Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Ôn tập Chương 2

docx 8 trang phuong 12/11/2023 940
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Ôn tập Chương 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Ôn tập Chương 2

Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Ôn tập Chương 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường:	Tổ bộ môn:	
Họ tên giáo viên:	
TÊN BÀI DẠY: ÔN TẬP CHƯƠNG 2
Môn Sinh học, Lớp 10; Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Năng lực
Phẩm chất
Mục tiêu
Mã hoá
 YCCĐ
Về năng lực
Năng lực sinh học
Năng lực nhận thức sinh học (SH1)
Tìm được từ khóa và sử dụng được thuật ngữ khoa học để kết nối thông tin theo logic có ý nghĩa trong việc xây dựng sơ đồ hệ thống hóa kiến thức về cấu trúc tế bào.
SH 1.8.1
Sử dụng được các hình thức ngôn ngữ biểu đạt khác nhau để hoàn thành các bài tập ôn tập Chương 2.
SH 1.8.2
Năng lượng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học (SH3)
Vận dụng những hiểu biết về cấu trúc tế bào để giải thích được những hiện tượng thường gặp trong đời sống.
SH 3.1
Năng lực chung
Tự chủ và 
tự học
Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập các nội dung về cấu trúc tế bào; biết tự điều chỉnh cách học tập môn Sinh học cho phù hợp.
TCTH 6.3
Giao tiếp và hợp tác
Lựa chọn được hình thức làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
GTHT 3
Giải quyết vấn đề và sáng tạo
Nêu được ý tưởng mới trong việc hệ thống hóa kiến thức về cấu trúc tế bào.
VĐST 3
Về phẩm chất
Chăm chỉ
Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn khi học tập về cấu trúc tế bào.
CC 1.1
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
 - Đối với giáo viên
 + Máy tính, máy chiếu/ ti vi.
 + Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức Chương 2.
 + Bộ câu hỏi có nội dung về cấu trúc tế bào.
 - Đối với học sinh
 + Giấy khổ A0, bút lông.
 + Phiếu học tập.
 + Nội dung trả lời các câu hỏi trong bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. BẢNG TÓM TẮT TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học
 Thời gian
Mục tiêu 
dạy học
(Mã hoá của YCCĐ)
Nội dung
 dạy học (Kiến thức, KN,...)
PPDH, KTDH
Phương án
đánh giá
Hoạt động 1. Hệ thống hóa kiến thức
15 phút
SH 1.8.1
TCTH 6.3
GTHT 3
VĐST 3
CC 1.1
So sánh cấu trúc của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
Làm việc nhóm
Thuyết trình + 
kĩ thuật dạy học “mảnh ghép”
Câu hỏi
Bảng đánh giá nội dung và kĩ năng làm việc nhóm
Hoạt động 2. Hướng dẫn giải bài tập
30 phút
SH 1.8.2
SH 3.1
TCTH 6.3
GTHT 3
VĐST 3
CC 1.1
Bài tập vận dụng của chủ đề cấu trúc tế bào
Làm việc nhóm
Câu hỏi SGK
Bảng theo dõi kết quả nhóm
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG 1. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC, 15 phút
1. Mục tiêu dạy học
- SH 1.8.1, TCTH 6.3, GTHT 3, VĐST 3, CC 1.1
2. Nội dung hoạt động
- Gameshow “Du hành trong tế bào”
- Hoạt động mở đầu “Thiết kế sơ đồ tư duy ấn tượng”: Trình bày nhiệm vụ được giao trên giấy A0.
3. Sản phẩm 
- Sản phẩm thuyết trình của các nhóm trên giấy A0.
- Tổng hợp sản phẩm của các nhóm thành hệ thống kiến thức.
4. Tổ chức thực hiện 
Tổ chức thực hiện
Nội dung bài học
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV chia lớp thành 4 nhóm sau khi kết thúc Bài 9: Tế bào nhân thực.
- Nhiệm vụ (bốc thăm):
+ Nhiệm vụ 1: Mỗi tế bào có bao nhiêu thành phần chính? Kể tên. So sánh vùng chứa vật chất di truyền và màng sinh chất của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
+ Nhiệm vụ 2: So sánh cấu trúc bên ngoài màng sinh chất của tế bào nhân sơ và nhân thực theo các tiêu chí sau: tên thành phần, chức năng, hình vẽ minh họa.
+ Nhiệm vụ 3: Kể tên các thành phần có trong cấu trúc tế bào chất của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
+ Nhiệm vụ 4: Kể tên các bào quan trong tế bào nhân thực và chức năng của chúng.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS bốc thăm và làm việc nhóm, trình bày sản phẩm học tập của nhóm trên giấy A0 theo hình thức sơ đồ tư duy. 
