Giáo án Tin Học 10 (Cánh Diều) - Chủ đề E (ICT), Bài 2: Một số kĩ thuật thiết kế sử dụng vùng chọn, đường dẫn và các lớp ảnh
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Tin Học 10 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin Học 10 (Cánh Diều) - Chủ đề E (ICT), Bài 2: Một số kĩ thuật thiết kế sử dụng vùng chọn, đường dẫn và các lớp ảnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin Học 10 (Cánh Diều) - Chủ đề E (ICT), Bài 2: Một số kĩ thuật thiết kế sử dụng vùng chọn, đường dẫn và các lớp ảnh
Tên bài dạy CHỦ ĐỀ EICT ỨNG DỤNG TIN HỌC. ICT – PHẦN MỀM THIẾT KẾ ĐỒ HỌA BÀI 2 MỘT SỐ KĨ THUẬT THIẾT KẾ SỬ DỤNG VÙNG CHỌN, ĐƯỜNG DẪN VÀ CÁC LỚP ẢNH Môn học: Tin Học; Lớp: 10 Thời gian thực hiện: 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Thực hiện được các thao tác cơ bản đối với lớp, vùng chọn và đường dẫn Biết và thực hiện được một số kĩ thuật thiết kế dựa trên lớp, vùng chọn và đường dẫn. 2. Năng lực: - Năng lực chung: + Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. + Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên. - Năng lực riêng: + HS được phát triển tư duy và khả năng giải quyết được vấn đề, năng lực giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, tự chủ và tự học. 3. Phẩm chất: Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Chuẩn bị Bài giảng, máy chiếu, máy chiếu vật thể. 2. Học sinh - Sách giáo khoa, vở ghi - Kiến thức đã học III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) - Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh - Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi - Sản phẩm: Từ yêu cầu Hs vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra - Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài Khi thiết kế một sản phẩm đồ họa có nên đưa tất cả các đối tượng vào cùng một lớp ảnh không? Tại sao ? HS: trả lời câu hỏi 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Khám phá các lớp ảnh - Mục Tiêu: + Biết sử dụng phần mềm thiết kế đồ họa - Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV - Sản phẩm: Hs hoàn thành tìm hiều kiến thức - Tổ chức thực hiện: Sản phẩm dự kiến Hoạt động của giáo viên và học sinh 1. Khám phá các lớp ảnh - Khi thiết kế một đối tượng đồ họa mới, ví dụ như lá cờ, ngôi sao, cán cờ, chúng mặc định được tạo trên lớp đang chọn. Cùng với lớp, chúng tạo thành một đối tượng hợp nhất nên khó chỉnh sửa từng đối tượng. Do đó, mỗi đối tượng nên được tạo trên một lớp riêng. - Ví dụ, nếu lá cờ và ngôi sao cùng được tạo trong một lớp ảnh thì chúng tạo thành một đối tượng duy nhất, không thuận lợi cho việc chỉnh sửa riêng lá cờ hay ngôi sao. GIMP cung cấp các lệnh làm việc với lớp như: thêm, xóa, nhân đôi lớp, ẩn hoặc hiện và thay đổi thứ tự các lớp (Hình 2). * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV: Nêu đặt câu hỏi Trong logo “Cờ cổ động” (Hình 1a), một bạn vô tình thay đổi thứ tự một lớp ảnh của logo làm lá cờ trên logo bị biến mất (Hình 1c). Thứ tự mới của các lớp ảnh như Hình 1b. Em hãy đoán xem bạn đó thay đổi thứ tự lớp ảnh nào. Thứ tự ban đầu của nó là gì ? HS: Thảo luận, trả lời * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức Hoạt động 2: Tìm hiểu Một số kĩ thuật thiết kế làm việc với các lớp ảnh a) Mục tiêu: Nắm được Một số kĩ thuật thiết kế làm việc với các lớp ảnh b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: Sản phẩm dự kiến Hoạt động của giáo viên và học sinh 2. Một số kĩ thuật thiết kế làm việc với các lớp ảnh a) Thiết kế trên lớp bản sao - Nhiều khi cần thực hiện lệnh nhân đôi vì lớp bản sao được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. - Ví dụ, ở Hình 3a, đường nền màu trắng dài trên nơ của hộp quà được tạo trên lớp riêng, việc nhân đôi nó nhiều lần rồi di chuyển các lớp mới đến vị trí phù hợp sẽ nhận được kết quả như Hình 3b. - Đôi khi, bản sao của đối tượng được chỉnh sửa lại để kết hợp với đối tượng ban đầu. Ví dụ, sau khi nhân đôi lớp văn bản màu đen (Hình 3c), lớp bản sao được tô lại thành màu xám rồi di chuyển sang phải và xuống dưới văn bản màu đen sẽ nhận được kết quả như Hình 3d. b) Hướng tập trung vào một lớp Bên trái tên lớp có biểu tượng hình con mắt. Nháy chuột vào đó sẽ tắt (hoặc bật) con mắt để ẩn (hoặc hiện) lớp. Ví dụ, sau khi nhân đôi lớp văn bản chữ màu đen, lớp bản sao sẽ trùng khít với lớp cũ, không thể phân biệt được lớp mới và lớp cũ. Do vậy phải tạm ẩn lớp ban đầu trước khi tô màu xám cho lớp bản sao (Hình 4). c) Sắp xếp lại các lớp - Việc thay đổi thứ tự các lớp sẽ tạo ra sự thay đổi của ảnh hợp thành của chúng ở cửa sổ ảnh. - Chẳng hạn, sau khi nhân đôi một lớp, lớp bản sao mặc định được tạo ra ở bên trên nó. Sau khi tô xám (shadow) cho lớp bản sao để thể hiện bóng của văn bản (Hình 5a), kết quả không hợp lý vì đáng lẽ phần bóng phải chìm dưới văn bản. Do vậy, chuyển lớp bản sao xuống dưới lớp gốc thì kết quả nhận được sẽ hợp lý hơn (Hình 5b). * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV: HS: Thảo luận, trả lời HS: Lấy các ví dụ trong thực tế. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức Hoạt động 3: Tìm hiểu sử dụng vùng chọn a) Mục tiêu: Nắm được một số thao tác với vùng chọn b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: Sản phẩm dự kiến Hoạt động của giáo viên và học sinh 3. Sử dụng vùng chọn a) Vùng chọn và các công cụ tạo vùng chọn: - Vùng chọn giúp xử lý riêng biệt một vùng nào đó trên ảnh, ví dụ như: tô màu, vẽ hình. - Hai công cụ phổ biến nhất để tạo vùng chọn hình chữ nhật và hình Elip tương ứng là Rectangle Select và Ellipse Select. Để tạo một vùng chọn, nháy chuột vào công cụ tạo vùng chọn, chọn cấp thuộc tính của công cụ rồi kéo thả chuột để xác định vùng chọn trên ảnh. Nếu giữ kèm phím Shift trong thao tác kéo thả chuột thì vùng chọn sẽ là hình vuông hoặc hình tròn. Nếu giữa kèm theo phím Ctrl thì vùng chọn sẽ nhận tâm là điểm đầu tiên nhấn chuột trong thao tác kéo thả chuột. b) Một số thao tác cơ bản với vùng chọn: Đảo ngược vùng chọn bằng lệnh Select/Invert. Khi đó, một vùng chọn mới thay thế vùng chọn cũ và chứa tất cả các đối tượng loại trừ đối tượng thuộc vùng chọn cũ. Co và giãn vùng chọn cũ bằng lệnh Shrink hoặc Grown trong bảng chọn Edit. Đơn vị co giãn là số Pixel được xác định trong hộp thoại xuất hiện sau đó Xóa vùng chọn bằng cách nhấn phím Delete. Ảnh trong vùng chọn bị xóa nhưng vùng chọn vẫn đang hoạt động Bỏ vùng chọn bằng lệnh Select\None. Khi đó không có bất kì vùng ảnh hay đối tượng nào được chọn. Chú ý: Vùng chọn không thuộc bất kì lớp ảnh nào. Các thao tác với vùng chọn tác động vào lớp ảnh đang được chọn nhưng trong phạm vi được xác định bởi vùng chọn. * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV: HS: Thảo luận, trả lời HS: Lấy các ví dụ trong thực tế. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức Hoạt động 4: Tìm hiểu một số kĩ thuật thiết kế sử dụng vùng chọn a) Mục tiêu: Nắm được thao tác tạo đường viền, lồng hình b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: Sản phẩm dự kiến Hoạt động của giáo viên và học sinh 4. Một số kĩ thuật thiết kế sử dụng vùng chọn a) Tạo đường viền Bước 1. Thêm một lớp mới, chọn lớp này và xác định một vùng chọn hình tròn (Hình 6b) Bước 2. Trên lớp vừa tạo, tô màu cho vùng chọn (Hình 6c) Bước 3. Co vùng chọn với số pixel bằng độ dày của đường viền cần tạo Bước 4. Xóa vùng chọn sau khi co rồi bỏ vùng chọn (Hình 6c) b) Lồng hình - Tại một số điểm giao cắt giữa hai đối tượng lồng nhau, đối tượng này phải ở trên (hoặc ở dưới) đối tượng kia Ví dụ: - Cách thực hiện thao tác lồng hình tại một điểm giao cắt giữa hai hình. Bước 