Giáo án Tin Học 10 (Cánh Diều) - Chủ đề F, Bài 2: Biến, phép gán và biểu thức số học

docx 5 trang phuong 20/11/2023 950
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin Học 10 (Cánh Diều) - Chủ đề F, Bài 2: Biến, phép gán và biểu thức số học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin Học 10 (Cánh Diều) - Chủ đề F, Bài 2: Biến, phép gán và biểu thức số học

Giáo án Tin Học 10 (Cánh Diều) - Chủ đề F, Bài 2: Biến, phép gán và biểu thức số học
Tên bài dạy
CHỦ ĐỀ F: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
LẬP TRÌNH CƠ BẢN
BÀI 2: BIẾN, PHÉP GÁN VÀ BIỂU THỨC SỐ HỌC
Môn học: Tin Học; Lớp: 10
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Biết được vai trò của biến và phép gán
Đặt được tên cho biến, sử dụng được phép gán và cách đưa ra giá trị của biến trong Python
Làm quen được với cửa sổ Code trong Python để soạn thảo, lưu và thực hiện chương trình 
2. Năng lực: 
- Năng lực chung:
+ Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
+ Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
- Năng lực riêng:
+ HS được phát triển tư duy và khả năng giải quyết được vấn đề, năng lực giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, tự chủ và tự học.
3. Phẩm chất: Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên 
- Chuẩn bị Bài giảng, máy chiếu, máy chiếu vật thể. 
2. Học sinh 
- Sách giáo khoa, vở ghi 
- Kiến thức đã học 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh
- Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi
- Sản phẩm: Từ yêu cầu Hs vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra 
- Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài
? Khi giao cho máy tính iaỉ quyết một bài toán, máy tính sẽ cần lưu trữ dữ liệu phục vụ cho quá trình thực hiện thuật toán giải bài toán đó. Em hãy lấy ví dụ về một bài toán đơn giản và chỉ ra những dữ liệu nào cần được lưu trữ, những dữ liệu nào sẽ thay đổi qua các bước xử lí của máy tính?
HS: trả lời câu hỏi
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu biến và phép gán
- Mục Tiêu: 	+ Biết được vai trò của biến và phép gán
- Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV
- Sản phẩm: Hs hoàn thành tìm hiều kiến thức
- Tổ chức thực hiện: 
Sản phẩm dự kiến
Hoạt động của giáo viên và học sinh
1. BIẾN VÀ PHÉP GÁN
a) Biến trong chương trình
Biến là tên một vùng nhớ, trong quá trình thực hiện chương trình, giá trị của biến có thể thay đổi
Ví dụ: 
Lưu ý: Trong Python, các biến đều phải được đặt tên theo một số quy tắc
Không trùng với từ khóa (được sử dụng với ý nghĩa xác định không thay đổi
Bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu “_”
Chỉ chứa chữ cái, chữ số và dấu “_”
Một số từ khóa thường dùng trong Python
False
class
finally
is
return
None
continue
for
lambda
try
True
def
from
nonlocal
while
and
del
global
not
with
as
elif
if
or
yield
assert
else
import
pass
break 
except
in
raise
