Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Ôn tập Chương 3

docx 13 trang phuong 12/11/2023 970
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Ôn tập Chương 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Ôn tập Chương 3

Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Ôn tập Chương 3
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường:
Tổ:
Họ và tên giáo viên: Nguyễn Lê Bảo Trâm
ÔN TẬP CHƯƠNG 3
I.MỤC TIÊU
Phẩm chất, năng lực 
Mục tiêu
Mã hóa
1.Về năng lực
a.Năng lực sinh học 
Nhận thức sinh học 
Tìm được từ khoá và sử dụng được thuật ngữ khoa học để kết nối thông tin theo logic có ý nghĩa trong việc xây dựng sơ đồ hệ thống hoá kiến thức về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở tế bào.
SH 1.8.1
Sử dụng được các hình thức ngôn ngữ biểu đạt khác nhau để hoàn thành các bài tập ôn tập chương 3.
SH 1.8.2
Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học 
Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được những hiện tượng thường gặp trong đời sống.
SH 3.1
b.Năng lực chung 
Tự chủ và tự học 
Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hân chế của bản thân trong quá trình học tập các nội dung về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở tế bào; biết tự điều chỉnh cách học tập môn Sinh học cho phù hợp.
TCTH 6.3
Giao tiếp và hợp tác 
Lựa chọn được hình thức làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập
GTHT 3
2.Về phẩm chất 
Chăm chỉ
Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; thuận lợi, khó khăn khi học tập về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở tế bào.
CC 1.1
II.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 
Hoạt động
Phương pháp dạy học
Kĩ thuật dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
Hoạt động nhóm
Hỏi - đáp
Hoạt động 2: Hệ thống hoá kiến thức
Hoạt động nhóm
Dạy học dự án
Hoạt động 3: Luyện tập
Hoạt động nhóm
Khăn trải bàn
Hoạt động 3.1. Hướng dẫn giải bài tập Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
Hoạt động nhóm
Khăn trải bàn
Hoạt động 3.2. Hướng dẫn giải bài tập Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào
Hoạt động nhóm
Khăn trải bàn
Hoạt động 3.3. Hướng dẫn giải bài tập Quá trình tổng hợp các chất – Quá trình phân giải các chất
Hoạt động nhóm
Khăn trải bàn
Hoạt động 3.4. Hướng dẫn giải bài tập Truyền thông tin giữa các tế bào.
Hoạt động nhóm
Khăn trải bàn
Hoạt động 4: Vận dụng
Giao bài tập
Giao bài tập
III.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
Hoạt động
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Khởi động
Câu hỏi trắc nghiệm
Phiếu trả lời 
Laptop, máy chiếu
HS chia thành 4 nhóm
Các nhóm bầu nhóm trưởng và thư kí.
Hoạt động 2: Hệ thống hoá kiến thức
Nhãn chứa từ khoá
Bảng hệ thống kiến thức theo chương
Laptop, máy chiếu
HS chia thành 4 nhóm
Các nhóm bầu nhóm trưởng và thư kí.
Hoạt động 3: Luyện tập
Hoạt động 3.1. Hướng dẫn giải bài tập Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
Bảng nhóm
Phiếu học tập
Bút viết bảng
Laptop, máy chiếu
HS chia thành 4 nhóm
Các nhóm bầu nhóm trưởng và thư kí.
Hoạt động 3.2. Hướng dẫn giải bài tập Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào
Bảng nhóm
Phiếu học tập
Bút viết bảng
Laptop, máy chiếu
HS chia thành 4 nhóm
Các nhóm bầu nhóm trưởng và thư kí.
Hoạt động 3.3. Hướng dẫn giải bài tập Quá trình tổng hợp các chất – Quá trình phân giải các chất
Bảng nhóm
Phiếu học tập
Bút viết bảng
Laptop, máy chiếu
HS chia thành 4 nhóm
Các nhóm bầu nhóm trưởng và thư kí.
Hoạt động 3.4. Hướng dẫn giải bài tập Truyền thông tin giữa các tế bào.
Bảng nhóm
Phiếu học tập
Bút viết bảng
Laptop, máy chiếu
HS chia thành 4 nhóm
Các nhóm bầu nhóm trưởng và thư kí.
