đánh giá 
Hoạt động 1. 
Mở đầu (5 phút)
SH 1.2.1, CC 1.1, TCTH 6.1
Ôn lại kiến thức đã học về TB nhân sơ
- Dạy học trực quan
- Kĩ thuật động não
- Công cụ: 5 hình ảnh 
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới 
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về đặc điểm chung của tế bào nhân thực (18 phút)
SH 1.2.1; GTHT1.2; GTHT1.3; TCTH6.1; TCTH6.2; SH1.5; CC1.1; TN 1.3
Đặc điểm chung của TB nhân thực
- Dạy học trực quan, Thảo luận cặp đôi 
- Kĩ thuật động não.
- Công cụ: Phiếu học tập số 1
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về cấu trúc và chức năng của nhân tế bào (12 phút)
SH 1.2.3; SH 1.6.1; GTHT 1.2; GTHT 1.3; TCTH 6.1; TCTH 6.2; CC 1.1; TT 1; TN 1.3
Cấu trúc và chức năng của nhân TB
- Dạy học theo nhóm, trực quan
- Kĩ thuật thảo luận viết
- Công cụ: Phiếu học tập số 2
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về tế bào chất (98 phút)
Hoạt động 2.3. 1. Tìm hiểu về bào tương (8 phút)
SH 1.2.2, CC 1.1, TN 1.3, TCTH 6.1
Cấu trúc và chức năng của bào tương
- Dạy học hỏi đáp
- Kĩ thuật động não
- Công cụ: 3 câu hỏi
Hoạt động 2.3. 2. Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của các thành phần trong tế bào nhân thực: Lưới nội chất, ribosome, bộ máy Golgi, ti thể, lục lạp (45 phút)
SH 1.6; SH 2.3; GTHT 1.2; GTHT 1.3; TCTH 6.1; TCTH 6.2; CC 1.1; TT 1; TN 1.3
Cấu trúc và chức năng của các bào quan
- Dạy học theo nhóm, thuyết trình
- Kĩ thuật phòng tranh
- Công cụ: 
+ Bảng nhóm 1
+ Câu hỏi thảo luận
- Thuyết trình
Hoạt động 2.3. 3. Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của các thành phần trong tế bào nhân thực: Khung xương tế bào, Lysosome, Peroxisome, Không bào, Trung thể (35 phút)
SH 1.6; SH 2.3; GTHT 1.2; GTHT 1.3; TCTH 6.1; TCTH 6.2; CC 1.1; TT 1; TN 1.3
Cấu trúc và chức năng của các bào quan
- Dạy học theo nhóm, thuyết trình
- Kĩ thuật thảo luận viết
- Công cụ: 
+ Phiếu học tập số 3
+ Câu hỏi thảo luận
- Thuyết trình
Hoạt động 2.3.4: Tầm quan trọng của các loại bào quan của tế bào đối với sức khỏe
 (10 phút)
SH 3.1
TCTH 6.1
VĐST 4
CC 1.1
TN 1.3
Tầm quan trọng của các bào quan đối với sức khỏe
- PP thảo luận
- KT động não
- Công cụ: câu hỏi
Hoạt động 2.4. Tìm hiểu về Màng sinh chất (30 phút)
SH 1.6.1; SH 2.3; GTHT 1.2; GTHT 1.3; TCTH 6.1; TCTH 6.2; CC 1.1; TT 1; TN 1.3
Cấu trúc và chức năng của Màng sinh chất
- Dạy học theo nhóm
- Kĩ thuật khăn trải bàn
- Công cụ: 
+ phiếu học tập số 4
+ Câu hỏi thảo luận
- Thuyết trình
Hoạt động 2.5. Tìm hiểu về các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất (15 phút)
SH 1.6.1, SH 3.1, GTHT 1.2, TCTH 6.1, CC 1.2, TT 1, TN 1.3
Cấu trúc và chức năng cua thành tế bào và chất nền ngoại bào
- Dạy học trực quan
- Kĩ thuật động não
- Công cụ: 
+ bảng nhóm 2
+ Câu hỏi thảo luận
Hoạt động 2.6. 
 Trưng bày mô hình tế bào nhân thực (25 phút)
SH 1.2.1, SH 2.3
GTHT 1.2
GTHT 1.3
CC 1.1, TN 1.3
- Dạy học theo nhóm
- Kĩ thuật phòng tranh
- Công cụ: mô hình tế bào nhân thực
Hoạt động 3. Luyện tập (20 phút)
SH 3.1,TCTH6.1,
CC 1.1, TN 1.3
- Kĩ thuật động não
- Công cụ: Phiếu bài tập
Hoạt động 4. Vận dung.
SH 3.1,TCTH6.1,
CC 1.1, TN 1.3
- Giao bài tập
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
TIẾT 1
1. HOẠT ĐỘNG 1. MỞ ĐẦU (10 phút)
a. Mục tiêu: 
- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho HS, khơi dậy mong muốn tìm hiểu kiến thức.
- HS xác định được nội dung bài học là tìm hiểu về cấu trúc tế bào nhân thực.
- Kiểm tra lại kiến thức đã học về tế bào nhân sơ, các giới sinh vật.	 
b. Nội dung: GV dung phương pháp trực quan và kĩ thuật động não.
- HS hoạt động cá nhân: Quan sát hình ảnh một số tế bào. Phân loại đâu là TB nhân sơ, đâu là TB nhân thực. Các em dựa vào đâu để phân loại TB nhân sơ và TB nhân thực?
 TB vi khuẩn TB thực vật TB động vật TB trùng roi TB nấm men
c. Sản phẩm học tập: 2 nhóm tế bào (tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực)
- TB nhân sơ: TB vi khuẩn
- TB nhân thực: TB thực vật, TB động vật, TB trùng roi, TB nấm men
®Dựa vào cấu trúc của nhân để phân loại TB nhân sơ và TB nhân thực
d.Tổ chức thực hiện: 
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV chiếu các hình ảnh về các loại TB.
- GV yêu cầu HS quan sát hình. Chia nhóm theo loại TB nhân sơ và TB nhân thực (cơ sở để phân chia)
- HS nhận nhiệm vụ
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS vận dụng kiến thức đã học, quan sát hình, xếp đúng nhóm TB nhân sơ và TB nhân thực (dựa vào cấu trúc nhân)
*Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ GV gọi một vài học sinh trả lời (ghi bảng).
+ Cả lớp quan sát, bổ sung.
+ GV yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm chung của TB nhân sơ.
*Bước 4: Kết luận, nhận định: Gv nhận xét, đánh giá (cho điểm), và Từ hình ảnh GV và phần nhắc lại kiến thức về TB nhân sơ dẫn dắt vào nội dung bài mới TB nhân thực.
2. HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
A. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TẾ BÀO NHÂN THỰC
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu các đặc điểm chung của tế bào nhân thực
a. Mục tiêu: 
SH 1.2.1; GTHT1.2; GTHT 1.3; TCTH 6.1; TCTH 6.2; SH 1.5; CC 1.1; TN 1.3
b. Nội dung: 
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan (quan sát hình 9.2 trang 42) và phương pháp thảo luận cặp đôi để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 1. (Clip về tế bào nhân thực 
- Gv sử dụng 2 hình ảnh sau để gợi ý HS kết luận về đặc điểm chung của TB nhân thực (hoặc cho xem clip về TB nhân thực)
 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1. Dựa vào hình tế bào nhân sơ và hình 9.2, hãy cho biết: Tên gọi “tế bào nhân thực” xuất phát từ đặc điểm nào của tế bào? 
Câu 2. Dựa vào hình 9.2, so sánh cấu tạo tế bào thực vật và tế bào động vật theo bảng sau:
Giống nhau: 
Khác nhau:
TẾ BÀO THỰC VẬT
TẾ BÀO ĐỘNG VẬT
Thành cellulose
Lysosome
Lục lạp
Trung thể
Không bào
c. Sản phầm học tập: Câu trả lời cho phiếu học tập số 1
Câu 1. Ở tế bào nhân thực, nhân có cấu tạo hoàn chỉnh, được bao bọc bởi màng nhân, ngăn cách giữa môi trường trong nhân và tế bào chất.
