Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Ôn tập Chương 6

docx 9 trang phuong 12/11/2023 1010
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Ôn tập Chương 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Ôn tập Chương 6

Giáo án Sinh Học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Ôn tập Chương 6
Ngày soạn:
Tiết PPCT:
 ÔN TẬP CHƯƠNG 6
Môn: Sinh học 10
Thời gian thực hiện: 1 tiết 
I. MỤC TIÊU
Năng lực, phẩm chất
Mục tiêu dạy học
Mã hóa 
1. Về năng lực
a. Năng lực sinh học
Nhận thức sinh học
- Sử dụng sơ đồ để hệ thống các nội dung cơ bản của Chương 6.
SH 1.8
Tìm hiểu thế giới sống
- Thực hiện được các bài tập của chương.
SH 2.4
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
- Vận dụng kiến thức đã học tham gia giải quyết các nhiệm vụ ôn tập.
SH 3.1
b. Năng lực chung
Giao tiếp và hợp tác
- Phân tích các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm trong bài ôn tập chương.
GTHT 4
2. Về phẩm chất
Chăm chỉ
- Quan tâm đến bài tổng kết của cả nhóm, có ý vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng.
CC 1.2
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Loại thiết bị dạy học và học liệu
GV
HS
Thiết bị dạy học
Thiết bị CNTT, phần mềm
Microsoft Teams, PowerPoint, Padlet, Google Forms.
Microsoft Teams, PowerPoint, Padlet, Google Forms.
Thiết bị dạy học khác
05 tờ giấy A4, 01 tờ giấy A1 và 02 bút lông/1 nhóm
Bảng, bút lông
01 hộp màu sáp
Giấy A0
Học liệu
Học liệu số
Video virus gây bệnh
Trang Padlet: 
Tài liệu về virus gây bệnh và cách phòng tránh.
Hình ảnh của nhóm
Học liệu khác
Phiếu học tập số 1, 2, 3
Phiếu học tập đã hoàn thành 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHUNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học
Mục tiêu
Nội dung
dạy học trọng tâm
(của HS)
PPDH, KTDH
Phương pháp đánh giá
Hoạt động 1: 
Hệ thống hóa kiến thức
(15 phút)
SH 1.8
HS thảo luận nhóm, phân công nhiệm vụ hoàn thành trò chơi mảnh ghép. Từ đó, hoàn thành sơ đồ hệ thống hóa kiến thức.
Dạy học hợp tác
PP: Vấn đáp
Công cụ: Sơ đồ tư duy
Hoạt động 2: 
Hướng dẫn giải bài tập
(15 phút)
SH 2.4, SH 3.1, GTHT 4, CC 1.2
Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 thông qua việc hoàn thành các phiếu học tập 1, 2, 3
- Dạy học
theo nhóm.
- Kỹ thuật
khăn trải bàn
PP: Quan sát.
Công cụ: Phiếu
học tập
Hoạt động 3: Bài tập vận dụng
(15 phút)
SH 2.4, SH 3.1, GTHT 4, CC 1.2
Trả lời câu hỏi 4, 5
- Giao bài tập
PP trực quan.
Công cụ: Sản
phẩm hs (vở
bài tập, hình
ảnh...)
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiên thức
a. Mục tiêu:
SH 1.8
b. Nội dung
- GV chuẩn bị bảng hệ thống kiến thức phần virus dạng mảnh ghép, chia lớp thành 4 nhóm học tập.
- HS các nhóm tham gia trò chơi “mảnh ghép” để hoàn thành nội dung khái quát kiến thức chương.
c. Sản phẩm:
- Bảng hệ thống hóa kiến thức chương 6.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ cho HS xem lại nội dung kiến thức các bài đã học trong chương 6
- HS xem lại bài cũ ở nhà.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV chia lớp học thành 4 nhóm, phát bộ mảnh ghép cho các nhóm.
- Các thành viên của các nhóm học tập thảo luận, hoàn thành bảng khái quát kiến thức.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV tổng kết ý kiến kết luận. 