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- Các nhóm còn lại nhận xét, đóng góp ý kiến.
Bước 4. Đánh giá, kết luận
- GV nhận xét các nhóm, kết luận và đưa ra hệ thống hóa kiến thức.
I. Hệ thống hóa kiến thức (SGK/54)
Cấu trúc tế bào gồm 3 thành phần chính:
Màng sinh chất
Tế bào chất
Vùng chứa vật chất di truyền
Tế bào nhân sơ
Tế bào nhân thực
Cấu trúc bên ngoài màng sinh chất
- Lông: giúp tế bào bám lên các bề mặt.
- Roi: giúp tế bào di chuyển.
- Vỏ nhầy: có ở 1 số tế bào à bảo vệ tế bào.
- Thành tế bào: peptidoglycan à quy định hình dạng và bảo vệ tế bào.
- Thành tế bào:
+ TBTV: cellulose.
+ TB nấm: chitin.
àQuy định hình dạng và bảo vệ tế bào.
- Chất nền ngoại bào: cấu tạo chủ yếu từ glycoprotein, có ở TBĐV à liên kết các tế bào với nhau tạo thành mô.
Màng sinh chất
- Gồm phospholipid và protein.
à Vận chuyển các chất, truyền tín hiệu, nhận biết tế bào.
Tế bào chất
- Ribosome: tổng hợp protein, là nơi diễn ra quá trình trao đổi chất.
- Ribosome: tổng hợp protein, là nơi diễn ra quá trình trao đổi chất.
- Bộ máy Golgi.
- Ti thể.
- Lục lạp.
- Khung xương TB.
- Không bào.
- Lysosome.
- Lưới nội chất.
Vùng chứa vật chất di truyền
- Vùng nhân: chưa có màng nhân.
à Chứa DNA, điều khiển mọi hoạt động của tế bào.
- Nhân hoàn chỉnh.
à Chứa chất nhiễm sắc, điều khiển hoạt động của tế bào.
HOẠT ĐỘNG 2. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP, 30 phút
HOẠT ĐỘNG 2.1. Hướng dẫn giải bài tập 1, 5 phút
1. Mục tiêu dạy học
SH 1.8.2, SH 3.1, TCTH 6.3, GTHT 3, VĐST 3, CC 1.1
2. Nội dung hoạt động 
- Vòng 1 của Gameshow: Trò chơi “Khởi động” – Bài tập 1 SGK/55.
3. Sản phẩm 
- Câu trả lời của HS về chú thích các thành phần cấu tạo của tế bào nhân sơ trong hình SGK/55.
4. Tổ chức thực hiện 
Tổ chức thực hiện
Nội dung bài học
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV cho 4 nhóm HS quan sát hình 1. Cấu tạo tế bào nhân sơ trong vào 1 phút, sau đó 4 nhóm cử đại diện 1 HS lên bảng ghi đáp án của nhóm, nhóm nào ghi đáp án nhanh và đúng nhất sẽ được cộng điểm tích lũy. 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình 1. Cấu tạo tế bào nhân sơ và ghi nhận đáp án của mình.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- Đại diện của 4 nhóm HS lên bảng ghi đáp án của nhóm, nhóm nào có kết quả nhanh nhất và chính xác nhất được cộng điểm tích lũy.
- Các HS còn lại nhận xét, đóng góp ý kiến.
Bước 4. Đánh giá, kết luận
- GV nhận xét và kết luận.
Bài tập 1 (SGK/55)
Chú thích các thành phần cấu tạo của tế bào nhân sơ trong hình 1.
Roi
Lông
Ribosome
Tế bào chất
DNA vùng nhân
Màng sinh chất
Thành tế bào
Vỏ nhầy
HOẠT ĐỘNG 2.2. Hướng dẫn giải bài tập 2, 10 phút
1. Mục tiêu dạy học
SH 1.8.2, SH 3.1, TCTH 6.3, GTHT 3, VĐST 3, CC 1.1
2. Nội dung hoạt động 
- Vòng 2 của Gameshow: Trò chơi “Ai đúng ai sai?” – Bài tập 2 SGK/55.
3. Sản phẩm 
- Câu trả lời của HS về các phát biểu trong SGK/55.
4. Tổ chức thực hiện 
Tổ chức thực hiện
Nội dung bài học
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV cho 4 nhóm HS chuẩn bị trước nội dung bài tập 2 trong 2 phút, sau đó chọn ngẫu nhiên 1 số và trả lời câu hỏi được chọn. 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm trong vòng 2 phút.
- HS chuẩn bị câu trả lời của mình trước khi bắt đầu trò chơi.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- HS lần lượt chọn các câu hỏi và trả lời, trả lời đúng được cộng điểm tích lũy.
