Giáo án Tin Học 10 (Cánh Diều) - Chủ đề A (CS), Bài 3: Số hóa văn bản

docx 7 trang phuong 20/11/2023 1000
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin Học 10 (Cánh Diều) - Chủ đề A (CS), Bài 3: Số hóa văn bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin Học 10 (Cánh Diều) - Chủ đề A (CS), Bài 3: Số hóa văn bản

Giáo án Tin Học 10 (Cánh Diều) - Chủ đề A (CS), Bài 3: Số hóa văn bản
Tên bài dạy
CHỦ ĐỀ ACS: MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
 CS – BIỂU DIỄN THÔNG TIN
BÀI 3
SỐ HÓA VĂN BẢN
Môn học: Tin Học; Lớp: 10
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết một số bảng mã kí tự như ASCII, ASCII mở rộng, bảng mã chuẩn quốc tế Unicode là gì và chức năng của chúng.
- Biết được dữ liệu văn bản chứa thông tin về các kí tự kèm màu sắc, kiểu dáng, định dạng, 
- Biết vài khía cạnh lịch sử liên quan đến văn bản tiếng Việt trong máy tính.
2. Năng lực: 
- Năng lực chung:
+ Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
+ Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
- Năng lực riêng:
+ HS được phát triển tư duy và khả năng giải quyết được vấn đề, năng lực giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, tự chủ và tự học.
3. Phẩm chất: Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên 
- Chuẩn bị Bài giảng, máy chiếu, máy chiếu vật thể. 
2. Học sinh 
- Sách giáo khoa, vở ghi 
- Kiến thức đã học 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh
- Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi
- Sản phẩm: Từ yêu cầu Hs vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra 
- Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài
Trang văn bản có thể có nhiều chữ số. Em hãy cho biết các kí tự là chữ số thập phân “0”, “1”, , “9” được số hóa, chuyển thành dãy bit như thế nào
HS: trả lời câu hỏi
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu Bảng mã ASCII và bảng mã unicode
- Mục Tiêu: 	+ Nắm được ý nghĩa của bảng mã ASCII, unicode
- Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV
- Sản phẩm: Hs hoàn thành tìm hiều kiến thức
- Tổ chức thực hiện: 
Sản phẩm dự kiến
Hoạt động của giáo viên và học sinh
1. BẢNG MÃ ASCII 
- Trong máy tính mỗi kí tự được biểu diễn bằng một dãy bit. Dãy bit này được gọi là mã nhị phân của nó. Để thống nhất cần có quy định chung.
- Quy định đầu tiên là bảng mã ASCII – là bộ mã chuẩn của Mỹ để trao đổi thông tin.
+ Bảng mã ASCII chứa mã nhị phân của bộ chữ cái dùng trong tiếng Anh và một số kí hiệu khác.
+ Mã ASCII của một kí tự là dãy 7 bit, có thể biểu diễn 128 kí tự khác nhau.
+ Ngoài những kí tự in ra màn hình còn có những kí tự không in ra màn hình (gọi là kí tự điều khiển)
+ Tham khảo tại: 
- Bảng mã ASCII mở rộng: sử dụng mã nhị phân dài 8 bit, biểu diễn thêm được 128 kí tự nữa.
+ Mã nhị phân của những kí tự đã có trong bảng mã ASCII được thêm bit 0 vào trước để đủ độ dài 8 bit. Các kí tự mới thêm đều có mã nhị phân bắt đầu với bit 1.
+ Bảng mã ASCII mở rộng có thể biểu diễn 256 kí tự khác nhau
+ Tham khảo tại:
2. BẢNG MÃ UNICODE 
Bảng mã Unicode thống nhất chung việc mã hóa các kí tự cho tất cả các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới.
Tham khảo tại: 
*‌ ‌Bước‌ ‌1:‌ ‌Chuyển‌ ‌giao‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌
GV: Nêu đặt câu hỏi
Em hãy nêu ý nghĩa của bảng mã ASCII
Em hãy tìm trong bảng mã ASCII mở rộng và cho biết các kí tự “ấ”, “ẳ”, “ế”, “ệ”,  có trong bảng mã này không?