Hoạt động 4: Vận dụng
Laptop, máy chiếu
Hoạt động cá nhân hoàn thành bài vào vở bài tập
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	A.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Hoạt động học (thời gian) 
Mục tiêu 
(mã hóa) 
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo 
Phương án đánh giá 
Hoạt động 1. Khởi động 
Câu hỏi 
Kĩ thuật động não
Câu hỏi, vấn đáp 
Hoạt động 2: Hệ thống kiến thức
SH 1.8.1, TCTH 6.3, GTHT 3, VĐST 3, CC 1.1
Hệ thống hoá kiến thưc chương 3
Dạy học theo nhóm 
Bảng hệ thống kiến thức
Hoạt động 3: Luyện tập 
Hoạt động 3.1. Hướng dẫn giải bài tập Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
SH 1.8.2
SH 3.1
TCTH 6.3
GTHT 3
VĐST 3
CC 1.1
Câu 2 SGK/84
Câu 3 SGK/84
-Dạy học theo nhóm
- Phiếu học tập
Hoạt động 3.2. Hướng dẫn giải bài tập Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào
Câu 1 SGK/84
-Dạy học theo nhóm
- Phiếu học tập
Hoạt động 3.3. Hướng dẫn giải bài tập Quá trình tổng hợp các chất – Quá trình phân giải các chất
Câu 5 SGK/84
- Dạy học theo nhóm
-Phiếu học tập
Hoạt động 3.4. Hướng dẫn giải bài tập Truyền thông tin giữa các tế bào.
Câu 6 SGK/84
- Dạy học theo nhóm
- Phiếu học tập
Hoạt động 4: Vận dụng
Câu 4,7 SGK/84
Giao bài tập 
Vở bài tập, hình ảnh. 
B.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.Hoạt động 1. Khởi động 
a.Mục tiêu:
- Tạo không khí thoải mái, hứng thú.
- Giúp học sinh ôn lại những kiến thức chương 3. 
b.Nội dung: 
- GV chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu các nhóm bầu nhóm trưởng và thư kí.
- GV nêu câu hỏi dưới hình thức trắc nghiệm 4 phương án lựa chọn. Với mỗi câu trả lời đúng, các nhóm sẽ nhận được 1 từ khoá từ giáo viên. Lưu ý: từ khoá này sẽ được dùng trong hoạt động 2: hệ thống kiến thức.
- Cuối hoạt động, giáo viên yêu cầu các nhóm tổng kết số từ khoá thu được. 
c.Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời trên phiếu trả lời của học sinh.	 
d.Tổ chức thực hiện: 
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu các nhóm bầu nhóm trưởng và thư kí.
- GV giới thiệu trò chơi Thử tài trí nhớ. GV giới thiệu luật chơi: Có tất cả 15 câu hỏi ứng với 15 từ khoá quan trọng. Với mỗi câu hỏi, các nhóm có 5 giây suy nghĩ và đều có quyền giơ bảng trả lời. Nếu trả lời đúng, mỗi nhóm sẽ dành được 1 từ khoá bất kì. Trả lời sai sẽ không nhận được từ khoá. Cuối phần chơi, nhóm nào có nhiều từ khoá nhất sẽ chiến thắng.
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 	
Nội dung câu hỏi
Đáp án
Câu 1: Nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ
A. Sự biến dạng của màng tế bào
B. Bơm protein và tiêu tốn ATP
C. Sự khuếch tán của các ion qua màng
D. Kênh protein đặc biệt là “aquaporin”
D
Câu 2: Trong các nhóm chất sau, nhóm chất nào dễ dàng đi qua màng tế bào nhất?
A. Nhóm chất tan trong nước và có kích thước nhỏ.
B. Nhóm chất tan trong nước và có kích thước lớn.
C. Nhóm chất tan trong dầu và có kích thước nhỏ.
D. Nhóm chất tan trong dầu và có kích thước lớn.
D
Câu 3: Cơ chế vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao là cơ chế
vận chuyển chủ động  
vận chuyển thụ động
C. thẩm tách   
D. thẩm thấu
A
Câu 4: Môi trường đẳng trương là môi trường có nồng độ chất tan
A. Cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào
B. Bằng nồng độ chất tan trong tế bào
C. Thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào
D. Luôn ổn định
B
Câu 5: Ở sinh vật nhân sơ không có ti thể thì hô hấp tế bào diễn ra ở đâu?