Câu 2. 
Giống nhau: màng sinh chất, tế bào chất, nhân, một số bào quan (Ti thể, Ribosome,)
Khác nhau:
TẾ BÀO THỰC VẬT
TẾ BÀO ĐỘNG VẬT
Thành cellulose
Có thành cellulose bao ngoài màng sinh chất® hình thành các cầu sinh chất
Không có thành cellulose
Lysosome
Không có lysosome
Có lysosome
Lục lạp
Có lục lạp ®thực hiện quang hợp
Không có lục lạp ® không thực hiện quang hợp
Trung thể
Không có trung thể
Có trung thể
Không bào
Có không bào trung tâm lớn
Không có hoặc có nhưng nhỏ
d.Tổ chức thực hiện: 
Tổ chức thực hiện
Nội dung bài học
*Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV chiếu hình ảnh về cấu trúc TB nhân thực (H9.2) yêu cầu HS: Quan sát hình kết hợp đọc SGK và thảo luận cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 1
- HS nhận nhiệm vụ
*Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS quan sát hình ảnh + Đọc thông tin phần A trang 42 và thảo luận cặp đôi, thống nhất nội dung ghi hoàn thành phiếu học tập số 1 
*Báo cáo, thảo luận: 
- GV yêu cầu đại diện một số HS trình bày phiếu học tập, các HS còn lại nhận xét, bổ sung.
- HS báo cáo nội dung thảo luận.
- Cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
*Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét đúng- sai câu trả lời của các HS, nhóm HS và đưa ra câu trả lời chính xác, kết luận về sự khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật ®gợi ý HS rút ra đặc điểm chung của tế bào nhân thực. (dung 2 hình ảnh hoặc chiếu clip về tế bào nhân thực)
- HS lắng nghe nhận xét và kết luận của GV
A. Đặc điểm chung của tế bào nhân thực 
- Có kích thước lớn hơn TB nhân sơ.
- Có cấu trúc phức tạp:
+ Có nhân tế bào, có màng nhân.
+ Có hệ thống màng chia TBC thành các xoang riêng biệt.
+ Có nhiều bào quan có màng bao bọc.
B. CẤU TẠO TẾ BÀO NHÂN THỰC
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của nhân tế bào (I. NHÂN TẾ BÀO)
a. Mục tiêu: SH 1.2.3; SH 1.6.1; GTHT 1.2; GTHT 1.3; TCTH 6.1; TCTH 6.2; CC 1.1; TT 1; TN 1.3
b. Nội dung: GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan và thảo luận nhóm, hướng dẫn học sinh thảo luận hoàn thành nội dung phiếu học tập số 2. 
- HS hoạt động cá nhân: Đọc mục I sgk trang 43 và quan sát hình ảnh cấu trúc nhân tế bào (H 9.3), H9.4 (tạo tế bào chuyển nhân)
- Hoạt động nhóm (6HS), hoàn thành PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Cấu trúc và chức năng nhân tế bào
Câu 1: Dựa vào hình 9.3, hãy cho biết:
a. Các đặc điểm của màng nhân.
..
b. Vai trò của lỗ màng nhân.
..
c. Những thành phần bên trong nhân tế bào.
..
® Kết luận về cấu trúc nhân tế bào: 
..
Câu 2: Quan sát H9.4: Loại bỏ nhân của tế bào trứng thuộc cá thể A (a), sau đó chuyển nhân từ tế bào soma của cá thể B (b) vào. Nuôi cấy tế bào chuyển nhân cho phát triển thành cơ thể mới. Cơ thể này mang phần lớn đặc điểm của cá thể nào? Tại sao?...........................................................................
..
® Kết luận về chức năng của nhân tế bào:.
.
c. Sản phẩm học tập: Nội dung phiếu học tập số 2
Câu 1: 
a. Màng nhân là màng kép, trên màng nhân có đính các ribosome và có các lỗ màng nhân.
b. Lỗ màng nhân có chức năng vận chuyển các chất từ trong nhân ra tế bào chất hoặc từ tế bào chất vào nhân.
c. Bên trong nhân tế bào có dịch nhân, chất nhiễm sắc và nhân con 
® Kết luận về cấu trúc nhân tế bào: 
- Có dạng hình bầu dục hoặc hình cầu.
- Màng nhân : gồm 2 hai lớp màng (màng kép), có nhiều lỗ nhỏ để lưu thông vật chất giữa nhân và TBC.
- Dịch nhân chứa chất nhiễm sắc và nhân con (nhân con gồm prôtêin và rARN)
Câu 2: Cá thể mới được hình thành từ tế bào trứng có chứa nhân được lấy từ cá thể B. Trong nhân có chứa DNA mang thông tin di truyền quy định phần lớn các đặc điểm của cá thể®Do đó, cơ thể mới được hình thành sẽ mang phần lớn các đặc điểm của cá thể B
® Kết luận về chức năng của nhân tế bào
- Nhân tế bào chứa vật chất di truyền.
- Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
d. Tổ chức thực hiện: 
Tổ chức thực hiện
Nội dung bài học
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- GV chia nhóm (6HS), phát phiếu học tập số 2 cho các nhóm
- GV chiếu hình ảnh cấu trúc nhân tế bào, yêu cầu: 
+ HS quan sát hình ảnh cấu trúc nhân tế bào.
+ Đọc SGK mục I trang, Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2
- HS nhận nhiệm vụ 
*Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS quan sát hình ảnh + đọc nội dung sgk phần B, mục I trang 42-43 và thảo luận cặp đôi, thống nhất nội dung ghi hoàn thành phiếu học tập số 2 
*Báo cáo, thảo luận: 
- GV yêu cầu đại diện một nhóm trình bày phiếu học tập, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.	 
*Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét sản phẩm của các nhóm, chốt lại kiến thực trọng tâm về cấu trúc và chức năng của nhân TB. 
- HS lắng nghe, ghi chép bổ sung vào phiếu học tập.
I. NHÂN TẾ BÀO
1. Cấu trúc
- Có dạng hình bầu dục hoặc hình cầu.
- Màng nhân: gồm 2 hai lớp màng (màng kép), có nhiều lỗ nhỏ (lỗ nhân) để lưu thông vật chất giữa nhân và TBC.
- Dịch nhân chứa chất nhiễm sắc và nhân con (nhân con gồm prôtêin và rARN)
2. Chức năng
- Nhân tế bào chứa vật chất di truyền.
- Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về tế bào chất (II. TẾ BÀO CHẤT)
Hoạt động 2.3. 1. Tìm hiểu về bào tương
a. Mục tiêu: SH 1.2.2, CC 1.1, TN 1.3, TCTH 6.1
b. Nội dung: GV sử dụng phương pháp hỏi đáp để hướng dẫn học sinh tìm hiểu về bào tương. GV có thể đặt 3 câu hỏi sau:
Câu 1: Ở TB nhân thực, bào tương và tế bào chất có gì khác nhau?
Câu 2: Bào tương gồm những thành phần nào?
Câu 3: Chức năng của bào tương là gì?
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
Câu 1: Bào tương là khối tế bào chất đã được tách bỏ hết các bào quan.
Câu 2: Bào tương gồm chủ yếu là nước và một số chất khác (ion, các chất hữu cơ, ...).
Câu 3: Bào tương là môi trường diễn ra các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng của TB.
d. Tổ chức thực hiện: 
Tổ chức thực hiện
Nội dung bài học
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- GV yêu cầu HS đọc sách giáo khoa mục II.1 trang 43, tìm thông tin trả lời 3 câu hỏi: 
Câu 1: Ở TB nhân thực, bào tương và tế bào chất có gì khác nhau?
Câu 2: Bào tương gồm những thành phần nào?
Câu 3: Chức năng của bào tương là gì?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.	