HS: Thảo luận, trả lời
*‌ ‌Bước‌ ‌2:‌ ‌Thực‌ ‌hiện‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌ ‌
 ‌+‌ ‌HS:‌ ‌Suy‌ ‌nghĩ,‌ ‌tham‌ ‌khảo‌ ‌sgk‌ ‌trả‌ ‌lời‌ ‌câu‌ ‌hỏi‌ ‌
+‌ ‌GV:‌ ‌quan‌ ‌sát‌ ‌và‌ ‌trợ‌ ‌giúp‌ ‌các‌ ‌cặp.‌ ‌ ‌
*‌ ‌Bước‌ ‌3:‌ ‌Báo‌ ‌cáo,‌ ‌thảo‌ ‌luận:‌ ‌ ‌
+‌ ‌HS:‌ ‌Lắng‌ ‌nghe,‌ ‌ghi‌ ‌chú,‌ ‌một‌ ‌HS‌ ‌phát‌ ‌
biểu‌ ‌lại‌ ‌các‌ ‌tính‌ ‌chất.‌ ‌ ‌
+‌ ‌Các‌ ‌nhóm‌ ‌nhận‌ ‌xét,‌ ‌bổ‌ ‌sung‌ ‌cho‌ ‌
nhau.‌ ‌ ‌
*‌ ‌Bước‌ ‌4:‌ ‌Kết‌ ‌luận,‌ ‌nhận‌ ‌định:‌ ‌‌GV‌ ‌
chính‌ ‌xác‌ ‌hóa‌ ‌và‌ ‌gọi‌ ‌1‌ ‌học‌ ‌sinh‌ ‌nhắc‌ ‌lại‌ ‌kiến‌ ‌thức‌ ‌
Hoạt động 2: Tìm hiểu mã kí tự, bộ kí tự và mã nhị phân
a) Mục tiêu: Nắm được ý nghĩa của mã kí tự, bộ kí tự và mã nhị phân 
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Sản phẩm dự kiến
Hoạt động của giáo viên và học sinh
3. MÃ KÍ TỰ, BỘ KÍ TỰ VÀ MÃ NHỊ PHÂN 
Con đường đi từ các kí tự cho đến mã nhị phân của nó được chia làm hai bước:
Bước thứ nhất: 
+ Cho tương ứng mỗi kí tự với một mã kí tự duy nhất, là một dãy kí số
+ Unicode gán 1 điểm mã duy nhất cho mỗi kí tự, kí hiệu, biểu tượng,  được dùng trong tất cả các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới.
+ Mỗi điểm mã có 1 tên gọi. Ví dụ điểm mã U+1EC7 là của kí tự “ệ”
+ Mỗi điểm mã được gán một tên gọi duy nhất (không thể thay đổi nữa)
+ Không gian mã Unicode được chia thành các khối, một khối mã sẽ được dành riêng cho một ngôn ngữ cụ thể.
+ Ví dụ: Từ “Việt Nam” có các điểm mã Unicode như Hình 1
Bước thứ hai: 
+ Chuyển từ mã kí tự thành dãy bit để máy tính xử lí được, gọi là mã hóa. Kết quả bước này là một dãy bit. Đây là mã nhị phân của kí tự.
+ Bảng mã Unicode chỉ thực hiện bước thứ nhất, sang bước thứ hai có nhiều cách triển khai thực hiện khác nhau.
+ Các bộ kí tự UTF-8, UTF-16, UTF-32 được hiểu là các chương trình thực thi khác nhau chuyển mã kí tự Unicode thành mã nhị phân
+ UTF viết tắt của từ tiếng Anh Unicode Transformation Format.
+ Số 8 nghĩa là dùng các khối 8 bit để biểu diễn một kí tự.
+ UTF-8 có khả năng mã hóa tất cả 1 112 064 điểm mã kí tự hợp lệ trong Unicode bằng cách sử dụng từ 1 đến 4 đơn vị mã 1 byte (8 bit). 
+ Nó được thiết kế để tương thích lùi với ASCII: 128 kí tự đầu tiên của Unicode, tương ứng 1 – 1 với ASCII, được mã hóa bằng cách sử dụng 1 byte duy nhất có cùng giá trị nhị phân như ASCII. Văn bản hợp lệ ASCII cũng là hợp lệ UTF-8. 
+ UTF-8 an toàn để sử dụng trong hầu hết các ngôn ngữ lập trình.
*‌ ‌Bước‌ ‌1:‌ ‌Chuyển‌ ‌giao‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌
GV: 
HS: Thảo luận, trả lời
HS: Lấy các ví dụ trong thực tế.