A. ở tế bào chất và nhân tế bào
B. ở tế bào chất và màng nhân
C. ở tế bào chất và màng sinh chất 
D. ở nhân tế bào và màng sinh chất
C
Câu 6: Năng lượng chủ yếu của tế bào tồn tại
A. ở dạng tiềm ẩn trong các liên kết hóa học
B. dưới dạng nhiệt
C. dưới dạng điện năng
D. dưới dạng hoặc hóa năng hoặc điện năng
A
Câu 7: Nói về ATP, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Là một hợp chất cao năng
B. Là đồng tiền năng lượng của tế bào 
C. Là hợp chất chứa nhiều năng lượng nhất trong tế bào 
D. Được sinh ra trong quá trình chuyển hóa vật chất và sử dụng trong các hoạt động sống của tb
C
Câu 8: Số liên kết cao năng có trong 1 phân tử ATP là
A. 3 liên kết    B. 2 liên kết    C. 4 liên kết    D. 1 liên kết
B
Câu 9: Trong tế bào, năng lượng ATP được sử dụng vào các việc chính như:
(1) Phân hủy các chất hóa học cần thiết cho cơ thể
(2) Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào
(3) Vận chuyển các chất qua màng
(4) Sinh công cơ học
Những khẳng định đúng trong các khẳng định trên là
A. (1), (2)    B. (1), (3)    C. (1), (2), (3)    D. (2), (3), (4)
D
Câu 10: Cây xanh có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng. Quá trình chuyển hóa năng lượng kèm theo quá trình này là
A. Chuyển hóa từ hóa năng sang quang năng
B. Chuyển hóa từ quang năng sang hóa năng
C. Chuyển hóa từ nhiệt năng sang quang năng
D. Chuyển hóa từ hóa năng sang nhiệt năng
B
Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không phải của enzim? 
A. Là hợp chất cao năng
B. Là chất xúc tác sinh học
C. Được tổng hợp trong các tế bào sống
D. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng
A
Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đường được tạo ra trong pha sáng
B. Khí oxi được giải phóng trong pha tối
C. ATP sinh ra trong quang hợp là nguồn năng lượng lớn cung cấp cho tế bào
D. Oxi sinh ra trong quang hợp có nguồn gốc từ nước
D
Câu 13: Vùng cấu trúc không gian đặc biệt của enzim chuyên liên kết với cơ chất được gọi là
A. trung tâm điều khiển   B. trung tâm vận động
C. trung tâm phân tích   D. trung tâm hoạt động
D
Câu 14: Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách nào?
A. Điều khiển hoạt tính của enzim bằng cách tăng nhiệt độ
B. Điều khiển hoạt tính của enzim bằng các chất hoạt hóa hay ức chế
C. Điều khiển hoạt tính của enzim bằng cách giảm nhiệt độ
D. Điều khiển hoạt tính của enzim bằng các chất tham gia phản ứng
B
Câu 15: Năng lượng mà tế bào thu được khi kết thúc giai đoạn đường phân một phân tử glucozo là
A. 2ADP   B. 1ADP   C. 2ATP   D. 1ATP
C
*Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- GV chiếu câu hỏi và 4 lựa chọn.
- Đại diện các nhóm giơ bảng trả lời.
- Trả lời chính xác các nhóm dành được từ khoá quan trọng. Trả lời sai, các nhóm không dành được từ khoá.
15 từ khoá quan trọng:
Vận chuyển thụ động
Quang tổng hợp
ATP
Vận chuyển chủ động
Hoá tổng hợp
Truyền thông tin giữa các tế bào
Xuất, nhập bào
Phân giải hiếu khí
Quang hợp
Năng lượng
Đường phân
Dẫn truyền
Enzyme
Lên men
Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
*Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- Các nhóm tổng kết số từ khoá mà nhóm mình nhận được.
- GV tổng kết và nhận xét hoạt động của các nhóm.
2.Hoạt động 2. Hệ thống kiến thức
a.Mục tiêu:
SH 1.8.1, TCTH 6.3, GTHT 3, VĐST 3, CC 1.1
b.Nội dung: 
- Các nhóm tiến hành thảo luận nhóm 5 phút ghép các từ khoá đã thu được ở hoạt động 1 vào bảng hệ thống kiến thức GV cung cấp. 
