Giáo án Tin Học 10 (Cánh Diều) - Chủ đề F, Bài 15: Thực hành với kiểu dữ liệu danh sách
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Tin Học 10 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin Học 10 (Cánh Diều) - Chủ đề F, Bài 15: Thực hành với kiểu dữ liệu danh sách", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin Học 10 (Cánh Diều) - Chủ đề F, Bài 15: Thực hành với kiểu dữ liệu danh sách
Tên bài dạy CHỦ ĐỀ F: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH LẬP TRÌNH CƠ BẢN BÀI 15 THỰC HÀNH VỚI KIỂU DỮ LIỆU DANH SÁCH Môn học: Tin Học; Lớp: 10 Thời gian thực hiện: 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Viết được chương trình đơn giản sử dụng kiểu dữ liệu danh sách Làm quen và khai thác được một số hàm xử lí danh sách 2. Năng lực: - Năng lực chung: + Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. + Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên. - Năng lực riêng: + HS được phát triển tư duy và khả năng giải quyết được vấn đề, năng lực giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, tự chủ và tự học. 3. Phẩm chất: Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Chuẩn bị Bài giảng, máy chiếu, máy chiếu vật thể. 2. Học sinh - Sách giáo khoa, vở ghi - Kiến thức đã học III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) - Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh - Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi - Sản phẩm: Từ yêu cầu Hs vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra - Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu cách cập nhật danh sách - Mục Tiêu: + Biết tạo ra danh sách các phần tử được nhập từ bàn phím - Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV - Sản phẩm: Hs hoàn thành tìm hiều kiến thức - Tổ chức thực hiện: Sản phẩm dự kiến Hoạt động của giáo viên và học sinh BÀI 1. CẬP NHẬT DANH SÁCH Viết chương trình nhập vào từ bàn phím một danh sách các số nguyên, sau đó thực hiện: Thay thế các phần tử âm bằng -1, phần tử dương bằng 1, giữ nguyên các phần tử giá trị 0 Đưa ra màn hình danh sách nhận được Ví dụ: Input Output -5 0 6 8 -3 -4 -2 0 4 6 -1 0 1 1 -1 -1 0 1 1 Hướng dẫn Tạo danh sách a từ dữ liệu nhập vào Duyệt các phần tử ai (với i = 0, 1, 2, , len(a) – 1); thay ai = 1 nếu ai > 0 và ai = -1 nếu ai < 0 Lưu ý: Lệnh print() chứa tham số end = ‘ ‘ để thêm dấu cách giữa các phần tử của danh sách. Tham khảo chương trình ở Hình 1 * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV: Nêu đặt câu hỏi Để tạo danh sách a từ dữ liệu nhập vào ta làm như nào? HS: Thảo luận, trả lời * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức Hoạt động 2: Tìm hiểu cách xử lí danh sách a) Mục tiêu: Nắm được thao tác xử lí danh sách cơ bản b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: Sản phẩm dự kiến Hoạt động của giáo viên và học sinh BÀI 2. CÁC SỐ ĐẶC BIỆT CỦA DÃY SỐ Viết chương trình nhập vào từ bàn phím danh sách số nguyên a, đếm và đưa ra màn hình số lượng các phần tử lớn hơn phần tử đứng trước và phần tử đứng sau nó Ví dụ: Input Output 5 -3 0 4 -1 2 -6 -4 -5 9 -12 15 4 Hướng dẫn: Tạo danh sách a từ dữ liệu nhập vào Duyệt các phần tử ai (với i = 1, 2, , len(a) – 2); đếm các phần tử ai thỏa mãn điều kiện ai-1 ai+1 Tham khảo chương trình ở Hình 2 * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV: Em hãy cho biết thuật toán tính số lượng các phần tử lớn hơn phần tử đứng trước và phần tử đứng sau nó? HS: Thảo luận, trả lời HS: Lấy các ví dụ trong thực tế. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức Hoạt động 3: Tìm hiểu cách xử lí danh sách a) Mục tiêu: Nắm được thao tác xử lí danh sách cơ bản b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: Sản phẩm dự kiến Hoạt động của giáo viên và học sinh BÀI 3. TRÒ CHƠI VỚI CÁC CHIẾC GIÀY Có n đôi giày cùng loại chỉ khác nhau về kích cỡ được xếp thành một hàng theo thứ tự ngẫu nhiên. Chủ trò bí mật rút một chiếc giày được giấu đi, sau đó yêu cầu người chơi cho biết chiếc giày được giấu là chiếc giày trái hay phải và có số là bao nhiêu. Hà My muốn viết một đoạn chương trình nhập vào một dãy, mỗi số trong dãy mô tả một chiếc giày, số có giá trị âm cho biết đó là giày trái, số có giá trị dương cho biết đó là giày phải, giá trị tuyệt đối của số là kích cỡ của giày. Chương trình sẽ cho biết chiếc giày nào còn thiếu trong dãy. Hướng dẫn: Cách làm thông thường để tìm chiếc giày còn thiếu là đi ghép các đôi giày, tuy nhiên cách làm này sẽ mất nhiều thời gian. Một cách làm đơn giản là dựa trên nhận xét: Nếu dãy không thiếu chiếc giày nào thì tổng sẽ bằng 0, nên có thể xác định chiếc giày còn thiếu khi biết tổng các số trong dãy. Hình 4 là chương trình mà Hà My viết theo cách làm trên, tuy nhiên chương trình vẫn còn có lỗi. Em hãy giúp Hà My sửa các lỗi để nhận được chương trình chạy được và cho kết quả đúng. Sửa lại: * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV: Em hãy cho biết thuật toán? HS: Thảo luận, trả lời HS: Lấy các ví dụ trong thực tế. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung: HS đọc SGK làm các bài tập. c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện: Gv Cho HS nhắc lại KT: Hs: Nhắc lại các vấn đề đã học Bài 1. Quản lí tiền điện Viết chương trình nhập vào 12 số nguyên dương tương ứng là tiền điện của 12 tháng trong năm vừa rồi của nhà em, đưa ra màn hình các thông tin sau: Tổng số tiền điện của cả năm, trung bình mỗi tháng Liệt kê các tháng dùng nhiều hơn trung bình mỗi tháng 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. b. Nội dung:. c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: Gv đưa câu hỏi về nhà: 5. Hướng dẫn học sinh tự học: - Hướng dẫn học bài cũ: - Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
File đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_10_canh_dieu_chu_de_f_bai_15_thuc_hanh_voi_k.docx