*Thực hiện nhiệm vụ: 
- Cá nhân HS đọc thông tin sách giáo khoa, tìm câu trả lời tương ứng. 
*Báo cáo, thảo luận: 
- GV gọi 1 HS trả loài câu hỏi.
- Cả lớp lắng nghe, bổ sung. 
*Kết luận, nhận định: 
- Gv nhận xét câu trả lời, kết luận lại nội dung trọng tâm.
- HS lắng nghe, điều chỉnh, ghi chép.
II. Tế bào chất
1. Bào tương
- Bào tương là khối tế bào chất đã được tách bỏ hết các bào quan. Gồm chủ yếu là nước và một số chất khác (ion, các chất hữu cơ, ...).
- Là môi trường diễn ra các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng của TB.
TIẾT 2
Hoạt động 2.3.2. Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của các thành phần trong tế bào nhân thực: Lưới nội chất, riboôxôm, bộ máy gôngi, ti thể, lục lạp (II. TẾ BÀO CHẤT)
a. Mục tiêu: SH 1.6; SH 2.3; GTHT 1.2; GTHT 1.3; TCTH 6.1; TCTH 6.2; CC 1.1; TT 1; TN 1.3
b. Nội dung: GV dung PPDH trực quan, hợp tác, thuyết trình, giải quyết vấn đề và kĩ thuật phòng tranh để tổ chức hoạt động này. (Clip về cấu trúc và chức năng của lục lạp: ; Clip về cấu trúc và chức năng của ti thể 
- HS hoạt động cá nhân:
+ Về nhà: Vẽ 1 bào quan do nhóm trưởng phân công (không chú thích tên bào quan). Đọc bài trước (Nghiên cứu thông tin sgk trang 43, 44, 45, 46. Quan sát, phân tích hình H9.5, H9.6, H9.7, H9.8, H9.9). Hoàn thành bảng nhóm nhỏ của từng cá nhân. (bảng này gống như bảng nhóm lớn nhưng in trên giây A4, phát cho mỗi HS)
+ Trên lớp: tích cực tham gia thảo luận để hoàn thành sản phẩm nhóm (bảng nhóm lớn) và câu hỏi thảo luận của GV.
- Hoạt động nhóm: Trò chơi lắp ghép đúng hình vẽ các bào quan (chưa chú thích - do HS vẽ), mảnh ghép kiến thức về: cấu trúc và chức năng các bào quan đã cắt rời vào bảng nhóm lớn 
+ Bào quan chưa chú thích
+ Mảng kiến thức cắt rời
- Là hệ thống các túi và ống thông với nhau, trên màng có đính các ribosome.
Tổng hợp lipit, chuyển hoá đường, phân huỷ chất độc đối với TB, cơ thể.
- Là hệ thống các kênh thông với nhau, trên màng không đính các ribosome. 
- Bề mặt trơn, có nhiều enzim. 
Tổng hợp protein tiết ra ngoài TB, prôtêin cấu tạo màng sinh chất, protein trong lysosome.
- Không có màng bao bọc
- Cấu tạo từ rRNA và protein, gồm 2 tiểu phần lớn và bé.
- Nơi thực hiện chức năng quang hợp
- Có khả năng nhân đôi độc lập
- Hệ thống các túi dẹp xếp chồng lên nhau, liên kết với nhau qua các protein nằm trên màng của chúng.
Nơi tổng hợp protein cho tế bào.
- Gồm 2 lớp màng bao bọc:
+ Màng ngoài trơn nhẵn.
+ Màng trong gấp nếp tạo thành các mào, trên mào có các enzim hô hấp.
- Bên trong là chất nền chứa DNA nhỏ (vòng) và ribôxôm.
Nơi tiếp nhận, biến đổi, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào.
- Chỉ có ở tảo và thực vật.
- Hình bầu dục. 
- Được bao bọc bởi 2 màng trơn, không gấp nếp.
- Bên trong là 
+ chất nền (strôma): chứa enzim cacboxyl, DNA và ribosome 
+ các hạt grana: gồm nhiều túi dẹt tilacôit xếp chồng lên nhau chứa hệ sắc tố và các enzyme quang hợp
Nơi tổng hợp ATP : cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào (Hô hấp)
BẢNG NHÓM 1
Lắp ghép vào bảng sau (giấy A0, mỗi nhóm 1 bảng, dùng keo 2 mặt để dán)
Bào quan
Hình vẽ
Cấu trúc 
Chức năng
Ribosome
Lưới nội chất
Hạt
Trơn
Bộ máy Golgi
Ti thể 
Lục lạp
c. Sản phẩm học tập: Nội dung bảng nhóm 1
Bào quan
Hình vẽ
Cấu trúc
Chức năng
Ribosome
- Không có màng bao bọc
- Cấu tạo từ rRNA và protein, gồm 2 tiểu phần lớn và bé.
Nơi tổng hợp protein cho tế bào.
Lưới nội chất
Hạt
- Là hệ thống các túi và ống thông với nhau, trên màng có đính các ribosome.
Tổng hợp protein tiết ra ngoài TB, prôtêin cấu tạo màng sinh chất, protein trong lysosome.
Trơn
- Là hệ thống các kênh thông với nhau, trên màng không đính các ribosome. 
- Bề mặt trơn, có nhiều enzyme.
Tổng hợp lipit, chuyển hoá đường, phân huỷ chất độc đối với TB, cơ thể.
Bộ máy Golgi
- Gồm 1 chồng túi màng dẹt tách biệt xếp chồng lên nhau theo hình vòng cung.
Nơi tiếp nhận, biến đổi, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào.
Ti thể 
- Gồm 2 lớp màng bao bọc:
+ Màng ngoài trơn nhẵn.
+ Màng trong gấp nếp tạo thành các mào, trên mào có các enzyme hô hấp.
- Bên trong là chất nền chứa DNA nhỏ (vòng) và ribosome.
Nơi tổng hợp ATP : cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào (Hô hấp)
Lục lạp
- Chỉ có ở tảo và thực vật.
- Hình bầu dục. 
- Được bao bọc bởi 2 màng trơn, không gấp nếp.
- Bên trong là 
+ chất nền (stroma): chứa enzyme cacboxyl, DNA và ribosome 
+ các hạt grana: gồm nhiều túi dẹt thylakoid xếp chồng lên nhau chứa hệ sắc tố và các enzyme quang hợp
- Nơi thực hiện chức năng quang hợp
- Có khả năng nhân đôi độc lập
d. Tổ chức thực hiện: 
Tổ chức thực hiện
Nội dung bài học
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- Ở nhà: (Giao từ tiết trước) 
+ GV yêu cầu HS (4 nhóm), mỗi nhóm vẽ một bộ tranh (giấy A4) các bào quan: Lưới nội chất trơn, Lưới nội chất hạt, ribosome, bộ máy golgi, ti thể, lục lạp nhưng không chú thích tên. Hoàn thành khái quát bảng nhóm nhỏ
+ Đọc SGK mục II.2, II.3, II.4, II.5, II.6 sgk trang 43-46,
- Đến lớp:
+ GV phát bảng nhóm lớn cho 4 nhóm (đã kẻ sẵn bảng có tên các bào quan), bộ các mảnh ghép kiến thức như trong phần nội dung, keo 2 mặt.
+ GV yêu cầu mỗi nhóm sẽ dán tranh đúng vào tên bào quan và ghép các mảnh ghép phù hợp với từng bào quan.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập: Phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên trong nhóm: Mỗi HS vẽ 1 tranh khác nhau vào giấy A4 (ở nhà), hoàn thành bảng nhóm nhỏ.
*Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS
+ Ở nhà: Mỗi HS trong mỗi nhóm vẽ 1 bào quan vào giấy A4 theo phân công của nhóm trưởng, đọc trước bài, hoàn thành bảng nhóm nhỏ.