- GV mời các nhóm trình bày ý tưởng của mình. Các nhóm khác nhận xét góp ý. 
c.Sản phẩm học tập: 
- Bảng hệ thống kiến thức chương 3 hoàn chỉnh. 
d.Tổ chức thực hiện: 
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV phát bảng hệ thống kiến thức chương 3. 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trong vòng 5 phút để ghép các từ khoá thu được ở hoạt động 1 vào bảng hệ thống kiến thức.
- GV yêu cầu HS hệ thống lại kiến thức dựa vào phần bài làm của nhóm.
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 	
- Các nhóm hoạt động nhóm để hoàn thành bảng hệ thống kiến thức. Lưu ý không dùng SGK.
*Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- GV yêu cầu 1-2 nhóm trình bày ý thưởng của mình. Các nhóm khác nhận xét, góp ý.
- GV gợi ý cho các nhóm không có đủ từ khoá: Nên điền từ gì vào những chỗ trống trong bảng hệ thống kiến thức. Với mỗi câu trả lời đúng, GV khen thưởng và dành 1 phần quà nhỏ cho nhóm.
*Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV tổng kết và nhận xét hoạt động của các nhóm.
- GV tổng kết kiến thức chương 3.
Hoạt động 3. Luyện tập
a. Mục tiêu
SH 1.8.2, Sh 3.1, TCTH 6.3, GTHT 3, VĐST 3, CC 1.1
b.Nội dung: 
GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo hình thức khăn trải bàn để làm các bài tập trong chủ đề.
GV tổ chức thi đua giữa các nhóm, với mỗi câu trả lời đúng, GV nhận xét và cho điểm. Cuối hoạt động, GV tổng kết điểm và khen thưởng các nhóm có thành tích xuất sắc.
c.Sản phẩm học tập: 
Câu trả lời theo nhóm của HS
d.Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 3.1. Hướng dẫn giải bài tập Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV phát phiếu học tập số 1. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
GV chiếu nội dung PHT. GV yêu cầu các nhóm thảo luận trong vòng 5 phút để hoàn thành nội dung bài tập:
Bài tập 2 SGK/84. Hình 1 mô tả quá trình vận chuyển qua màng sinh chất. hãy cho biết (1), (2), (3) là hình thức vận chuyển gì? Phân biệt các hình thức vận chuyển đó.
- Bài tập 3 SGK/84: Tại sao khi rửa rau, củ, quả, chúng ta không nên ngâm trong nước muối quá lâu?
*Thực hiện nhiệm vụ: 
- Các nhóm thảo luận trong vòng 5 phút và giơ bảng trả lời.	 
Đáp án PHT: 
BT2 SGK/84:
Khuyếch tán qua lớp phospholipid kép
Khuyếch tán qua kênh protein
Vận chuyển chủ động.
Khuyếch tán qua lớp phospholipid kép
Khuyếch tán qua kênh protein
Vận chuyển chủ động.
- Vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
- Không cần tiêu tốn năng lượng.
- Khuyếch tán trực tiếp qua lớp phospholipid.
- Các chất có khích thước nhỏ, không phân cực, tan trong lipid.
- Vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
- Không cần tiêu tốn năng lượng.
- Khuyếch tán qua kênh protein màng.
- Các chất có kích thước lớn, các chất phân cực, không tan trong lipid.
- Vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.
- Cần tiêu tốn năng lượng ATP.
- Khuyếch tán qua bơm protein đặc hiệu.
- Các chất cần thiết đối với tế bào.
BT3 SGK/84:
Nếu ngâm rau, quả trong nước muối qúa lâu sẽ làm mất nước trong rau, quả; làm giảm chất lượng.
Vì nước muối là môi trường ưu trương nên nước từ rau, quả sẽ vận chuyển ra ngoài tế bào; làm tế bào co nguyên sinh khiến rau, quả bị héo.
*Báo cáo, thảo luận: 
- GV yêu cầu đại diện 1-2 nhóm phát biểu, nhắc lại kiến thức về các hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. 
- GV nhận xét câu trả lời của các nhóm.	 
*Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét hoạt động của các nhóm. GV lưu ý một số kiến thức quan trọng trong nội dung Vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
Hoạt động 3.2. Hướng dẫn giải bài tập Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV phát phiếu học tập 2: chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào
GV chiếu phiếu học tập và yêu cầu HS thảo luận trong vòng 3 phút để hoàn thành nội dung PHT.
BT1/84: So sánh tốc độ hô hấp tế bào trong các trường hợp sau và giải thích.
Người đang chạy
Người đang ngủ
Người đang đi bộ
*Thực hiện nhiệm vụ: 
Các nhóm thảo luận trong vòng 3 phút giơ bảng trả lời.
*Báo cáo, thảo luận: 
GV yêu cầu 1-2 nhóm phát biểu, giải thích lý do chọn đáp án. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đáp án PHT: 
(b) < (c) < (a)
Giải thích: Tốc độ của quá trình hô hấp tỉ lệ thuận với nhu cầu năng lượng của cơ thể. Khi cơ thể hoạt động mạnh, tế bào cần nhiều năng lượng của cơ thể. Khi cơ thể hoạt động mạnh, tế bào cần nhiều năng lượng nên tốc độ hô hấp tế bào tạo ra năng lượng. Ngược lại, khi đang nghỉ ngơi khi ngủ, cơ thể cần ít năng lượng nên tốc độ hô hấp tế bào giảm.
*Kết luận, nhận định: 
GV nhận xét hoạt động của các nhóm. GV lưu ý nội nội dung chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào.
Hoạt động 3.3. Hướng dẫn giải bài tập Quá trình tổng hợp các chất – Quá trình phân giải các chất
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV phát phiếu học tập 3: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất
GV chiếu phiếu học tập và yêu cầu HS thảo luận trong vòng 5 phút để hoàn thành nội dung PHT.
BT5/84: Bổ sung thông tin vào hình 2 để hoàn thành sơ đồ về mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối của quá trình quang hợp.
*Thực hiện nhiệm vụ: 
Các nhóm thảo luận trong vòng 5 phút giơ bảng trả lời.
*Báo cáo, thảo luận: 
GV yêu cầu 1-2 nhóm phát biểu, giải thích lý do chọn đáp án. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đáp án PHT: 
*Kết luận, nhận định: 
GV nhận xét hoạt động của các nhóm. GV lưu ý nội nội dung Quá trình tổng hợp và phân giải các chất.
Hoạt động 3.4. Hướng dẫn giải bài tập Truyền thông tin giữa các tế bào.
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV phát phiếu học tập 4: Truyền thông tin giữa các tế bào
GV chiếu phiếu học tập và yêu cầu HS thảo luận trong vòng 3 phút để hoàn thành nội dung PHT.
BT6/84: Bằng cách nào tế bào có thể lựa chọn được những chất cần thiết để thực bào trong hàng loạt các chất xung quanh?
*Thực hiện nhiệm vụ: 
Các nhóm thảo luận trong vòng 3 phút giơ bảng trả lời.
Đáp án: Do trên màng có các thụ thể đặc hiệu với những chất nhất định nên tế bào có thể “lựa chọn” những chất cần thiết để đưa vào trong tế bào nhờ thực bào.
*Báo cáo, thảo luận: 
GV yêu cầu 1-2 nhóm phát biểu, giải thích lý do chọn đáp án. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
*Kết luận, nhận định: 
GV nhận xét hoạt động của các nhóm. GV lưu ý nội nội dung Truyền thông tin giữa các tế bào.
Hoạt động 4: Vận dụng – mở rộng. 
a.Mục tiêu: 
SH 1.8.2, Sh 3.1, TCTH 6.3, GTHT 3, VĐST 3, CC 1.1
b.Nội dung: 
Hoạt động cá nhân ở nhà: trả lời các câu hỏi 4,7/84 SGK. 
c.Sản phẩm học tập: 
Đáp án các câu hỏi.
d.Tổ chức thực hiện: 
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
	GV yêu cầu HS về nhà trả lời các câu hỏi vận dụng. 
*Thực hiện nhiệm vụ: 
	HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời vào vở bài tập. 
*Báo cáo kết quả: 
	GV có thể yêu cầu 1 vài HS nộp vở để chấm bài lấy điểm. 
*Kết luận, nhận định: GV thu bài và đánh giá bằng điểm số. 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_10_chan_troi_sang_tao_on_tap_chuong_3.docx