1. Chọn lớp cần đưa hình ảnh của nó lên trên hình ảnh của lớp kia tại điểm giao cắt. Ví dụ, chọn lớp Vòng 1. Bước 2. Tạo một vùng chọn tại điểm giao cắt sao cho nó bao quanh phần hình ảnh đối tượng cần đưa nó lên trên đối tượng kia, ví dụ như ở Hình 8a. Bước 3. Nhấn liên tiêp hai tổ hợp phím Ctrl + C và Ctrl + V để thực hiện sao chép hình ảnh của lớp đang chọn tại vùng chọn. Một lớp động (Floating Section) xuất hiện như Hình 8b. Nháy đúp chuột vào lớp này và đổi tên lớp để tạo một lớp mới thay thế lớp động. Di chuyển lớp mới lên trên lớp đối tượng cần đưa nó xuống dưới (Hình 8c). Ví dụ, sau khi đưa lớp Mảnh vòng 1 lên ta được kết quả mong đợi như Hình 7c. * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV: HS: Thảo luận, trả lời HS: Lấy các ví dụ trong thực tế. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức Hoạt động 5: Tìm hiểu cách Sử dụng đường dẫn (Paths) a) Mục tiêu: Nắm được thao tác tạo đường dẫn b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: Sản phẩm dự kiến Hoạt động của giáo viên và học sinh 5. Sử dụng đường dẫn (Paths) a) Đường dẫn và cách tạo đường dẫn - Để vẽ hình có hình dạng tùy ý cần sử dụng đường dẫn (Paths). - Cách tạo đường dẫn Bước 1. Nhảy chuột vào công cụ Paths. Bước 2. Lần lượt nháy chuột tại các điểm (gọi là các điểm mốc), theo thứ tự đó chúng tạo thành đường dẫn cần vẽ. Nếu kéo thả điểm mốc cuối cùng trùng với điểm mốc đầu tiên thì sẽ nhận được đường dẫn khép kín (xem Hình 9a). Bước 3. Khi một đường dẫn được tạo ra, biểu tượng của nó sẽ xuất hiện trong bảng quản lí đường dẫn Paths (Hình 9b). Nháy đúp chuột vào tên đường dẫn để gõ tên mới cho nó (Hình 9c) b) Thiết kế và chỉnh sửa đường dẫn - Công cụ Paths có 2 chế độ: chế độ thiết kế (Design) và chế độ chỉnh sửa (Edit) đường dẫn. Chế độ thiết kế hỗ trợ các thao tác được mô tả trong Hình 10a, 10b, 10c. Chế độ chỉnh sửa hỗ trợ các thao tác trong Hình 10b , 10d Uốn cong đoạn nối: Kéo thả một điểm nào đó trên đoạn nối giữa hai điểm mốc để làm cong đoạn nối (xuất hiện hai tiếp tuyến với đường cong tại hai đầu mút của nó) (Hình 10a) . Điều chỉnh tiếp tuyến của đường cong: Kéo thả chuột tại điểm đầu tiếp tuyến của đường cong sẽ thay đổi hưởng và độ dài của chúng, làm thay đổi hình dạng đường cong (Hình 10b). Di chuyển điển mốc: Kéo thả chuột từ điểm mốc đến vị trí khác để thay đổi hình dạng của các đường nối với điểm này (Hinh l0c) . Thêm Điểm mốc: Nháy chuột vào một vị trí trên đường cong để thêm đểm mốc. xuất hiện hai tiếp tuyến tại đó. Các tiếp tuyến dùng để điều chỉnh hình dạng của đường cong (Hình 10d) Muốn hiện lại một đường dẫn đã tạo trước đó để chỉnh sửa lại, trong bảng quản lí đường dẫn, nháy chuột phải vào biểu tượng đường dẫn và chọn lệnh Edit Path c) Các theo tác cơ bản đối với đường dẫn - Chuyển đổi giữa đường dẫn và vùng chọn: C1. Dùng lệnh: Select\From Path C2. Nháy chuột vào nút lệnh Selection From Path - Chuyển một vùng chọn thành một đường dẫn: Select\To Path - Tạo nét vẽ theo đường dẫn: B1. Nháy chuột vào nút lệnh Stroke Path ở bảng tùy chọn B2. Nhập số pixel biểu thị độ dày của nét vẽ. Màu của nét vẽ là màu FG - Tô màu vùng đường dẫn : Nháy chuột vào nút lệnh Fill Path trong bảng tùy chọn. Màu được tô mặc định là màu FG * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV: HS: Thảo luận, trả lời HS: Lấy các ví dụ trong thực tế. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức ? Hãy tìm hiểu về các thao tác cơ bản đối với đường dẫn. Từ đó cho biết: Trong các hình bên, em vẽ được những hình nào? Hãy trình bày cách vẽ chúng Hoạt động 6: Tìm hiểu Kĩ thuật thiết kế “Cắt xén chi tiết thừa” a) Mục tiêu: Nắm được thao tác cắt xén chi tiết thừa b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: Sản phẩm dự kiến Hoạt động của giáo viên và học sinh 6. Kĩ thuật thiết kế “Cắt xén chi tiết thừa” B1. Xác định vùng chọn để khoang vùng chỗ cần cắt xén B2. Chọn lớp chứa hình ảnh và xóa vùng chọn B3. Bỏ vùng chọn Ví dụ: Cắt xén hình để nó giống như phần đầu của một dải nơ B1. Vùng cần cắt được xác định bởi một đường dẫn B2. Đường dẫn này được chuyển thành vùng chọn để xóa vùng chọn B3. Bỏ vùng chọn * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV: HS: Thảo luận, trả lời HS: Lấy các ví dụ trong thực tế. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức Hoạt động 7: Thực hành a) Mục tiêu: Nắm được các thao tác cơ bản b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: Sản phẩm dự kiến Hoạt động của giáo viên và học sinh Bài 1. Thiết kế các hình tròn đồng tâm như Hình 12 Hướng dẫn thực hiện - Dùng kĩ thuật tạo đường viền để tạo các hình tròn theo thứ tự từ ngoài vào trong. Mỗi hình tròn được tạo trên một lớp riêng. - Gợi ý như Hình 13 Bài 2. Thiết kế hình tròn và hình vuông lồng nhau Em hãy thiết kế hình tròn và hình vuông lồng nhau như Hình 14. Hướng dẫn thực hiện Trước hết sử dụng kĩ thuật tạo đường viên để tạo hình tròn và hình vuông (đồng tâm). Giả sử lớp Hình vuông ở trên lớp Hình tròn (Hình 15a). Quay hình vuông để được kết quả như Hình 15b. Sử dụng kỹ thuật lồng hình để đưa hình vuông xuống dưới hình tròn tại 4 điểm giao cắt. Hình 16 gợi ý quá trình thực hiện lồng hình tại điểm giao cắt thứ nhất. Các điểm giao cắt còn lại thực hiện tương tự. * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV: HS: Thảo luận, trả lời HS: Lấy các ví dụ trong thực tế. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung: HS đọc SGK làm các bài tập. c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện: Gv Cho HS nhắc lại KT: Hs: Nhắc lại các vấn đề đã học: Trong các phần mềm thiết kế đồ họa, ví dụ như GIMP: Khái niệm: Cửa sổ ảnh hiển thị hợp thành của các lớp ảnh. Vùng chọn dùng để xử lí một vùng nào đó trên ảnh. Đường dẫn dùng để vẽ hình và có thể chuyển đổi với vùng chọn. Các kĩ thuật thiết kế cơ bản: Sử dụng các lệnh làm việc với lớp ảnh: thiết kế trên lớp bản sao, hướng tập trung vào một lớp, sắp xếp lại các lớp Sử dụng vùng chọn: tạo đường viền, lồng hình. Sử dụng kết hợp đường dẫn và vùng chọn để cắt xén chi tiết thừa. Bài 1. Em hãy thiết kế logo “10A5 ICT GROUP” như Hình 17. Gợi ý thực hiện Trước hết thực hiện theo hướng dẫn của Bài 2 để tạo khung logo gồm hình vuông và hình tròn lồng nhau. Tô màu gradient cho nền logo và chèn các văn bản vào trong khung logo theo yêu cầu để nhận được kết quả như Hình 18. Dải nơ bên trái logo được thiết kế bắt đầu từ việc tạo một vùng chọn hình elip trên một lớp mới và tô màu như Hình 19a. Từ hình elip này, tiến hành cắt xén thành dải nơ theo kĩ thuật cắt xén. Các vùng chọn được xác định trong quá trình cắt xén hình elip được gợi ý như trong Hình 19. Trong đó Hình 19c và Hình 19d minh họa các đường dẫn khoanh vùng chi tiết thừa trước khi chuyển nó thành vùng chọn để xóa. 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. b. Nội dung:. c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: Gv đưa câu hỏi về nhà: Bài 2. Em đồng ý với những phát biểu nào sau đây? Trong phần mềm thiết kế đồ họa, ví dụ như phần mềm GIMP Để cho đơn giản, nên thiết kế các đối tượng đồ họa trên cùng một lớp ảnh Một số chi tiết của một lớp ảnh có thể không nhìn thấy trong ảnh hợp thành Không cần có lệnh chuyển đổi giữa đường dẫn và vùng chọn Các kĩ thuật thiết kế với sự hỗ trợ của các lệnh làm việc với lớp ảnh có thể giúp giảm thời gian thiết kế hoặc thay đổi sự hiển thị của ảnh hợp thành 5. Hướng dẫn học sinh tự học: - Hướng dẫn học bài cũ: - Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
File đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_10_canh_dieu_chu_de_e_ict_bai_2_mot_so_ki_th.docx