- Các HS còn lại nhận xét, đóng góp ý kiến.
Bước 4. Đánh giá, kết luận
- GV nhận xét và kết luận.
Bài tập 2 (SGK/55)
Phân biệt nhận định đúng sai và giải thích.
Sai. Vì tế bào nhân sơ có kích thước từ 1 – 5 μm.
Sai. Vì tế bào vi sinh vật là tế bào nhân sơ.
Đúng. Theo học thuyết tế bào, mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào.
Đúng. Tất cả vi khuẩn đều là sinh vật đơn bào.
Sai. Mỗi tế bào có 3 thành phần cơ bản là màng sinh chất, tế bào chất và nhân.
Đúng. Tế bào nhân sơ không có các bào quan có màng bao bọc.
Sai. Vi khuẩn là sinh vật nhân sơ, không có lục lạp.
Sai. Vi khuẩn cũng có thành tế bào.
HOẠT ĐỘNG 2.3. Hướng dẫn giải bài tập 3, 4, 5, 6; 15 phút
1. Mục tiêu dạy học
SH 1.8.2, SH 3.1, TCTH 6.3, GTHT 3, VĐST 3, CC 1.1
2. Nội dung hoạt động 
- Vòng 3 của Gameshow: Trò chơi “Về đích” – Bài tập 3, 4, 5, 6 SGK/55.
3. Sản phẩm 
- Câu trả lời của HS về các câu bài tập 3, 4, 5, 6 trong SGK/55.
4. Tổ chức thực hiện 
Tổ chức thực hiện
Nội dung bài học
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV cho 4 nhóm HS thảo luận trước nội dung bài tập 3, 4, 5, 6 trong 5 phút, được sử dụng điện thoại để tra cứu tài liệu. Sau đó 1 đại diện HS của các nhóm sẽ bốc thăm ngẫu nhiên 1 câu hỏi và trả lời câu hỏi được chọn. 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm trong vòng 5 phút.
- HS chuẩn bị câu trả lời của mình trước khi bắt đầu trò chơi.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- HS lần lượt chọn các câu hỏi và trả lời, trả lời đúng được cộng điểm tích lũy.
- HS không được cầm theo tài liệu khi đại diện lên trả lời câu hỏi, các thành viên trong nhóm được bổ sung câu trả lời 1 lần.
- Các HS còn lại nhận xét, đóng góp ý kiến.
Bước 4. Đánh giá, kết luận
- GV nhận xét và kết luận.
Bài tập 3 (SGK/55)
Do thuốc kháng sinh có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào vi khuẩn nên có khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Tế bào người không có thành tế bào nên không bị tác động.
Bài tập 4 (SGK/55)
Do giun tròn và người đều là sinh vật nhân thực, đều được cấu tạo từ tế bào nhân thực nên có cấu tạo tế bào giống nhau. Trong khi đó, vi khuẩn là tế bào nhân sơ nên có nhiều điểm khác biệt. Vì vậy. thuốc tiêu diệt các loài động vật kí sinh thường ảnh hưởng đến sức khỏe của con người hơn so với các loại kháng sinh dùng để tiêu diệt vi khuẩn.
Bài tập 5 (SGK/55)
Một số loài thực vật (tía tô, rau dền, huyết dụ,) có lá màu đỏ hoặc tím do trong lá có hàm lượng carotenoid cao hơn diệp lục.
Bài tập 6 (SGK/55)
Hậu quả của bênh hồng cầu hình liềm: các tế bào hồng cầu thay đổi hình dạng, có kích thước nhỏ hơn, dễ bị vỡ, khả năng vận chuyển oxygen rất kém dẫn đến suy nhược cơ thể, thiếu máu, thậm chí suy tim. Bên cạnh đó, các tế bào hồng cầu hình liềm vón cục gây tắc mạch máu nhỏ dẫn đến tổn thương não và các cơ quan; các tế bào này khi tích tụ gây tổn thương lá lách,
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
Phiếu đánh giá sản phẩm học sinh trong Hoạt động 1.
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM
“Thiết kế sơ đồ tư duy ấn tượng”
Đánh giá nhóm:
1. NỘI DUNG 
STT
Tiêu chí đánh giá
Thang điểm
Đánh giá
Ghi chú
1.1
Nội dung có chọn lọc, đầy đủ ý.
1
1.2
Hệ thống kiến thức không bị trùng lặp nhau.
1
1.3
Sắp xếp nội dung rõ ràng, mạch lạc.
1
1.4
Có tính logic cao, dễ đọc, dễ triển khai.
1
1.5
Có tiêu đề, đề mục rõ ràng.
1
2. HÌNH THỨC
STT
Tiêu chí đánh giá
Thang điểm
Đánh giá
Ghi chú
2.1
Màu sắc hài hòa, nổi bật.
