Giáo án Tin Học 10 (Cánh Diều) - Chủ đề B, Bài 2: Điện toán đám mây và Internet vạn vật
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Tin Học 10 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin Học 10 (Cánh Diều) - Chủ đề B, Bài 2: Điện toán đám mây và Internet vạn vật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin Học 10 (Cánh Diều) - Chủ đề B, Bài 2: Điện toán đám mây và Internet vạn vật
TÊN BÀI DẠY CHỦ ĐỀ B MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET INTERNET HÔM NAY VÀ NGÀY MAI BÀI 2: ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY VÀ INTERNET VẠN VẬT Môn học: Tin Học; Lớp: 10 Thời gian thực hiện: 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: So sánh được mạng LAN và Internet Nêu được một số dịch vụ cụ thể mà Điện toán đám mây cung cấp cho người dùng Nêu được khái niệm Internet vạn vật (Internet of Thing – IoT) Nêu được ví dụ cụ thể về thay đổi trong cuộc sống mà IoT đem lại.nPhát biểu được ý kiến cá nhân về lợi ích của IoT 2. Năng lực: - Năng lực chung: + Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. + Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên. - Năng lực riêng: + HS được phát triển tư duy và khả năng giải quyết được vấn đề, năng lực giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, tự chủ và tự học. 3. Phẩm chất: Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Chuẩn bị Bài giảng, máy chiếu, máy chiếu vật thể. 2. Học sinh - Sách giáo khoa, vở ghi - Kiến thức đã học III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) - Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh - Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi - Sản phẩm: Từ yêu cầu Hs vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra - Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài HS: trả lời câu hỏi 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu mạng LAN và Internet - Mục Tiêu: Biết phân biệt mạng LAN và mạng Internet - Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV - Sản phẩm: Hs hoàn thành tìm hiều kiến thức - Tổ chức thực hiện: Sản phẩm dự kiến Hoạt động của giáo viên và học sinh 1. SO SÁNH MẠNG LAN VÀ INTERNET Mạng LAN Internet Về quy mô địa lí - Kết nối các máy tính trong phạm vi nhỏ như: tòa nhà, - Kết nối các máy tính trên toàn thế giới Về phương thức kết nối - Có đường truyền riêng - Phải thuê bao dịch vụ đường truyền băng thông rộng Về sự sở hữu - Thuộc quyền sở hữu của một tổ chức - Không thuộc quyền sở hữu của bất kì ai Về tính ổn định - Độ ổn định cao - Độ ổn định thấp * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV: Nêu đặt câu hỏi Mạng LAN và internet khác nhau như nào? Em hãy cho biết cách mà mỗi tổ chức lưu trữ dữ liệu trước đây như thế nào? HS: Thảo luận, trả lời * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức Hoạt động 2: Tìm hiểu Điện toán đám mây a) Mục tiêu: Nắm được các dịch vụ điện toán đám mây thông dụng b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: Sản phẩm dự kiến Hoạt động của giáo viên và học sinh 2. ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY Trước đây, mỗi cơ quan tự xây dựng hệ thống cung cấp các dịch vụ lưu trữ, xử lí dữ liệu, email, .. Để làm được điều đó, mạng LAN cần phải được trang bị: Máy chủ (server) Máy chủ cài phần mềm mạng => Có nhiều nhược điểm Mỗi cơ quan tự xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ theo cách riêng => không giao dịch được giữa hai cơ quan do hệ thống dịch vụ không tương thích Tốn kém chi phí thiết lập và bảo trì hệ thống mạng Ban đầu cơ quan phải tốn thời gian để xây dựng hệ thống mạng LAN. Mỗi khi cần thay đổi dịch vụ thì lại phải tốn thời gian để sửa chữa Lãng phí công suất của máy móc và đường truyền Điện toán đám mây (Cloud Computing), mô hình cung cấp dịch vụ thông qua Internet Các công ty điện toán đám mây có sẵn nguồn tài nguyên to lớn (máy chủ, đường truyền và các phần mềm mạng) Dịch vụ được công ty điện toán đám mây cung cấp ngay khi có yêu cầu, với chi phí rẻ hơn, chất lượng dịch vụ cao hơn và có tính tương thích rộng hơn * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV: Em hãy cho biết cách mà mỗi tổ chức lưu trữ dữ liệu trước đây như thế nào? ? Em hãy tìm kiếm và cho biết: tên nhà cung cấp dịch vụ, dung lượng miễn phí, cách tính chi phí của một trong các dịch vụ lưu trữ của Điện toán đám mây thông dụng hiện nay (như: Dropbox, Google Drive, OneDrive, Box, ) HS: Thảo luận, trả lời HS: Lấy các ví dụ trong thực tế. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức Hoạt động 3: Tìm hiểu Internet vạn vật a) Mục tiêu: Nắm được các dịch vụ điện toán đám mây thông dụng b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: Sản phẩm dự kiến Hoạt động của giáo viên và học sinh 3. INTERNET VẠN VẬT a) Giao thông thông minh b) Nhà thông minh c) Nông nghiệp thông minh d) Y tế thông minh e) Khái niệm Internet vạn vật Các thiết bị thông minh và nhiều hệ thống tiên tiến khác đều được xây dựng trên cơ sở của IoT. IoT: hệ thống liên mạng bao gồm các phương tiện và vật dụng, các thiết bị thông minh. Các thiết bị đó được gắn các cảm biến, được cài đặt phần mềm chuyên dụng giúp chúng có thể tự động kết nối, thu thập và trao đổi dữ liệu trên cơ sở hạ tầng Internet mà không nhất thiết phải có sự tương tác trực tiếp giữa con người với con người hay con người với máy tính. => IoT tạo ra một cuộc cách mạng công nghệ đang tác động, làm thay đổi cuộc sống và công việc của con người * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV: ? Giả sử em được giao nhiệm vụ thiết kế ô tô tự lái, hãy nêu những khả năng mà em muốn trang bị cho xe ngoài khả năng tự động nhận dạng chướng ngại vật. HS: Thảo luận, trả lời HS: Lấy các ví dụ trong thực tế. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung: HS đọc SGK làm các bài tập. c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện: Gv Cho HS nhắc lại KT: Hs: Nhắc lại các vấn đề đã học Câu 1: Trong các câu sau đây, câu nào sai? A. Phạm vi kết nối và hoạt động của mạng LAN nhỏ hơn Internet B. Nếu mất kết nối Internet thì các máy tính trong mạng LAN vẫn liên lạc được với nhau C. Phải có mạng LAN mới xây dựng được IoT D. Điện toán đám mây cung cấp những dịch vụ tốt hơn so với những dịch vụ mà các cơ quan tự xây dựng. 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. b. Nội dung:. c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: Gv đưa câu hỏi về nhà: Câu 2: Điện toán đám mây không thể cung cấp những dịch vụ nào trong các dịch vụ sau đây? A. Dịch vụ ứng dụng dữ liệu B. dịch vụ thư tín điện tử C. Dịch vụ bảo trì phần cứng và phần mềm tại gia đình D. Dịch vụ cung cấp máy chủ E. Dịch vụ cung cấp các ứng dụng văn phòng 5. Hướng dẫn học sinh tự học: - Hướng dẫn học bài cũ: - Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
File đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_10_canh_dieu_chu_de_b_bai_2_dien_toan_dam_ma.docx