Ví dụ: n, delta, x1, t12, Trường_sa
b) Phép gán trong chương trình
- Dạng câu lệnh:
Biến = 
- Thực hiện:
Bước 1: Tính giá trị của biểu thức ở vế phải
Bước 2: Gán kết quả tính được cho biến ở vế trái
- : thường gặp là biểu thức số học. Biểu thức số học có thể là một số, một tên biến hoặc các số và biến liên kết với nhau bởi các phép toán số học
Bảng kí hiệu các phép toán số học trong Python
Phép toán
Kí hiệu trong Python
Ví dụ
Cộng
+
3 + 12 = 15
Trừ
-
15 – 3 = 12
Nhân
*
12 * 5 = 60
Chia
/
16 / 5 = 3.2
Chia lấy phần nguyên
//
16 // 5 = 3
Chia lấy phần dư
%
16 % 5 = 1
Lũy thừa
**
2 ** 3 = 8
Ví dụ 2. Thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức số học
>>> (3 + 5) * 2
16
>>> 3 + 5 * 2
13
Lưu ý :
Các phép toán được thực hiện theo thứ tự như trong toán học
Trong biểu thức chỉ sử dụng các cặp ngoặc tròn để xác định thứ tự thực hiện các phép tính
Trước và sau mỗi tên biến, mỗi số hoặc dấu phép tính có thể có số lượng tùy ý các dấu cách (dấu trắng)
*‌ ‌Bước‌ ‌1:‌ ‌Chuyển‌ ‌giao‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌
GV: Nêu đặt câu hỏi
Thế nào là biến, cho ví dụ về tên biến
HS: Thảo luận, trả lời
*‌ ‌Bước‌ ‌2:‌ ‌Thực‌ ‌hiện‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌ ‌
 ‌+‌ ‌HS:‌ ‌Suy‌ ‌nghĩ,‌ ‌tham‌ ‌khảo‌ ‌sgk‌ ‌trả‌ ‌lời‌ ‌câu‌ ‌hỏi‌ ‌
+‌ ‌GV:‌ ‌quan‌ ‌sát‌ ‌và‌ ‌trợ‌ ‌giúp‌ ‌các‌ ‌cặp.‌ ‌ ‌
*‌ ‌Bước‌ ‌3:‌ ‌Báo‌ ‌cáo,‌ ‌thảo‌ ‌luận:‌ ‌ ‌
+‌ ‌HS:‌ ‌Lắng‌ ‌nghe,‌ ‌ghi‌ ‌chú,‌ ‌một‌ ‌HS‌ ‌phát‌ ‌
biểu‌ ‌lại‌ ‌các‌ ‌tính‌ ‌chất.‌ ‌ ‌
+‌ ‌Các‌ ‌nhóm‌ ‌nhận‌ ‌xét,‌ ‌bổ‌ ‌sung‌ ‌cho‌ ‌
nhau.‌ ‌ ‌
*‌ ‌Bước‌ ‌4:‌ ‌Kết‌ ‌luận,‌ ‌nhận‌ ‌định:‌ ‌‌GV‌ ‌
chính‌ ‌xác‌ ‌hóa‌ ‌và‌ ‌gọi‌ ‌1‌ ‌học‌ ‌sinh‌ ‌nhắc‌ ‌lại‌ ‌kiến‌ ‌thức‌ ‌
*‌ ‌Bước‌ ‌1:‌ ‌Chuyển‌ ‌giao‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌
GV: Nêu đặt câu hỏi
Hãy chuyển biểu thức toán học sang Python
Toán học
Python
2a + 3b
xy : z
b2 – 4ac
(a : b) c
HS: Thảo luận, trả lời
*‌ ‌Bước‌ ‌2:‌ ‌Thực‌ ‌hiện‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌ ‌
 ‌+‌ ‌HS:‌ ‌Suy‌ ‌nghĩ,‌ ‌tham‌ ‌khảo‌ ‌sgk‌ ‌trả‌ ‌lời‌ ‌câu‌ ‌hỏi‌ ‌
+‌ ‌GV:‌ ‌quan‌ ‌sát‌ ‌và‌ ‌trợ‌ ‌giúp‌ ‌các‌ ‌cặp.‌ ‌ ‌
*‌ ‌Bước‌ ‌3:‌ ‌Báo‌ ‌cáo,‌ ‌thảo‌ ‌luận:‌ ‌ ‌
+‌ ‌HS:‌ ‌Lắng‌ ‌nghe,‌ ‌ghi‌ ‌chú,‌ ‌một‌ ‌HS‌ ‌phát‌ ‌
biểu‌ ‌lại‌ ‌các‌ ‌tính‌ ‌chất.‌ ‌ ‌
+‌ ‌Các‌ ‌nhóm‌ ‌nhận‌ ‌xét,‌ ‌bổ‌ ‌sung‌ ‌cho‌ ‌
nhau.‌ ‌ ‌
*‌ ‌Bước‌ ‌4:‌ ‌Kết‌ ‌luận,‌ ‌nhận‌ ‌định:‌ ‌‌GV‌ ‌
chính‌ ‌xác‌ ‌hóa‌ ‌và‌ ‌gọi‌ ‌1‌ ‌học‌ ‌sinh‌ ‌nhắc‌ ‌lại‌ ‌kiến‌ ‌thức‌ ‌
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách soạn thảo chương trình 
a) Mục tiêu: Nắm được môi trường làm việc của Python, cách soạn thảo chương trình
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Sản phẩm dự kiến
Hoạt động của giáo viên và học sinh
2. SOẠN THẢO CHƯƠNG TRÌNH
Cửa sổ Shell của Python cho ta gõ và thực hiện nggay từng câu lệnh vừa đưa vào, nhưng không cho ta lưu lại những câu lệnh đã soạn thảo để thực hiện lại.
