Giáo án Tin Học 10 (Cánh Diều) - Chủ đề B, Bài 1: Mạng máy tính với cuộc sống
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Tin Học 10 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin Học 10 (Cánh Diều) - Chủ đề B, Bài 1: Mạng máy tính với cuộc sống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin Học 10 (Cánh Diều) - Chủ đề B, Bài 1: Mạng máy tính với cuộc sống
Tên bài dạy CHỦ ĐỀ B MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET INTERNET HÔM NAY VÀ NGÀY MAI BÀI 1 MẠNG MÁY TÍNH VỚI CUỘC SỐNG Môn học: Tin Học; Lớp: 10 Thời gian thực hiện: 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Trình bày được những thay đổi về chất lượng cuộc sống, phương thức học tập và làm việc mà mạng máy tính đem lại Nêu được những nguy cơ và tác hại mà Internet có thể gây ra. Trình bày được một số cách đề phòng những tác hại đó. Nêu được một vài cách phòng vệ khi bị bắt nạt trên mạng. biết cách tự bảo vệ dữ liệu của cá nhân. Trình bày được sơ lược về phần mềm độc hại. Sử dụng được một số công cụ thông dụng để ngăn ngừa và diệt phần mềm độc hại 2. Năng lực: - Năng lực chung: + Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. + Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên. - Năng lực riêng: + HS được phát triển tư duy và khả năng giải quyết được vấn đề, năng lực giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, tự chủ và tự học. 3. Phẩm chất: Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Chuẩn bị Bài giảng, máy chiếu, máy chiếu vật thể. 2. Học sinh - Sách giáo khoa, vở ghi - Kiến thức đã học. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) - Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh - Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi - Sản phẩm: Từ yêu cầu Hs vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra - Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài ? Lĩnh vực hay công cụ nào được kể ra dưới đây hoạt động dựa trên mạng máy tính? Internet vạn vật - Robot hút bụi thông minh - Điện thoại thông minh E-Learning - E-Banking - E-Government Xã hội tri thức và kinh tế tri thức HS: trả lời câu hỏi 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu mạng máy tính làm thay đổi thế giới - Mục Tiêu: Biết mạng máy tính nâng cao chất lượng cuộc sống, cung cấp những phương thức học tập, làm việc và sinh hoạt mới hiệu quả - Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV - Sản phẩm: Hs hoàn thành tìm hiều kiến thức - Tổ chức thực hiện: Sản phẩm dự kiến Hoạt động của giáo viên và học sinh 1. MẠNG MÁY TÍNH THAY ĐỔI THẾ GIỚI a) Mở rộng phương thức học tập Trong giáo dục, Internet mang lại cho học sinh một phương thức học mới và hiệu quả, đó là học trực tuyến Các nguồn học liệu mở cung cấp cho người học bài giảng, tài liệu tham khảo, bài tập, thí nghiệm ảo, bài kiểm tra. Học liệu mở (OpenCourseWare) là các tài liệu học tập được số hóa và có thể truy cập miễn phí trên mạng b) Mở rộng phương thức làm việc và nâng cao chất lượng công việc Internet đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội: + Internet không chỉ đem lại phương thức học tập mới mà còn mở rộng cả phương thức làm việc như: làm việc ở nhà, ở quán cà phê, hay khi đang ngồi trên máy bay, tàu xe. Giúp cải thiện năng suất lao động, giảm ách tắc giao thông, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại + Internet là kho tri thức và thông tin khổng lồ, hỗ trợ cho công việc trong hầu hết các ngành nghề trong mọi lĩnh vực + Internet thay đổi phương thức hoạt động của các cơ quan công quyền => những thủ tục hành chính công trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn + Internet tạo phương thức kinh doanh mới rất hiệu quả. + Với sự phát triển của Internet, thanh toán điện tử (E-Payment) xuất hiện và ngày càng phổ biến c) Nâng cao chất lượng cuộc sống Internet đã đem lại một số thay đổi có tính ưu việt và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống: + Giúp cập nhật tin tức nhanh chóng, sinh động tới mọi người + Giúp giao lưu với bạn bè người thân và cộng đồng qua mạng xã hội, trò chuyện qua mạng, phát trực tiếp trên mạng, + Cung cấp nhiều phương tiện và hình thức giải trí như xem ti vi, chơi game * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV: Nêu đặt câu hỏi Em hãy tìm và hiển thị một trang web học liệu? Em hãy so sánh tốc độ cập nhật thông tin, sự đa dạng của kênh thông tin giữa sách báo điện tử và sách báo giấy, đài phát thanh và truyền hình Em hãy so sánh các kênh liên lạc qua Internet như: email, chat, mạng xã hội với việc gửi thư qua bưu điện về các khía cạnh: chi