+ Trên lớp: HS các nhóm thảo luận thống nhất ghép tranh và các mảnh ghép kiến thức vào bảng nhóm lớn
- Giáo viên: gửi mẫu tranh vẽ cho HS theo nhóm zalo. Theo dõi hoạt động của các nhóm và hỗ trợ khi các nhóm cần. 
*Báo cáo, thảo luận: 
- GV yêu cầu các trưng bày sản phẩm lên khu vực mà GV chỉ định (kiểu phòng tranh) và yêu cầu các nhóm cử đại diện thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình. 
 - GV có thể sử dụng một số câu hỏi khai thác thêm khả năng vận dụng kiến thức: (tùy vào năng lực của từng lớp mà GV sử dụng một số câu hỏi phù hợp, có thể hỏi mỗi nhóm 1 câu về 1 bào quan)
Câu 1. Cho biết cơ sở khoa học của việc sử dụng thuốc kháng sinh ức chế hoạt động của ribosome để tiêu diệt một số loài vi khuẩn có hại kí sinh trong cơ thể người. (nhóm 1)
Câu 2. Cho biết các loại tế bào sau đây có dạng lưới nội chất nào phát triển mạnh: tế bào gan, tế bào tuyến tụy, tế bào bạch cầu. Giải thích. (nhóm 2)
Câu 3. Những người thường xuyên uống nhiều rượu, bia sẽ có loại lưới nội chất nào phát triển? Tại sao? (nhóm 3)
Câu 4: Dựa vào hình 9.7, hãy cho biết các sản phẩm của bộ máy Golgi có thể được vận chuyển đến đâu. Cho ví dụ. Mô tả quá trình sản xuất và vận chuyển protein tiết ra ngoài tế bào? (nhóm 4)
Câu 5: Giải thích mối quan hệ về chức năng của ribosome, lưới nội chất và bộ máy Golgi. 
Câu 6: Cho các tế bào sau: tế bào gan, tế bào xương, tế bào cơ tim, tế bào biểu bì, tế bào thần kinh. Hãy xác định tế bào nào cần nhiều ti thể nhất? Vì sao? (nhóm )
- Các nhóm cử đại diện trình bày sản phẩm của mình.
- Các nhóm còn lại tham quan phòng tranh và lắng nghe thuyết trình và cùng nhau chia sẻ, thảo luận.
- Các nhóm thảo luận và giải đáp câu hỏi của giáo viên.
*Kết luận, nhận định: 
- Gv nhận xét sản phẩm, phần thuyết trình và trả lời câu hỏi của mỗi nhóm. ®GV đưa ra kết luận (Chiếu clip về cấu tạo và chức năng của lục lạp, ti thể)
- HS lắng nghe nhận xét và kết luận của GV, bổ sung kiến thức trên bảng nhóm nhỏ để lưu vào tập.
2. Ribosome
- Cấu trúc: Ribosome được cấu tạo từ rRNA và protein, gồm hai tiểu phần lớn và bé.
- Chức năng: Nơi tổng hợp protein cho tế bào
3. Lưới nội chất
- Cấu trúc: Là hệ thống các kênh, túi và ống thông với nhau, chia tế bào chất thành các xoang. Có hai loại: 
+ Lưới nội chất hạt: trên màng có đính các ribosome.
+ Lưới nội chất trơn: trên màng không đính các ribosome; bề mặt trơn, có nhiều enzim.
- Chức năng: 
+ Lưới nội chất hạt: Tổng hợp protein tiết ra ngoài TB, prôtêin cấu tạo màng sinh chất, protein trong lysosome.
+ Lưới nội chất trơn: Tổng hợp lipit, chuyển hoá đường, phân huỷ chất độc đối với TB, cơ thể.
4. Bộ máy Golgi
- Cấu trúc: là hệ thống các túi dẹp xếp chồng lên nhau.
- Chức năng: nơi tiếp nhận, biến đổi, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào.
5. Ti thể
- Cấu trúc: Gồm 2 lớp màng bao bọc: Màng ngoài trơn nhẵn. Màng trong gấp nếp tạo thành các mào, trên mào có các enzyme hô hấp. Bên trong là chất nền chứa DNA nhỏ (vòng) và ribosome.
- Chức năng: Nơi tổng hợp ATP : cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào (Hô hấp)
6. Lục lạp
- Cấu trúc: Được bao bọc bởi 2 màng trơn, không gấp nếp.Bên trong là chất nền (stroma): chứa enzyme cacboxyl, DNA và ribosome ; Các hạt grana: gồm nhiều túi dẹt thylakoid xếp chồng lên nhau chứa hệ sắc tố và các enzyme quang hợp 
- Chức năng: Nơi thực hiện chức năng quang hợp, tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào.
Dự kiến câu trả lời của các nhóm:
Câu 1. Khi ribosome bị ức chế, tế bào vi khuẩn không thể thực hiện được quá trình tổng hợp protein làm cho nhiều hoạt động sống của tế bào bị ngừng trệ, gây chết các sinh vật gây hại.
Câu 2. - Tế bào gan có lưới nội chất trơn phát triển do gan là cơ quan có chức năng khử độc cho cơ thể.
- Tế bào tuyến tụy có lưới nội chất hạt phát triển vì tuyến tụy có vai trò sản sinh các enzyme tiêu hóa có bản chất là protein.
- Tế bào bạch cầu có lưới nội chất hạt phát triển vì bạch cầu sản sinh ra kháng thể (có bản chất protein) để tiêu diệt các tác nhân gây hại.
Câu 3. Do rượu, bia là những chất độc hại cho cơ thể nên những người thường xuyên uống nhiều rượu, bia sẽ có lưới nội chất trơn phát triển (lưới nội chất trơn sẽ thực hiện quá trình khử độc cho tế bào).
Câu 4: 
- Các sản phẩm của bộ máy Golgi có thể được vận chuyển:
+ đến các nơi khác của TB: các loại enzyme, protein màng, 
+ ra khỏi TB: các loại hormone, 
- Quá trình sản xuất và vận chuyển protein tiết ra ngoài tế bào: Protein sau khi được tổng hợp trong lưới nội chất hạt sẽ được chuyển đến bộ máy Golgi bằng túi tiết tách ra từ lưới nội chất hạt. Sau đó, túi tiết liên kết với bộ máy Golgi để chuyển protein này vào bào quan này. Chúng sẽ được liên kết với một vài chất khác như carbohydrate (tạo thành glycoprotein) hay lipid (tạo thành lipoprotein). Các chất này lại được đóng gói trong túi tiết để chuyển đến màng sinh chất. túi tiết sẽ nhập với màng sinh chất để giải phóng các phân tử hữu cơ ra khỏi TB.
Câu 5: Ribosome, lưới nội chất và bộ máy Golgi có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình tổng hợp các loại protein của TB: Ribosome và lưới nội chất tổng hợp nên các chuỗi polypeptide. Lưới nội chất trơn tổng hợp lipid, chuyển hóa đường. Bộ máy Golgi hoàn thiện các sản phẩm, biến đổi polypeptide thành protein hoàn chỉnh hoặc gắn protein, gắn lipid hay carbohydrate.
Câu 6: TB cơ tim có nhiều ti thể nhất do cơ tim cần nhiều năng lượng cho hoạt động để đưa máu vào trong động mạch nhằm vận chuyển các chất trong cơ thể.
TIẾT 3
Hoạt động 2.3.3. Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của các thành phần trong tế bào nhân thực: Không bào, lizoxom, khung xương tế bào. (II. TẾ BÀO CHẤT)
a. Mục tiêu: SH 1.6.1, GTHT 1.2, GTHT 1.3, TCTH 6.1, TCTH 6.2, CC 1.1, TT 1, TN 1.3
b. Nội dung: 
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan kết hợp kĩ thuật thảo luận viết để hướng dẫn và gợi ý cho học sinh thảo luận nội dung trong sách giáo khoa (clip về chức năng của lysosome 
- GV chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm làm việc trong vòng 10 phút, sau khi tìm hiểu, thống nhất ý kiến, ghi hoàn thành phiếu học tập số 3.