*‌ ‌Bước‌ ‌2:‌ ‌Thực‌ ‌hiện‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌ ‌
‌+‌ ‌HS:‌ ‌Suy‌ ‌nghĩ,‌ ‌tham‌ ‌khảo‌ ‌sgk‌ ‌trả‌ ‌lời‌ ‌câu‌ ‌hỏi‌ ‌
+‌ ‌GV:‌ ‌quan‌ ‌sát‌ ‌và‌ ‌trợ‌ ‌giúp‌ ‌các‌ ‌cặp.‌ ‌ ‌
*‌ ‌Bước‌ ‌3:‌ ‌Báo‌ ‌cáo,‌ ‌thảo‌ ‌luận:‌ ‌ ‌
+‌ ‌HS:‌ ‌Lắng‌ ‌nghe,‌ ‌ghi‌ ‌chú,‌ ‌một‌ ‌HS‌ ‌phát‌ ‌
biểu‌ ‌lại‌ ‌các‌ ‌tính‌ ‌chất.‌ ‌ ‌
+‌ ‌Các‌ ‌nhóm‌ ‌nhận‌ ‌xét,‌ ‌bổ‌ ‌sung‌ ‌cho‌ ‌
nhau.‌ ‌ ‌
*‌ ‌Bước‌ ‌4:‌ ‌Kết‌ ‌luận,‌ ‌nhận‌ ‌định:‌ ‌‌GV‌ ‌
chính‌ ‌xác‌ ‌hóa‌ ‌và‌ ‌gọi‌ ‌1‌ ‌học‌ ‌sinh‌ ‌nhắc‌ ‌lại‌ ‌kiến‌ ‌thức‌ 
Hoạt động 3: Tìm hiểu Dữ liệu văn bản và số hóa văn bản
a) Mục tiêu: Nắm được ý nghĩa của Dữ liệu văn bản và số hóa văn bản
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Sản phẩm dự kiến
Hoạt động của giáo viên và học sinh
4. DỮ LIỆU VĂN BẢN VÀ SỐ HÓA VĂN BẢN
Văn bản thần chữ (plain text):
Chỉ gồm các kí tự gõ nhập từ bàn phím khi soạn thảo văn bản.
Văn bản thuần chữ là một dãy các kí tự xếp liên tiếp từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Mỗi kí tự là một dãy bit.
Dữ liệu văn bản
Dữ liệu văn bản trong máy tính là một dãy bit biểu diễn các kí tự có kiểu dáng, màu sắc và các thông tin định dạng khác.
*‌ ‌Bước‌ ‌1:‌ ‌Chuyển‌ ‌giao‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌
GV: Làm theo hướng dẫn và trả lời câu hỏi:
1) Mở trình soạn thảo văn bản Notepad, nhập vào đúng 30 kí tự Latinh đơn giản liền nhau thành 1 dòng. Không gõ kí tự có dấu trong tiếng Việt. Lưu tệp với tên thuanchu.txt.
Tệp có kích thước bao nhiêu byte?
Mỗi kí tự là mấy byte?
2) Đóng Nptepad. Mở tệp thuanchu.txt bằng trình soạn thảo WordPad. Đổi màu chữ để có 3 dòng kí tự màu khác nhau. Lưu tệp thành dạng .rtf.
Tệp có kích thước bao nhiêu byte?
Tại sao kích thước tăng lên như vậy?
HS: Thảo luận, trả lời
HS: Lấy các ví dụ trong thực tế.
*‌ ‌Bước‌ ‌2:‌ ‌Thực‌ ‌hiện‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌ ‌
‌+‌ ‌HS:‌ ‌Suy‌ ‌nghĩ,‌ ‌tham‌ ‌khảo‌ ‌sgk‌ ‌trả‌ ‌lời‌ ‌câu‌ ‌hỏi‌ ‌
+‌ ‌GV:‌ ‌quan‌ ‌sát‌ ‌và‌ ‌trợ‌ ‌giúp‌ ‌các‌ ‌cặp.‌ ‌ ‌
*‌ ‌Bước‌ ‌3:‌ ‌Báo‌ ‌cáo,‌ ‌thảo‌ ‌luận:‌ ‌ ‌
+‌ ‌HS:‌ ‌Lắng‌ ‌nghe,‌ ‌ghi‌ ‌chú,‌ ‌một‌ ‌HS‌ ‌phát‌ ‌
biểu‌ ‌lại‌ ‌các‌ ‌tính‌ ‌chất.‌ ‌ ‌
+‌ ‌Các‌ ‌nhóm‌ ‌nhận‌ ‌xét,‌ ‌bổ‌ ‌sung‌ ‌cho‌ ‌
nhau.‌ ‌ ‌
*‌ ‌Bước‌ ‌4:‌ ‌Kết‌ ‌luận,‌ ‌nhận‌ ‌định:‌ ‌‌GV‌ ‌
chính‌ ‌xác‌ ‌hóa‌ ‌và‌ ‌gọi‌ ‌1‌ ‌học‌ ‌sinh‌ ‌nhắc‌ ‌lại‌ ‌kiến‌ ‌thức‌ 
Hoạt động 4: Tìm hiểu Kí tự tiếng Việt trong dữ liệu văn bản
a) Mục tiêu: Nắm được Kí tự tiếng Việt trong dữ liệu văn bản
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Sản phẩm dự kiến
Hoạt động của giáo viên và học sinh
5. KÍ TỰ TIẾNG VIỆT TRONG DỮ LIỆU VĂN BẢN
TCVN3
Là bảng mã tiêu chuẩn cũ của Việt Nam, dùng phông chữ có “.Vn” đứng đầu.
