Giáo án Tin Học 10 (Cánh Diều) - Chủ đề F, Bài 11: Thực hành lập trình với hàm và thư viện
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Tin Học 10 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin Học 10 (Cánh Diều) - Chủ đề F, Bài 11: Thực hành lập trình với hàm và thư viện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin Học 10 (Cánh Diều) - Chủ đề F, Bài 11: Thực hành lập trình với hàm và thư viện
Tên bài dạy CHỦ ĐỀ F: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH LẬP TRÌNH CƠ BẢN BÀI 11 THỰC HÀNH LẬP TRÌNH VỚI HÀM VÀ THƯ VIỆN Môn học: Tin Học; Lớp: 10 Thời gian thực hiện: 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Chạy và kiểm thử được chương trình Rèn luyện được kĩ năng viết chương trình có khai báo và gọi hàm Tìm hiểu và sử dụng được hàm time có trong thư viện 2. Năng lực: - Năng lực chung: + Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. + Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên. - Năng lực riêng: + HS được phát triển tư duy và khả năng giải quyết được vấn đề, năng lực giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, tự chủ và tự học. 3. Phẩm chất: Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Chuẩn bị Bài giảng, máy chiếu, máy chiếu vật thể. 2. Học sinh - Sách giáo khoa, vở ghi - Kiến thức đã học III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) - Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh - Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi - Sản phẩm: Từ yêu cầu Hs vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra - Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu Bài 1. Giải phương trình - Mục Tiêu: + Biết máy tính tính toán nhanh + Biết quan hệ giữa thông tin và dữ liệu - Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV - Sản phẩm: Hs hoàn thành tìm hiều kiến thức - Tổ chức thực hiện: Sản phẩm dự kiến Hoạt động của giáo viên và học sinh BÀI 1. GIẢI PHƯƠNG TRÌNH Chương trình cho trong Hình 1 nhằm tạo một bảng chọn việc, để người chạy chương trình chọn cho máy tính giúp giải phương trình bậc nhất hay giải phương trình bậc hai. Em hãy đưa khai báo của các hàm thực hiện hai việc nói trên và các lời gọi chúng vào đúng chỗ trong chương trình. Sau đó hãy chạy thử chương trình với một số dữ liệu đầu vào khác nhau để kiểm thử chương trình. => def GPTB1(a,b): if a == 0: if b == 0: print("PT có vô số nghiệm") else: print("PT vô nghiệm") else: print("PT có 1 nghiệm duy nhất x =",-b/a) def GPTB2(a,b,c): if a == 0: if b == 0: if c == 0: print("PT có vô số nghiệm") else: print("PT vô nghiệm") else: print("PT có nghiệm x =",-c/b) else: d = b*b - 4*a*c if d < 0: print("PT vô nghiệm") elif d == 0: print("PT có nghiệm kép x =",-b/(2*a)) else: print("PT có 2 nghiệm phân biệt","x1 =",(-b-d**0.5)/(2*a),"x2 =",(-b+d**0.5)/(2*a)) a,b,c = float(input("a = ")),float(input("b = ")),float(input("c = ")) while True: print("*****************************") print("BẢNG CHỌN VIỆC") print("1. Giải phương trình bậc nhất") print("2. Giải phương trình bậc hai") print("3. Thoát khỏi công việc") print("*****************************") chon = input("Hãy chọn 1 hay 2 hay 3: ") if chon == "1": print("Giải phương trình bậc nhất") GPTB1(a,b) elif chon == "2": print("Giải phương trình bậc hai") GPTB2(a,b,c) else: print("Tạm biệt") break * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV: Nêu đặt câu hỏi Em hãy viết các chương trình con GPTB1 Và chương trình con GPTB2? Chèn lời gọi chương trình con vào đúng chỗ trong chương trình mẫu Hình 1 HS: Thảo luận, trả lời * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức Hoạt động 2: Tìm hiểu bài toán thời gian gặp nhau a) Mục tiêu: rèn Năng lực lập trình b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: Sản phẩm dự kiến Hoạt động của giáo viên và học sinh BÀI 2. THỜI GIAN GẶP NHAU Hiện tại anh trai Khánh Nam đang ở thành phố A còn em gái Sương Mai đang ở thành phố B. Khoảng cách giữa hai thành phố đó là d km. Hai anh em đi ô tô xuất phát cùng một thời điểm từ hai thành phố, ô tô khởi hành từ A đi về B với tốc độ không đổi v1 km/h, ô tô khởi hành từ B đi đến A với tốc độ không đổi v2 km/h; trong đó d, v1, v2 là các số thực. Chương trình ở Hình 2 khai báo mtime với các tham số d, v1, v2 để xác định thời gian hai ô tô gặp nhau tính từ lúc xuất phát. Em hãy: Hoàn thiện chương trình ở Hình 2 bằng cách bổ sung cho chương trình lời gọi hàm mtime với dữ liệu nhập từ bàn phím Chạy chương trình và chạy thử chương trình với ít nhất hai bộ dữ liệu vào khác nhau. Hướng dẫn: Viết hàm mtime với tham số d, v1, v2 và trả về thời gian gặp nhau * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV: HS: Thảo luận, trả lời HS: Lấy các ví dụ trong thực tế. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức Hoạt động 3: Tìm hiểu thời gian thực hiện chương trình a) Mục tiêu: biết vận dụng hàm tính thời gian thực hiện chương trình b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: Sản phẩm dự kiến Hoạt động của giáo viên và học sinh BÀI 3. THỜI GIAN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH Hàm time (với lời gọi time()) trong thư viện time cho biết thời gian tại điểm hiện tại (tính theo giây). Để biết thời gian thực hiện chương trình, người ta ghi nhận thời điểm lúc bắt đầu thực hiện chương trình, thời điểm lúc kết thúc chương trình và đưa ra hiệu các thời điểm đã xác định. Em hãy gắn hàm time từ thư viện time vào một số chương trình đã có của em và đưa ra thời gian thực hiện chương trình. Hướng dẫn: Gắn thư viện time vào chương trình: import time Để ghi nhận thời điểm bắt đầu viết câu lệnh thực hiện đầu tiên là: tb = time.time() Cuối chương trình, đưa ra thời gian thực hiện: time.time() – tb Để cho đẹp: Nên dùng quy cách %.4f để đưa ra thời gian thực hiện chương trình với bốn chữ số ở phần thập phân (Hình 3) * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV: HS: Thảo luận, trả lời HS: Lấy các ví dụ trong thực tế. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung: HS đọc SGK làm các bài tập. c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện: Gv Cho HS nhắc lại KT: Hs: Nhắc lại các vấn đề đã học Bài 1. Viết chương trình vẽ một hình chữ nhật bằng các dấu # với một cạnh có độ dài bằng 10, một cạnh có độ dài bằng a. Ví dụ với a = 4, hình chữ nhật cần vẽ như hình bên: Yêu cầu xây dựng một hàm Drawbox với tham số (a), hàm này đưa ra màn hình các dòng, mỗi dòng chứa 10 dấu # liên tiếp và tham số a quyết định số dòng sẽ được đưa ra. Chương trình gọi hàm Drawbox(a) với nhập vào từ bàn phím 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. b. Nội dung:. c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: Gv đưa câu hỏi về nhà: 5. Hướng dẫn học sinh tự học: - Hướng dẫn học bài cũ: - Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
File đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_10_canh_dieu_chu_de_f_bai_11_thuc_hanh_lap_t.docx