- Sau khi các nhóm hoàn thành, GV chiếu từng hình ảnh, đại diện mỗi nhóm sẽ trình bày về 1 bào quan (theo phân công của GV)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Tìm hiểu các bào quan: Khung xương tế bào, lysosome, peroxisome, không bào, trung thể
Bào quan
Hình ảnh
Cấu trúc
Chức năng
Khung xương tế bào
Lysosome và
Peroxisome
Không bào
Trung thể
c. Sản phẩm học tập: Nội dung phiếu học tập số 3
Bào quan
Hình ảnh
Cấu trúc
Chức năng
Khung xương tế bào
Gồm các sợi vi ống, vi sợi và sợi trung gian (protein) đan chéo nhau. 
- Giá đỡ cơ học cho TB→Duy trì hình dạng TB.
- Nơi neo giữ các bào quan: ti thể, ribosome, nhân).
- Tham gia vào sự vận động của TB (vi ống, vi sợi - trùng amip, trùng roi xanh, bạch cầu)
Lysosome và
Peroxisome
- Lysosome: hình cầu (chỉ có ở TB động vật), được bao bởi một lớp màng (lipoprotein), chứa nhiều enzim thuỷ phân.
- Peroxisome: hình thành từ lưới nội chất trơn
- Lysosome : Tham gia quá trình tiêu hóa nội bào; phân huỷ các tế bào và bào quan già, tế bào bị tổn thương. 
- Peroxisome: chuyển hóa lipid, khử độc cho tế bào.
Không bào
- Bao bọc bởi màng đơn, bên trong là dịch không bào chứa các chất hữu cơ và các ion khoáng tạo nên áp suất thẩm thấu. 
- Chỉ có ở TB thực vật, một số động vât
- Chức năng của không bào phụ thuộc vào từng loại tế bào và tuỳ theo từng loài sinh vật
+ Ở TB lông hút: giúp rễ hút nước
+ Ở TB cánh hoa, quả: chứa sắc tố, chất có mùi thơm.
Trung thể
Gồm 2 trung tử (xếp thẳng góc) và chất quanh trung tử. Trung tử có dạng ống hình trụ dài, rỗng (cấu tạo từ các bộ ba vi ống xếp thành vòng)
Tham gia vào quá trình phân bào®hình thành thoi phân bào.
d. Tổ chức thực hiện: 
Tổ chức thực hiện
Nội dung bài học
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu HS đọc SGK mục 7 trang 47-48, nghiên cứu hình 9.10, 9.11, 9.12.
- GV chiếu mẫu phiếu học tập số 3, phát phiếu học tập cho các nhóm.
 -Yêu cầu các nhóm thảo luận theo để hoàn thành phiếu học tập số 3
- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.
* Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS đọc SGK.
- Thảo luận nhóm, sau đó ghi hoàn thành phiếu học tập số 3
- Gv quan sát hoạt động của các nhóm và hướng dẫn các nhóm khi cần.
* Báo cáo, thảo luận: 
- GV yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày sản phẩm.
- Các nhóm cử đại diện trình bày sản phẩm của mình.
- Các nhóm còn lại lắng nghe và bổ sung
- Các nhóm thảo luận trả lời thêm câu hỏi của GV
- GV có thể sử dụng một số câu hỏi sau: (tùy vào năng lực, đặc điểm từng lớp)
Câu 1: Hoạt động chức năng của lysosome có ý nghĩa gì đối với tế bào? Hậu quả gì sẽ xảy ra cho tế bào nếu lysosome bị vỡ? (nhóm 1) 
Câu 2: Tại sao tế bào thực vật không có lysosome nhưng vẫn thực hiện được chức năng tiêu hóa nội bào? (nhóm 2)
Câu 3: Tại sao một số thuốc ức chế sự hình thành vi ống có tác dụng ngăn ngừa ung thư? (nhóm 3)
Câu 4: Ở người, một số loại tế bào như tế bào thần kinh, tế bào cơ trưởng thành không có trung thể. Các tế bào này có phân chia được không? Vì sao? (nhóm 4)	 
*Kết luận, nhận định: 
- Gv nhận xét phần hoạt động , phần trình bày và giải quyết vấn đề (câu hỏi) của mỗi nhóm.
- GV đưa ra kết luận, khái quát kiến thức (cho HS xem video về chức năng của lysosome)
- Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV, ghi điều chỉnh trên phiếu học tập.
7. Một số bào quan khác
- Khung xương tế bào được cấu tạo từ các vi ống, vi sợi và sợi trung gian. Khung xương tế bào giúp ổn định hình dạng TB động vật và là nơi neo giữ các bào quan.
- Lysosome và peroxisome chứa nhiều enzyme thủy phân. Lysosome phân hủy các đại phân tử hữu cơ, bào quan già, tế bào bị tổn thương,  Peroxisome tham gia chuyển hóa lipid và khử độc cho tế bào.
- Không bào: Tế bào thực vật có không bào trung tâm lớn thực hiện nhiều chức năng quan trọng: giúp tế bào hút nước, dự trữ chất dinh dưỡng cũng như các sản phẩm thải, bảo vệ tế bào.
- Trung thể: có chức năng hình thành thoi phân bào trong quá trình phân chia tế bào.
Dự kiến câu trả lời cho các câu hỏi thảo luận:
Câu 1: 
- Lysosome chứa nhiều enzyme thủy phân tham gia vào quá trình tiêu hóa nội bào như phân cắt các đại phân tử hữu cơ, phân hủy các sản phẩm dư thừa, tế bào và bào quan già, tế bào bị tổn thương không còn khả năng phục hổi. Ngoài ra lysosome còn có vai trò bảo vệ tế bào bằng cách chống lại các tác nhân gây hại (vi khuẩn, virus, các chất độc hại)
- Khi lysosome bị vỡ, các enzyme thủy phân trong lysosome bị giải phóng ra tế bào chất sẽ phân giải các chất trong TB, làm tan TB, mô; gây nguy hiểm cho cơ thể.
Câu 2: Tế bào thực vật không có lysosome nhưng vẫn thực hiện được chức năng tiêu hoá nội bào là do có không bào lớn, trong không bào có chứa các enzyme thủy phân để thực hiện quá trình nội bào.
Câu 3: Khi sự hình thành vi ống bị ức chế dẫn đến không thể hình thành thoi phân bào làm cho TB không thể thực hiện được quá trình phân chia, do đó có tác dụng ngăn ngừa ung thư
Câu 4: Tế bào thần kinh, TB cơ trưởng thành không có trung thể nên không hình thành được thoi phân bào, do đó các TB này không thể tiến hành phân chia TB
Hoạt động 2.3.4: Tầm quan trọng của các loại bào quan của tế bào đối với sức khỏe
 a. Mục tiêu: SH 3.1; TCTH 6.1; VĐST 4; CC 1.1; TN 1.3
b. Nội dung: GV sử dụng phương pháp hỏi đáp nêu vấn đề để gợi ý học sinh bằng kĩ thuật động não tìm hiểu về vai trò của các bào quan đối với sức khỏe, từ đó đề xuất các biện pháp bảo vệ bào quan, bảo vệ tế bào bằng cách trả lời 2 câu hỏi:
Câu 1: Các bào quan có tầm quan trọng như thế nào đối với sức khỏe bản thân?
Câu 2: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ các bào quan thực hiện tốt chức năng của chúng?
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
- Câu 1: Dựa vào chức năng của các bào quan ® đảm bảo các quá trình sinh lí, sinh hóa trong tế abof diễn ra bình thường, giúp tế bào, cơ thể sinh trưởng và phát triển.
- Câu 2: Đề xuất các biện pháp: ăn uống dinh dưỡng, hợp lí; tập thể dục thể thao
d. Tổ chức thực hiện: 
Tổ chức thực hiện
Nội dung bài học
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- Gv yêu cầu HS xem lại nội dung trong hoạt động 2.3.2, 2.3.3 và thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi:
Câu 1: Các bào quan có tầm quan trọng như thế nào đối với sức khỏe bản thân?