1
2.2
Hình ảnh đúng chủ đề, mang tính chất gợi hình.
1
2.3
Sáng tạo, có cá tính riêng.
1
3. THUYẾT TRÌNH
STT
Tiêu chí đánh giá
Thang điểm
Đánh giá
Ghi chú
3.1
Giọng nói vừa nghe, rõ ràng.
1
3.2
Trình bày lôi cuốn, diễn đạt dễ hiểu.
1
Tổng điểm
10
Hướng dẫn tham gia trò chơi cho HS trong Hoạt động 2.
HƯỚNG DẪN THAM GIA GAMESHOW 
“DU HÀNH TRONG TẾ BÀO”
Vòng 1: Khởi động
- Các đội chơi quan sát hình ảnh, sau đó các đội sẽ hội ý trong vòng 60 giây và cử 1 đại diện chuẩn bị thi đấu.
- Sau 60 giây, MC sẽ hô hiệu lệnh “Xuất phát”, đại diện của các đội sẽ chạy lên bảng ghi thật nhanh đáp án của đội mình. Lưu ý: Đại diện không được cầm theo tài liệu khi ghi nhận đáp án lên bảng.
- Đội hoàn thành nhanh nhất sẽ được cộng thêm 10 điểm, đội xong thứ 2 sẽ được cộng thêm 5 điểm. Hai đội còn lại không được cộng điểm.
- Mỗi đáp án chú thích đúng được 5 điểm. Tổng điểm cho phần đáp án trình bày trên bảng là 40 điểm.
Vòng 2: Ai đúng ai sai?
- Các đội thảo luận trong vòng 2 phút về bài tập 2 SGK/55. 
- BTC có 8 ô số ứng với 8 phát biểu trong bài tập 2 (không theo thứ tự). Lần lượt các đội chơi chọn ngẫu nhiên 1 số bất kì và trả lời câu hỏi. Trả lời đúng và giải thích được vì sao đúng/ sai sẽ được 10 điểm, sai không có điểm. 
- Đội có số điểm cao nhất ở vòng 1 bắt đầu vòng 2.
- Trường hợp đội chơi chính trả lời sai, 1 trong 3 đội còn lại có 1 lượt giành quyền trả lời bổ sung, đúng được 5 điểm, sai bị trừ 5 điểm.
Vòng 3: Về đích
- Các đội thảo luận trong vòng 5 phút về bài tập 3, 4, 5, 6 SGK/55. Lưu ý: được sử dụng thiết bị điện tử để tra cứu trong 5 phút này.
- BTC có 4 lá thăm ứng với 4 bài tập trên (không theo thứ tự). Lần lượt các đội chơi bốc 1 lá thăm bất kì và trả lời câu hỏi. Trả lời đúng được 30 điểm, trả lời sai bị trừ 10 điểm. Mỗi đội có 1 lượt bổ sung hoặc thay đổi câu trả lời từ các thành viên khác trong đội trước khi MC công bố kết quả.
- Trong vòng này, mỗi đội được 1 lượt đặt ngôi sao hy vọng trước khi bốc thăm, ngôi sao sẽ nhân đôi số điểm đạt được (Ví dụ trả lời đúng được 60 điểm, trả lời sai bị trừ 20 điểm).
- Đội có số điểm cao nhất ở vòng 1 bắt đầu vòng 2.
- Trường hợp đội chơi chính trả lời sai, 1 trong 3 đội còn lại có 1 lượt giành quyền trả lời bổ sung, đúng được 20 điểm, sai bị trừ 20 điểm.
Chung cuộc
- Đội về nhất với số điểm cao nhất được 10 điểm một bài kiểm tra thường xuyên. (Các đội tự phân lại điểm ứng với sự đóng góp của thành viên trong đội).
- Đội về nhì được 9 điểm một bài kiểm tra thường xuyên. (Các đội tự phân lại điểm ứng với sự đóng góp của thành viên trong đội).
- Đội về ba được 8 điểm một bài kiểm tra thường xuyên. (Các đội tự phân lại điểm ứng với sự đóng góp của thành viên trong đội).
- Đội còn lại được 7 điểm một bài kiểm tra thường xuyên. (Các đội tự phân lại điểm ứng với sự đóng góp của thành viên trong đội).
---Hết---
Phiếu theo dõi và ghi nhận điểm số HS trong Hoạt động 2.
PHIẾU THEO DÕI VÀ GHI NHẬN ĐIỂM SỐ
GAMESHOW “DU HÀNH TRONG TẾ BÀO”
Vòng chơi
Đội 1
Đội 2
Đội 3
Đội 4
1
2
3

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_10_chan_troi_sang_tao_on_tap_chuong_2.docx