Bộ gõ tiếng Việt Unikey khá phổ biến hiện nay có công cụ dễ dàng chuyển đổi các văn bản theo tiêu chuẩn cũ sang dùng mã Unicode để phù hợp với tiêu chuẩn mới
*‌ ‌Bước‌ ‌1:‌ ‌Chuyển‌ ‌giao‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌
GV: 
Nhấn Ctrl + Shift + F6 để hiển thị bảng điều khiển của bộ gõ tiếng Việt Unikey; trong hộp Bảng mã nháy chuột vào nút mũi tên dấu trỏ xuống để mở ra danh sách các bảng mã có trong bộ gõ UniKey. Em hãy kể tên những bảng mã xuất hiện?
HS: Thảo luận, trả lời
HS: Lấy các ví dụ trong thực tế.
*‌ ‌Bước‌ ‌2:‌ ‌Thực‌ ‌hiện‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌ ‌
‌+‌ ‌HS:‌ ‌Suy‌ ‌nghĩ,‌ ‌tham‌ ‌khảo‌ ‌sgk‌ ‌trả‌ ‌lời‌ ‌câu‌ ‌hỏi‌ ‌
+‌ ‌GV:‌ ‌quan‌ ‌sát‌ ‌và‌ ‌trợ‌ ‌giúp‌ ‌các‌ ‌cặp.‌ ‌ ‌
*‌ ‌Bước‌ ‌3:‌ ‌Báo‌ ‌cáo,‌ ‌thảo‌ ‌luận:‌ ‌ ‌
+‌ ‌HS:‌ ‌Lắng‌ ‌nghe,‌ ‌ghi‌ ‌chú,‌ ‌một‌ ‌HS‌ ‌phát‌ ‌
biểu‌ ‌lại‌ ‌các‌ ‌tính‌ ‌chất.‌ ‌ ‌
+‌ ‌Các‌ ‌nhóm‌ ‌nhận‌ ‌xét,‌ ‌bổ‌ ‌sung‌ ‌cho‌ ‌
nhau.‌ ‌ ‌
*‌ ‌Bước‌ ‌4:‌ ‌Kết‌ ‌luận,‌ ‌nhận‌ ‌định:‌ ‌‌GV‌ ‌
chính‌ ‌xác‌ ‌hóa‌ ‌và‌ ‌gọi‌ ‌1‌ ‌học‌ ‌sinh‌ ‌nhắc‌ ‌lại‌ ‌kiến‌ ‌thức‌ 
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: HS đọc SGK làm các bài tập.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: 
Gv Cho HS nhắc lại KT:
Hs: Nhắc lại các vấn đề đã học
Câu 1. Lí do ra đời bảng mã chuẩn quốc tế Unicode là gì?
Câu 2. Em hãy tìm hiểu công cụ chuyển mã có trong bộ gõ tiếng Việt Unikey (Hình 2)
Câu 3. Bảng mã ASCII là gì?
Câu 4. Việc chuyển một kí tự thành mã nhị phân tương ứng gồm mấy bước? Bảng mã Unicode thực hiện bước nào?
Câu 5. Văn bản tiếng Việt hiện nay dùng bảng mã kí tự nào là đúng chuẩn quy định?
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
b. Nội dung:.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Gv đưa câu hỏi về nhà: 
Bài 4. Xem thông tin về cấu hình máy tính em đang sử dụng và cho biết:
Tốc độ của bộ xử lí
Dung lượng ổ đĩa cứng
Bài 5. Những thành tựu nào của ngành Tin học là nổi bật nhất? Tại sao?
Bài 6. Đơn vị đo tốc độ tính toán của máy tính là gì?
Bài 7. Với Internet, tin học đã có được những thành tựu nổi bật nào?
5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Hướng dẫn học bài cũ: 
- Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_10_canh_dieu_chu_de_a_cs_bai_3_so_hoa_van_ba.docx