Câu 2: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ các bào quan thực hiện tốt chức năng của chúng?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
*Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS xem lại nội dung trong tâm về các bào quan (chức năng) và tìm câu trả lời.
- GV theo dõi, hướng dẫn.
*Báo cáo, thảo luận: 
- GV gọi đại diện 1 học sinh trình bày, cả lớp lắng nghe, bổ sung.	 
*Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét phần trả lời của học sinh.
- Gv kết luận
- HS lắng nghe, hoàn chỉnh câu trả lời.
Dự kiến câu trả lời:
- Câu 1: Dựa vào chức năng của các bào quan ® đảm bảo các quá trình sinh lí, sinh hóa trong tế bào diễn ra bình thường, giúp tế bào, cơ thể sinh trưởng và phát triển.
- Câu 2: Đề xuất các biện pháp: ăn uống dinh dưỡng, hợp lí; tập thể dục thể thao
TIẾT 4
Hoạt động 2.4. Tìm hiểu về Màng sinh chất (III. MÀNG SINH CHẤT)
a. Mục tiêu: SH 1.6.1, GTHT 1.2, GTHT 1.3, TCTH 6.1, TCTH 6.2, CC 1.1, TT 1, TN 1.3.
b. Nội dung: GV sử dụng phương pháp trực quan, thảo luận nhóm, thuyết trình, giải quyết vấn đề để hướng dẫn học sinh thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 4 (Clip về tính khảm động của màng sinh chất 
- HS hoạt động cá nhân: Đọc SGK mục III trang 48, 49; Quan sát hình 9.13, 9.14
- Hoạt động nhóm: Hoàn thành phiếu học tập số 4: Tìm hiểu Màng sinh chất theo kĩ thuật khăn trải bàn
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
(Tìm hiểu về màng sinh chất)
Ghép các thành phần cấu trúc tương ứng với chức năng của màng sinh chất?
Cấu trúc
Chức năng
1. Gồm 2 lớp (lớp kép) phôtpholipit quay đầu kị nước vào nhau.
2. Nhiều phân tử prôtêin xen kẽ (xuyên màng).
3. Prôtêin ở bề mặt (bám màng).
4. Các tế bào động vật có nhiều phân tử colestêron.
5. prôtêin liên kết với lipit tạo lipôprôtêin hay liên kết với cacbohyđrat tạo glycoprotein.
a. Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc (bán thấm).
b. Thu nhận thông tin cho tế bào (truyền thông tin).
c. "dấu chuẩn"giữ chức năng nhận biết nhau và nhận biết các tế bào "lạ"
d. Làm tăng sự ổn định của màng sinh chất.
e. Vận chuyển các chất qua màng
c. Sản phẩm học tập: Nội dung phiếu học tập số 3
 Đáp án (1a+e; 2a+e; 3b; 4d; 5c).
d. Tổ chức thực hiện: 
Tổ chức thực hiện
Nội dung bài học
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- GV yêu cầu HS Đọc SGK mục III trang 48, 49; Quan sát hình 9.13, 9.14 (GV chiếu hình lên)
- GV chiếu mẫu phiếu học tập số 4, phát phiếu học tập cho các nhóm (4 nhóm) + ½ tờ giấy A0 kẻ sẵn kiểu khan trải bàn, Yêu cầu các nhóm thảo luận thống nhất nội dung ghi vào giấy A0
- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập
*Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS đọc SGK.
- Thảo luận nhóm theo kỹ thuật khăn trải bàn: phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên trong nhóm, thu thập ý kiến và thống nhất hoàn thành nhiệm vụ GV giao: ghi hoàn chỉnh trên giấy A0
- Gv quan sát hoạt động của các nhóm và hướng dẫn các nhóm yếu.
*Báo cáo, thảo luận: 
- GV yêu cầu các nhóm treo sản phẩm lên bảng. Và yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày.
- HS: Các nhóm nộp sản phẩm và cử đại diện trình bày sản phẩm của mình.
- Các nhóm còn lại lắng nghe và bổ sung
- Các nhóm thảo luận trả lời thêm câu hỏi của GV.
- Câu hỏi thảo luận dự kiến:
Câu 1: Tại sao nói màng sinh chất có tính khảm động?
Câu 2: Tại sao nói màng sinh chất có tính thấm chọn lọc và điều này có ý nghĩa gì đối với tế bào?
Câu 3: Tại sao tế bào chỉ có thể tiếp nhận một số thông tin nhất định từ môi trường bên ngoài? 
Câu 4: Tại sao khi cấy ghép mô từ người này sang người kia thì cơ thể người nhận có thể xảy ra hiện tượng đào thải mô được ghép?
*Kết luận, nhận định: 
- Gv nhận xét sản phẩm của các nhóm và phần trình bày của mỗi nhóm.
- GV đưa ra kết luận, chốt lại kiến thức trọng tâm. (Chiếu clip về tính khảm động của màng sinh chất)
- HS lắng nghe nhận xét và kết luận của GV
III. Màng sinh chất
1. Cấu trúc
- Màng sinh chất gồm 2 thành phần chủ yếu là phospholipid và protein (xuyên màng và bám màng), màng có tính bán thấm.
- Trên màng có các glycoprotein (carbohydrate liên kết với protein), glycolipid (carbohydrate liên kết với lipid).
- Ngoài ra, ở tế bào động vật có nhiều phân tử cholesterol (tăng tính ổn định của màng)
2. Chức năng
- Vận chuyển các chất
- Thụ thể thu nhận thông tin
- Nhận biết tế bào
Dự kiến câu trả lời câu hỏi thảo luận:
Câu 1: 
- Tính khảm: do các phân tử protein có thể nằm xuyên qua khung (protein xuyên màng) hoặc bám ở mặt trong hay mặt ngoài của màng (protein bám màng).
- Tính động: do sự chuyển động của các phân tử phospholipid và protein trên màng.
Câu 2: Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất là do lớp phospholipid kép và các phân tử protein màng chỉ cho một số chất nhất định đi qua. Điều này giúp tế bào kiểm soát các chất đi ra và đi vào trong tế bào, nhờ đó, tế bào có thể vận chuyển các chất cần thiết cho các hoạt động sống.
Câu 3: Do các thụ thể trên màng sinh chất (có bản chất là protein) có tính đặc hiệu, chỉ tiếp nhận các phân tử tín hiệu nhất định. Những phân tử tín hiệu có cấu trúc không gian phù hợp với cấu trúc không gian của thụ thể mới liên kết được với thụ thể để truyền thông tin vào trong tế bào.
Câu 4: Do trên màng sinh chất có các “dấu chuẩn” có bản chất là glycoprotein, các dấu chuẩn này có khả năng nhận biết tế bào lạ của cơ thể khác. Do đó, cơ thể sẽ tiến hành đào thải các tế bào của mô được ghép.
Hoạt động 2.5. Tìm hiểu về các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất (Mục IV)
a. Mục tiêu: SH 1.6.1, SH 3.1, GTHT 1.2, TCTH 6.1, CC 1.2, TT 1, TN 1.3
b. Nội dung: GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, thảo luận cặp đôi, hoàn thành nội dung bảng nhóm 2 (bảng nhóm đã kẻ sẵn, dán hình sẵn)
- HS hoạt động cá nhân: Đọc SGK mục IV trang 50; Quan sát hình 9.15
- Hoạt động nhóm (cặp đôi): Hoàn thành bảng nhóm 2: Tìm hiểu các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất
BẢNG NHÓM 2
Tên cấu trúc
Hình ảnh
Cấu trúc
Chức năng
Thành tế bào
Chất nền ngoại bào
c. Sản phẩm học tập: Nội dung bảng nhóm 2
Tên cấu trúc
Hình ảnh
Cấu trúc
Chức năng
Thành tế bào
+ Tế bào thực vật: cấu tạo chủ yếu bằng xenlulôzơ
+ Tế bào nấm: cấu tạo bằng kitin
- Bảo vệ tế bào. 