phí, thời gian chuyển, mức độ thuận tiện cho người dùng. Em hãy nêu một số công việc đặc thù có thể cho phép nhân viên làm việc tại nhà thay vì phải tới công sở HS: Thảo luận, trả lời * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức Hoạt động 2: Tìm hiểu Những tác động tiêu cực của Internet a) Mục tiêu: Nắm được những tác động tiêu cực của internet để phòng tránh b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: Sản phẩm dự kiến Hoạt động của giáo viên và học sinh 2. NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA INTERNET - Internet mang lại lợi ích to lớn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ và tác hại nếu người sử dụng thiếu hiểu biết và bất cẩn. Chẳng hạn như: Lười suy nghĩ, động não Nghiện Internet Bị tiêm nhiễm thói xấu Bị lừa đảo qua mạng Bị bắt nạt qua mạng * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV: Em hiểu thế nào là bị bắt nạt qua mạng? Hãy nêu ví dụ. HS: Thảo luận, trả lời HS: Lấy các ví dụ trong thực tế. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức Hoạt động 3: Tìm hiểu lây nhiễm độc hại từ internet a) Mục tiêu: Nắm được cách tránh phần mềm độc hại b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: Sản phẩm dự kiến Hoạt động của giáo viên và học sinh 3. LÂY NHIỄM PHẦN MỀM ĐỘC HẠI TỪ INTERNET - Có nhiều loại phần mềm độc hại như: virus máy tính, sâu máy tính, phần mềm gián điệp, phần mềm quảng cáo - Biện pháp phòng tránh phần mềm độc hại Sử dụng phần mềm diệt virus Thường xuyên cập nhật hệ điều hành, trình quyệt và phần mềm diệt virus Chỉ sử dụng các phần mềm có nguồn gốc rõ ràng và trang web đáng tin cậy Không mở email từ địa chỉ lạ hay tải xuống tệp đính kèm không đáng tin cậy Không tò mò truy cập vào đường link lạ Sử dụng mật khẩu mạnh, thay đổi mật khẩu định kì, không nên dùng chỉ một mật khẩu cho nhiều tài khoản khác nhau. Khi đăng nhập trên máy tính không phải của mình thì tắt chế độ ghi nhớ thông tin đăng nhập Tránh sử dụng USB, thẻ nhớ, đĩa CD hay các thiết bị nhớ của người khác. Dùng phần mềm diệt virus để kiểm tra những thiết bị đó trước khi sử dụng - Ngoài ra cần chú ý: Không nên gửi các thông tin cá nhân quan trọng (mật khẩu, số thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng) qua thư điện tử Tránh đăng nhập máy tính công cộng (nới phần mềm gián điệp có thể ẩn náu) hoặc thông qua mạng Wi-Fi công cộng (dễ dàng bị tin tặc chiếm đoạt thông tin) Sao lưu những dữ liệu quan trọng và cất giữ bản sao tại nơi an toàn. Trong trường hợp cần thiết có thể đặt mật khẩu cho tệp dữ liệu Nên chọn biện pháp xác thực hai bước. * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV: Em hãy kể tên các loại phần mềm độc hại và cách phòng tránh? HS: Thảo luận, trả lời HS: Lấy các ví dụ trong thực tế. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung: HS đọc SGK làm các bài tập. c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện: Gv Cho HS nhắc lại KT: Hs: Nhắc lại các vấn đề đã học Bài 1. Những điều nào sau đây có thể khiến máy tính bị lây nhiễm phần mềm độc hại? 1) Tải về phần mềm tại trang web không đáng tin cậy 2) Dùng USB để sao chép tệp từ máy tính lạ mà không kiểm tra bằng phần mềm diệt virus 3) Nháy chuột vào một quảng cáo hấp dẫn rồi được chuyển tới một trang web lạ 4) Không cập nhật phần mềm diệt virus 5) Không cập nhật phiên bản Microsoft Office mới 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. b. Nội dung:. c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: Gv đưa câu hỏi về nhà: Câu 2: Trước kia một dịch vụ văn bản hoặc lời nói từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác là điều khó khăn. Ngày nay, với sự giúp đỡ của phần mềm dịch tự động có thể dễ dàng thực hiện việc đó. Em xếp phần mềm đó vào nhóm nào sau đây? A. Nâng cao chất lượng cuộc sống B. Mở rộng phương thức làm việc và nâng cao chất lượng công việc C. Mở rộng phương thức học tập D. Không thuộc nhóm nào Câu 3: Chọn phản ánh tác động tích cực của mạng máy tính? A. Khi làm bài tập về nhà, đầu tiên An vào mạng để tìm kiếm đáp án hoặc gợi ý có sẵn B. Nhờ học trực tuyến một cách có phương pháp, học lực của Bình được cài thiện rõ rệt C. Nhờ có hình thức thanh toán trực tuyến nên ngồi tại nhà người dân vẫn có thể mua được vé máy bay mà không cần đến tận nơi đại lí bán vé D. Người bị lộ thông tin cá nhân rất có thể bị đánh cắp tiền trong tài khoản ngân hàng 5. Hướng dẫn học sinh tự học: - Hướng dẫn học bài cũ: - Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
File đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_10_canh_dieu_chu_de_b_bai_1_mang_may_tinh_vo.docx