KHÁI NIỆM
Là thực thể sống, chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi, sống kí sinh nội bào bắt buộc.
Cơ chế gây bệnh của virus
Quá trình nhân lên trong tế bào chủ
Phân loại
Phương thức lây truyền
- Tăng cường sức khỏe, khả năng tự phòng chống virus của người, động vật và thực vật.
- Tìm hiểu triệu chứng, cơ chế lây lan để có biện pháp xử lí phù hợp.
- Cách li kịp thời các cá thể bị bệnh khỏi quần thể.
- Giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ.
- 
- Truyền ngang (từ cá thể này sang cá thể khác)
- Truyền dọc (từ mẹ sang con)
Sự nhân lên và lây lan của virus làm cho tế bào bị chết, mô bị tổn thương, dẫn đến nhiễm trùng cấp tính, mãn tính, thậm chí dẫn đến tử vong.
- 5 giai đoạn: hấp phụ→ xâm nhập→ lắp ráp→ sinh tổng hợp → phóng thích.
- Trong quá trình nhân lên có thể dẫn đến sự phá vỡ và làm chết tế bào (chu trình tan) hoặc hệ gên của virus có thể cài xen vào hệ gên của tế bào chủ mà không làm chết tế bào chủ (chu trình tiềm tan).
- Virus trần, virus có vỏ.
- Virus có cấu trúc khối, xoắn hay hỗn hợp.
- Sản xuất chế pẩm sinh học (insulin, interferon,)
- Trong y học (chữa bệnh, phòng chống virus,)
- Trong nông nghiệp (thuốc trừ sâu virus, tạo giống cây trồng kháng bệnh, chịu hạn,)
- Cơ chế: do đột biến gene.
- Hậu quả: lây nhiễm nhanh, vaccin hiện tại không còn tác dụng.
- Lõi nucleic acid: DNA hoặc RNA.
- Lớp vỏ: Vỏ capsit được cấu tạo từ các đơn vị protein là capsomer. Ngoài ra, một số virus có thêm vỏ ngoài.
Khái niệm
VIRUS VÀ ỨNG DỤNG
Ứng dụng của virus trong thực tiễn
Phòng tránh sự lây lan của virus
BIẾN THỂ CỦA VIRUS
Hoạt động 2: Hướng dẫn giải bài tập
a. Mục tiêu:
SH 2.4, SH 3.1, GTHT 4, CC 1.2
b. Nội dung: 
- HS thảo luận nhóm, hoàn thành các bài tập 1, 2, 3, 4, 5 – SGK trang 156.
- GV hướng dẫn HS thực hiện bài tập 1, 2,3 dưới dạng thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập 1, 2, 3 tương ứng với nội dung câu hỏi 1, 2, 3.
Phiếu học tập 1
Các loại virus
Ví dụ minh họa
Virus trần
Virus có vỏ
Virus có cấu trúc khối
Virus có cấu trúc xoắn
Virus có cấu trúc hỗn hợp
Phiếu học tập 2
Virus
Thụ thể
Virus trần
Virus có vỏ
Virus có cấu trúc khối
Virus có cấu trúc xoắn
Virus có cấu trúc hỗn hợp
Phiếu học tập 3
STT
Con đường lây truyền
Biện pháp phòng tránh
1
Đường hô hấp
2
Đường tiêu hóa
3
Đường tiếp xúc
4
Mẹ sang con
c. Sản phẩm học tập:
Câu trả lời của HS, nội dung phiếu học tập và trình bày của nhóm.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập:
- GV cho HS đọc thông tin phần khái quát kiến thức chương 6.
- GV phát PHT số 1, yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành PHT số 1.
- GV phát PHT số 2, 3 yêu cầu HS thảo luận nhóm theo kỹ thuật khăn trải bàn hoàn thành PHT số 2, 3.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao.
- Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm.
- Thảo luận hoàn thiện phiếu học tập và trình bày sản phẩm.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV mời đại diện HS trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét câu trả lời, hoạt động, sản phẩm và trình bày của các nhóm rồi kết luận.