- Quy định hình dạng tế bào.
Chất nền ngoại bào
- Chỉ có ở tế bào động vật và người.
- Chủ yếu là sợi glicôprôtêin + chất vô cơ + chất hữu cơ
- Liên kết các tế bào tạo thành mô
 - - - Giúp tế bào thu nhận thông tin.
d. Tổ chức thực hiện: 
Tổ chức thực hiện
Nội dung bài học
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- GV yêu cầu HS Đọc SGK mục IV trang 50; Quan sát hình 9.15 (GV chiếu hình lên)
- GV chiếu mẫu Bảng nhóm 2, phát bảng nhóm cho các nhóm, Yêu cầu thảo luận cặp đôi hoàn thành nội dung bảng nhóm 2
- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập
*Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS đọc SGK, thảo luận cặp đôi thống nhất hoàn thành nhiệm vụ GV giao: ghi vào bảng nhóm
- Gv quan sát hoạt động của các nhóm và hướng dẫn các nhóm yếu.
*Báo cáo, thảo luận: 
 - GV yêu cầu đại diện 1 nhóm trình bày
- Cả lớp lắng nghe và bổ sung
- Các cặp đôi thảo luận trả lời thêm câu hỏi của GV.
- Câu hỏi thảo luận dự kiến:
Câu 1: Tại sao thành tế bào có chức năng quy định hình dạng và bảo vệ tế bào?
Câu 2: Tại sao khi mô tế bào thực vật bị nhiễm bệnh thì bệnh sẽ nhanh chóng lan truyền đến các tế bào khác và toàn bộ cơ thê?
*Kết luận, nhận định: 
- Gv nhận xét sản phẩm và phần trả lời câu hỏi của HS. 
- GV đưa ra kết luận, chốt lại kiến thức trọng tâm. 
- HS lắng nghe nhận xét và kết luận của GV
IV. Các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất
1. Cấu tạo và chức năng của thành tế bào
- Thành tế bào bao bọc bên ngoài màng tế bào + Tế bào thực vật: cấu tạo chủ yếu bằng xenlulôzơ
+ Tế bào nấm: cấu tạo bằng kitin
- Thành TB có chức năng bảo vệ và quy định hình dạng của TB
2. Cấu tạo và chức năng của chất nền ngoại bào
- Cấu tạo chủ yếu từ glycoprotein liên kết với các chất vô cơ và hữu cơ khác.
- Chất nền ngoại bào giúp các TB động vật liên kết với nhau tạo thành mô nhất định.
Dự kiến câu trả lời cho câu hỏi thảo luận:
Câu 1: Do thành TB có cấu trúc vững chắc nên giúp quy định hình dạng của TB cũng như ngăn chặn các tác nhân gây hại (vi khuẩn, virus) xâm nhập vào TB, do trên thành Tb không có thụ thể, nhờ đò bảo vệ tế bào.
Câu 2: Do giữa các TB thực vật được nối với nhau bằng cầu sinh chất, do đó, tác nhân gây bệnh sẽ dễ dàng lan truyền từ tế bào này sang bào khác và toàn bộ cơ thể một cách nhanh
chóng mà không cần đi qua màng tế bào.
TIẾT 5
Hoạt động 2.6. Trưng bày mô hình tế bào nhân thực 
a. Mục tiêu: SH 1.2.1, SH 2.3, GTHT 1.2, GTHT 1.3, CC 1.1, TN 1.3
b. Nội dung: GV sử dụng phương pháp thảo luận nhóm và kĩ thuật phòng tranh để hướng dẫn học sinh tổ chức hoạt động này
- Các nhóm trưng bày (theo kiểu phòng tranh) mô hình tế bào nhân thực mà nhóm mình đã chuẩn bị bằng những nguyên liệu sẵn có (đất nặn, giấy màu, xốp, lá cây):
+ Nhóm 1, 3: mô hình tế bào thực vật
+ Nhóm 2, 4: mô hình tế bào động vật
- Mỗi nhóm trình bày khái quát lại cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào nhân thực mà nhóm mình phụ trách khi các nhóm đến tham quan vị trí trưng bày của mình.
c. Sản phẩm học tập: Mô hình tế bào nhân thực của các nhóm 
Tổ chức thực hiện
Nội dung bài học
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- GV giao nhiệm vụ từ tiết “tế bào nhân sơ”.
- Yêu cầu các nhóm làm mô hình tế bào nhân thực từ những nguyên liệu sẵn có.
+ Nhóm 1, 3: mô hình tế bào thực vật
+ Nhóm 2, 4: mô hình tế bào động vật
- HS nhận nhiệm vụ.
*Thực hiện nhiệm vụ: 
- Các nhóm phân công nhiệm vụ và tiến hành làm mô hình ở nhà.
- GV hỗ trợ, hướng dẫn khi học sinh cần.
*Báo cáo, thảo luận: 
- Yêu cầu hs các nhóm giữ trật tự trong quá trình tham quan phòng tranh, tránh làm hư hại mô hình.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày về sản phẩm của nhóm mình.
- HS có thể đặt câu hỏi khi tham quan và nghe thuyết trình. 
*Kết luận, nhận định: 
- Gv tổ chức cho hs tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau. 
- Gv tổng hợp các ý kiến đánh giá của hs và đánh giá chung.
- Các nhóm tự đánh giá, đánh giá chéo dựa vào phiếu đánh giá 
Ôn lại kiến thức về tế bào nhân thực.
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: SH 1.2.1, SH 1.6.1, SH 1.2.2, SH 1.2.3, SH 1.6.2, SH 1.5, SH 3.1
b. Nội dung: HS làm việc độc lập trả lời các câu hỏi sau tự luận và trắc nghiệm. HS làm việc nhóm.
- Hoàn thành các bài tập sau: (tùy lượng thời gian mà có thể rút bớt số hình hoặc số câu hỏi trắc nghiệm)
Phiếu bài tập số 1: Quan sát hình, ghi tên các thành phần và bào quan của TB nhân thực đúng với các hình sau: (Phiếu này in cho tất cả các học sinh trong lớp, làm việc cá nhân)
 Hình 1:........... Hình 2:.............. Hình 3:.............. Hình 4:............. Hình 5:.............
Hình 6:....... Hình 7:....... Hình 8:....... Hình 9:.......
Phiếu bài tập số 2: Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm (làm việc cá nhân)
Câu 1: Cho các ý sau:
 (I) Không có thành tế bào bao bọc bên ngoài
 (II) Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền
 (III) Trong tế bào chất có hệ thống các bào quan
 (IV) Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các xoang nhỏ
 (V) Nhân chứa các nhiễm sắc thể (NST), NST lại gồm ADN và protein
Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của tế bào nhân thực?
A. 2.	B. 4.	C. 3.	D. 5.
Câu 2: Nhân của tế bào nhân thực không có đặc điểm nào sau đây?
 A. Nhân được bao bọc bởi lớp màng kép
 B. Nhân chứa chất nhiễm sắc gồm ADN liên kết với protein
 C. Màng nhân có nhiều lỗ nhỏ để trao đổi chất với ngoài nhân
 D. Nhân chứa nhiều phân tử ADN dạng vòng
Câu 3: Lưới nội chất hạt trong tế bào nhân thực có chức năng nào sau đây?
 A. Bao gói các sản phẩm được tổng hợp trong tế bào
 B. Tổng hợp protein tiết ra ngoài và protein cấu tạo nên màng tế bào
 C. Sản xuất enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit
 D. Chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối với cơ thể
Câu 4: Mạng lưới nội chất trơn không có chức năng nào sau đây?
 A. Sản xuất enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp lipit	B. Chuyển hóa đường trong tế bào
 C. Phân hủy các chất độc hại trong tế bào	D. Sinh tổng hợp protein
Câu 5: Những bộ phận nào của tế bào tham gia việc vận chuyển một protein ra khỏi tế bào?
