Giáo án Tin Học 10 (Cánh Diều) - Chủ đề F, Bài 14: Kiểu dữ liệu danh sách – Xử lí danh sách
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Tin Học 10 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin Học 10 (Cánh Diều) - Chủ đề F, Bài 14: Kiểu dữ liệu danh sách – Xử lí danh sách", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin Học 10 (Cánh Diều) - Chủ đề F, Bài 14: Kiểu dữ liệu danh sách – Xử lí danh sách
Tên bài dạy CHỦ ĐỀ F: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH LẬP TRÌNH CƠ BẢN BÀI 14 KIỂU DỮ LIỆU DANH SÁCH – XỬ LÍ DANH SÁCH Môn học: Tin Học; Lớp: 10 Thời gian thực hiện: 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết được kiểu dữ liệu mảng là kiểu dữ liệu có cấu trúc thường gặp trong các ngôn ngữ lập trình bậc cao Biết được kiểu danh sách (list) trong Python là kiểu dữ liệu có cấu trúc như kiểu mảng Khởi tạo và truy cập được tới các phần tử của danh sách Kiểu được một số hàm xử lí danh sách thường dùng 2. Năng lực: - Năng lực chung: + Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. + Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên. - Năng lực riêng: + HS được phát triển tư duy và khả năng giải quyết được vấn đề, năng lực giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, tự chủ và tự học. 3. Phẩm chất: Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Chuẩn bị Bài giảng, máy chiếu, máy chiếu vật thể. 2. Học sinh - Sách giáo khoa, vở ghi - Kiến thức đã học III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) - Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh - Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi - Sản phẩm: Từ yêu cầu Hs vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra - Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài ? Có nhiều bài toán thực tế cần giải quyết mà trong đó dữ liệu có được ở dạng một bản liệt kê tuần tự (thường gọi là danh sách). Ví dụ: Từ danh sách kết quả một cuộc thi, hãy đưa ra danh sách những người đỗ trong kì thi đó. Em hãy đưa thêm ví dụ. HS: trả lời câu hỏi 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu kiểu dữ liệu danh sách - Mục Tiêu: + Biết khái niệm kiểu dữ liệu danh sách, cách đánh chỉ số trong danh sách - Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV - Sản phẩm: Hs hoàn thành tìm hiều kiến thức - Tổ chức thực hiện: Sản phẩm dự kiến Hoạt động của giáo viên và học sinh 1. KIỂU DỮ LIỆU DANH SÁCH Kiểu dữ liệu danh sách (list) để lưu trữ dãy các đại lượng có thể ở các kiểu dữ liệu khác nhau và cho phép truy cập tới mỗi phần tử của dãy theo vị trí (chỉ số) của phần tử đó Các phần tử trong danh sách của Python được đánh chỉ số bắt đầu từ 0 Khởi tạo danh sách Có nhiều cách khởi tạo danh sách, ba trong số các cách đó là: Cách 1: Dùng phép gán Ví dụ: ds = [1, 1, 2, 3, 5, 8] Cách 2: Dùng câu lệnh for gán giá trị trong khoảng cho trước Ví dụ: ds = [i for i in range(6)] Kết quả: ds = [0, 1, 2, 3, 4, 5] Cách 3: Khởi tạo danh sách số nguyên hay thực từ dữ liệu nhập vào a = [ int(i) for i in input( ) . split( ) ] Truy cập đến các phần tử trong danh sách Tên danh sách[chỉ số của phần tử] Ví dụ: friends = ['Ánh Hồng','Minh Hằng','Tuyết Nga','Tuấn Thành','Anh Quân','Thùy Anh’] friends[2] = ‘Tuyết Nga’ * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV: Nêu đặt câu hỏi Với gợi ý từ Ví dụ 1, em hãy viết câu lệnh Python để tạo ra một biến kiểu danh sách lưu trữ được dữ liệu cho ở Bảng 1 Viết câu lệnh in ra phần tử thứ ba của danh sách được tạo ở yêu cầu 1 Dùng hàm type() kiểm tra lại kiểu dữ liệu của biến vừa tạo ra Dùng hàm len() để biết kích thước của danh sách (dộ dài hay số phần tử của danh sách) HS: Thảo luận, trả lời * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức Hoạt động 2: Tìm hiểu một số hàm và thao tác xử lí danh sách a) Mục tiêu: Nắm được những hàm thường dùng trong danh sách và thao tác xử lí danh sách b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: Sản phẩm dự kiến Hoạt động của giáo viên và học sinh 2. MỘT SỐ HÀM VÀ THAO TÁC XỬ LÍ DANH SÁCH Một số hàm xử lí danh sách trong Python Hàm xử lí danh sách Ý nghĩa a.append(x) Bổ sung phẩn tử x vào cuối danh sách a a.pop(i) Xóa phần tử đứng ở vị trí i trong danh sách a và đưa ra phần tử này a.insert(i, x) Bổ sung phần tử x vào trước phần tử đứng ở vị trí i trong danh sách a a.insert(0, x) sẽ bổ sung x vào đầu danh sách a.sort() Sắp xếp các phần tử của danh sách a theo thứ tự không giảm Ví dụ 2: Ghép các danh sách thành một danh sách: dùng phép + Ví dụ 3 Duyệt các phần tử trong danh sách theo thứ tự lưu trữ Gọi a là một danh sách, câu lệnh duyệt danh sách có dạng: for i in a: Các câu lệnh xử lí Ví dụ 4 * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV: Hãy hình dung, nhóm em dùng một danh sách trong Python để lưu trữ và quản lí danh sách các bạn trong Câu lạc bộ Lập trình của lớp em. Trong tình huống ấy, nhóm em mong muốn python cung cấp sẵn những công cụ nà ở dạng hàm để dễ thực hiện được việc quản lí danh sách câu lạc bộ? HS: Thảo luận, trả lời HS: Lấy các ví dụ trong thực tế. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung: HS đọc SGK làm các bài tập. c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện: Gv Cho HS nhắc lại KT: Hs: Nhắc lại các vấn đề đã học Bài 1: Đọc chương trình sau đây và cho biết kết quả in ra màn hình. Em hãy soạn thảo và chạy chương trình để kiểm tra dự đoán của em 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. b. Nội dung:. c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: Gv đưa câu hỏi về nhà: Bài 2: Bạn Thanh muốn tính trung bình cộng của nhiệt độ trung bình các ngày trong tuần. Thanh đã viết được đoạn chương trình nhập từ bàn phím nhiệt độ trung bình của bảy ngày trong tuần vào một danh sách (Hình 6). Em hãy giúp bạn Thanh viết tiếp những câu lệnh còn thiếu vào chỗ trống để máy tính đưa ra màn hình kết quả cần có Bài 3: Camera đặt cạnh trạm thu phí đường cao tốc ghi nhận nhiều thông tin, trong đó có mảng số nhận dạng loại ô tô đi qua. Mỗi loại ô tô được mã hóa thành một số nguyên dương. Cho dãy số, mỗi số là mã hóa về loại của một ô tô đi qua trạm thu phí. Em hãy viết chương trình nhập dãy số mã hóa xe vào từ bàn phím và đưa ra màn hình số loại xe khác nhau đã được nhận dạng 5. Hướng dẫn học sinh tự học: - Hướng dẫn học bài cũ: - Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
File đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_10_canh_dieu_chu_de_f_bai_14_kieu_du_lieu_da.docx