Phiếu học tập 1
Các loại virus
Ví dụ minh họa
Virus trần
Virus Ebola, virus khảm thuốc lá, virus bại liệt,
Virus có vỏ
HIV, Hecpet,
Virus có cấu trúc khối
Bại liệt, HIV, mụn cơm,
Virus có cấu trúc xoắn
Đốm thuốc lá, cúm, sởi, dại, quai bị,
Virus có cấu trúc hỗn hợp
Đậu mùa, phage, 
Phiếu học tập 2
Virus
Thụ thể
Morbillivirus (virus sởi)
CD150
Rhabdovirus (virus dại)
Acetylcolin 
HIV
CD4
Virus Epsptein – Barr(EBV)
CR2
Virus Ebola
CD-SIGN
	Virus SAR – CoV2
ACE2
Virus viêm gan B
NTCP
 Phiếu học tập 3
STT
Con đường lây truyền
Biện pháp phòng tránh
1
Đường hô hấp
- Đeo khẩu trang.
- Tránh tập trung đông người.
- Giữ khoảng cách.
- .
2
Đường tiêu hóa
- Ăn chín uống sôi.
- Giữ vệ sinh cá nhân.
- 
3
Đường tiếp xúc
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
- Sống lành mạnh.
- Không dùng chung bơm kim tiêm, kiềm bấm móng tay,
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với các bệnh phẩm.
4
Mẹ sang con
- Tiêm vaccin đầy đủ trước khi mang thai.
- Kiểm tra sức khỏe định kì.
- 
3. Hoạt động 3: Bài tập vận dụng 
a. Mục tiêu
SH 2.4, SH 3.1, GTHT 4, CC 1.2
b. Nội dung: 
- HS thảo luận nhóm, hoàn thành các bài tập 4, 5 – SGK trang 156.
- GV hướng dẫn HS thực hiện bài tập 4, 5 thảo luận nhóm và giải quyết vấn đề.
c. Sản phẩm: 
Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao cho HS tìm hiểu các thông tin liên quan trước ở nhà để trả lời câu hỏi 4,5.
- HS chủ động nghiên cứu, tra cứu thông tin liên quan đến bài học.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV mời đại diện HS trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét câu trả lời, hoạt động, sản phẩm và trình bày của các nhóm rồi kết luận.
Câu hỏi 4: Tên các loại vaccin virus được sản xuất nhờ công nghệ tái tổ hợp
- Vaccin Covid 19: AstraZeneca, Gam-COVID-Vac (tên khác là SPUTNIK V), Vero Cell, Comirnaty của Pfizer/BioNTech, Vắc xin Spikevax (Tên khác là Moderna), vắc-xin Janssen, vắc-xin Hayat-Vax và vắc-xin Abdala
- Vaccin thủy đậu: Zoster vaccin.
- Vaccin ung thư cổ tử cung: Cervaix.
- Vaccin viêm gan B: Gene – Hbvax.
Câu hỏi 5: 
a. Rầy nâu là tác nhân gây bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.
b. Tốc độ lây lan của bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa là rất nhanh. Sự lây lan nhanh do mật độ lúa cao, diện tích nhiều, rầy nâu có thể theo gió phát tán đến những vùng chưa nhiễm bệnh. 
c. Biện pháp phòng bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa:
- Cày bừa, làm đất kỹ, vùi lấp tàn dư và nguồn bệnh; vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, dọn sạch các tàn dư và ký chủ trung gian của bệnh.
- Gieo cấy tập trung, đồng loạt cùng một cánh đồng, từng vùng để né rầy theo khuyến cáo của cán bộ chuyên ngành của địa phương.
- Sử dụng các giống lúa kháng bệnh, giống lúa cứng cây có khả năng chống chịu bệnh. - Chăm sóc hợp lý, tạo điều kiện cho cây lúa khoẻ (nhất là giai đoạn lúa non) để tăng cường sức đề kháng, chống chịu bệnh.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_10_chan_troi_sang_tao_on_tap_chuong_6.docx