 A. Lưới nội chất hạt, bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào
 B. Lưới nội chất trơn, bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào
 C. Bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào
 D. Ribosome, bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào
Câu 6: Tế bào nào sau đây có lưới nội chất trơn phát triển?
 A. Tế bào biểu bì.	B. Tế bào gan.	C. Tế bào hồng cầu.	D. Tế bào cơ.
Câu 7: Tế bào nào trong các tế bào sau đây có lưới nội chất hạt phát triển nhất?
 A.Tế bào bạch cầu.	B. Tế bào hồng cầu.	C.Tế bào cơ.	D. Tế bào biểu bì.
Câu 8: Tế bào nào trong các tế bào sau đây của cơ thể người có nhiều ti thể nhất?
 A.Tế bào biểu bì	B.Tế bào hồng cầu	C.Tế bào cơ tim.	D.Tế bào xương.
Câu 9: Khung xương trong tế bào không làm nhiệm vụ?
 A. Giúp tế bào di chuyển	B. Nơi neo đậu của các bào quan
 C. Duy trì hình dạng tế bào	D. Vận chuyển nội bào
Câu 10: Điều nào sau đây là chức năng chính của ti thể?
 A. Chuyển hóa năng lượng trong các hợp chất hữu cơ thành ATP cung cấp cho tế bào hoạt động
 B. Tổng hợp các chất để cấu tạo nên tế bào và cơ thể
 C. Tạo ra nhiều sản phẩm trung gian cung cấp cho quá trình tổng hợp các chất
 D. Phân hủy các chất độc hại cho tế bào
Câu 11: Lục lạp có chức năng nào sau đây?
 A. Chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa năng
 B. Đóng gói, vận chuyển các sản phẩm hữu cơ ra ngoài tế bào
 C. Chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại trong cơ thể
 D. Tham gia vào quá trình tổng hợp và vận chuyển lipit
Câu 12: Cấu trúc nằm bên trong tế bào gồm một hệ thống túi màng dẹp xếp chồng lên nhau được gọi là?
 A. Lưới nội chất	B. Bộ máy Golgi	C. Ribosome	 D. Màng sinh chất
Câu 13: Cho các ý sau đây:
 (I) Có cấu tạo tương tự như cấu tạo của màng tế bào
 (II) Là một hệ thống ống và xoang phân nhánh thông với nhau
 (III) Phân chia tế bào chất thành các xoang nhỏ (tạo ra sự xoang hóa)
 (IV) Có chứa hệ enzyme làm nhiệm vụ tổng hợp lipit
 (V) Có chứa hệ enzyme làm nhiệm vụ tổng hợp protein
Trong các ý trên có mấy ý là đặc điểm chung của mạng lưới nội chất trơn và mạng lưới nội chất hạt?
A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 14: Hemoglobin có nhiệm vụ vận chuyển oxi trong máu gồm 2 chuỗi polipeptide α và 2 chuỗi polipeptide β. Bào quan làm nhiệm vụ tổng hợp protein cung cấp cho quá trình tổng hợp hemoglobin là
A. ti thể	B. bộ máy Golgi	C. lưới nội chất hạt	D. lưới nội chất trơn
Câu 15: Lưới nội chất trơn không có chức năng
 	A. tổng hợp bào quan peroxisome	B. tổng hợp lipid, phân giải chất độc
C. tổng hợp protein	D. vận chuyển nội bào
Câu 16: Cho các phát biểu sau về lysosome. Phát biểu nào sai?
 	A. Lysosome được bao bọc bởi lớp màng kép
B. Lysosome chỉ có ở tế bào động vật
C. Lysosome chứa nhiều enzim thủy phân
D. Lysosome có chức năng phân hủy tế bào già và tế bào bị tổn thương.
Câu 17: Tế bào nào trong các tế bào sau đây chứa nhiều lysosome nhất?
A. Tế bào hồng cầu.	 B. Tế bào bạch cầu. C. Tế bào thần kinh.	D. Tế bào cơ.
Câu 18: Testosteron là hormone sinh dục nam có bản chất là lipid. Bào quan làm nhiệm vụ tổng hợp lipid để phục vụ quá trình tạo hormone này là?
 	A. Lưới nội chất hạt	B. Ribosome	 C. Lưới nội chất trơn D. Bộ máy Golgi
Câu 19: Cho các nhận định sau về không bào, nhận định nào sai?
A. Không bào ở tế bào thực vật có chứa các chất dự trữ, sắc tố, ion khoáng và dịch hữu cơ...
B. Không bào được tạo ra từ hệ thống lưới nội chất và bộ máy Golgi
C. Không bào được bao bọc bởi lớp màng kép
D. Không bào tiêu hóa ở động vật nguyên sinh khá phát triển.
Câu 20: Cho các đặc điểm về thành phần và cấu tạo màng sinh chất?
 (I) Lớp kép photpholipit có các phân tử protein xen giữa
 (II) Liên kết với các phân tử protein và lipit còn có các phân tử cacbohidrat
 (III) Các phân tử photpholipit và protein thường xuyên chuyển động quanh vị trí nhất định của màng
 (IV) Xen giữa các phân tử photpholipit còn có các phân tử colesteron
 (V) Xen giữa các phân tử photpholipit là các phân tử glicoprotein
Có mấy đặc điểm đúng theo mô hình khảm - động của màng sinh chất?
A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
c. Sản phẩm học tập: Đáp án phiếu bài tập 1, phiếu bài tập 2
- Phiếu bài tập 1: Hình 1-Nhân TB; Hình 2-Lưới nội chất trơn; Hình 3-Lưới nội chất hạt; Hình 4-Bộ máy Golgi; Hình 5-Ribosome; Hình 6-Ti thể; Hình 7-Lục lạp; Hình 8-Khung xương tế bào; Hình 9-Màng sinh chất.
- Phiếu bài tập 2: 1.B(II, III, IV, V); 2.D; 3.B; 4.D; 5.A; 6.B; 7.A; 8.C; 9.D; 10.A; 11.A; 12.B; 13.B(I.II.III); 14.C; 15.C; 16.A; 17.B; 18.C; 19.A; 20.C (I, II, III, IV)
d. Tổ chức thực hiện: 
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập: (sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ và động não) 
- GV phát cho mỗi HS 2 phiếu bài tập (1 và 2)
- GV yêu cầu HS hoàn thành trong 15 phút.
- HS nhận nhiệm vụ
*Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS hoạt động cá nhân: suy nghĩ, vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành 2 phiếu bài tập. 
*Báo cáo, thảo luận: 
- Đại diện 2 HS lên bảng ghi kết quả (mỗi HS ghi 1 phiếu): GV chỉ định. 
*Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét câu trả lời, đưa ra đáp án chính xác nhất và giải đáp thắc mắc của HS (ở câu hỏi nào HS còn phân vân).
- HS lắng nghe, hoàn chỉnh đáp án. 
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG – MỞ RỘNG. (về nhà)
a. Mục tiêu: ôn tập, vận dụng lại kiến thức đã học
b. Nội dung: 
- HS hoạt động cá nhân trả lời các câu: (Về nhà)
Câu 1: Trong quá trình phát triển của nòng nọc có giai đoạn đứt đuôi để trở thành ếch. Bào quan chứa enzim phân giải làm nhiệm vụ tiêu hủy tế bào đuôi?
Câu 2: Nếu một người uống thuốc pelicillin với một lượng lớn thì chỉ vài ngày, trong các tế bào gan có một loại bào quan tăng gấp đôi, số lượng bào quan này chỉ trở lại bình thường trong vòng 5 ngày sau khi thôi dùng thuốc. Tên gọi của bào quan có sự thay đổi đó?
Câu 3:“Nhờ bào quan này mà tế bào được xoang hoá nhưng vẫn đảm bảo sự thông thương mật thiết giữa các khu vực”. Nhận định trên đang n

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_10_chan_troi_sang_tao_bai_9_te_bao_nhan.docx