Các bước mở của sổ soạn thảo chương trình (của sổ code)
Bước 1: Khởi động IDLE
Bước 2: Mở tệp mới để soạn thảo chương trình
Bước 3: Soạn thảo chương trình
Bước 4: Lưu chương trình
Bước 5: Chạy chương trình
*‌ ‌Bước‌ ‌1:‌ ‌Chuyển‌ ‌giao‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌
GV: Em hãy thực hiện các thao tác theo hướng dẫn của GV
HS: Thảo luận, trả lời
HS: Lấy các ví dụ trong thực tế.
*‌ ‌Bước‌ ‌2:‌ ‌Thực‌ ‌hiện‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌ ‌
‌+‌ ‌HS:‌ ‌Suy‌ ‌nghĩ,‌ ‌tham‌ ‌khảo‌ ‌sgk‌ ‌trả‌ ‌lời‌ ‌câu‌ ‌hỏi‌ ‌
+‌ ‌GV:‌ ‌quan‌ ‌sát‌ ‌và‌ ‌trợ‌ ‌giúp‌ ‌các‌ ‌cặp.‌ ‌ ‌
*‌ ‌Bước‌ ‌3:‌ ‌Báo‌ ‌cáo,‌ ‌thảo‌ ‌luận:‌ ‌ ‌
+‌ ‌HS:‌ ‌Lắng‌ ‌nghe,‌ ‌ghi‌ ‌chú,‌ ‌một‌ ‌HS‌ ‌phát‌ ‌
biểu‌ ‌lại‌ ‌các‌ ‌tính‌ ‌chất.‌ ‌ ‌
+‌ ‌Các‌ ‌nhóm‌ ‌nhận‌ ‌xét,‌ ‌bổ‌ ‌sung‌ ‌cho‌ ‌
nhau.‌ ‌ ‌
*‌ ‌Bước‌ ‌4:‌ ‌Kết‌ ‌luận,‌ ‌nhận‌ ‌định:‌ ‌‌GV‌ ‌
chính‌ ‌xác‌ ‌hóa‌ ‌và‌ ‌gọi‌ ‌1‌ ‌học‌ ‌sinh‌ ‌nhắc‌ ‌lại‌ ‌kiến‌ ‌thức‌ 
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: HS đọc SGK làm các bài tập.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: 
Gv Cho HS nhắc lại KT:
Hs: Nhắc lại các vấn đề đã học
Bài 1: Em hãy nêu 3 tên biến đúng, 3 tên biến sai. Với tên biến sai, em hãy giải thích tại sao đó không phải là tên biến
Bài 2:
Ở cửa sổ Code, em hãy soạn thảo chương trình như trong hình bên, chạy chương trình và cho biết kết quả hiển thị trên màn hình
Thực hiện từng lệnh trong hình bên ở cửa sổ shell. Sau đó hãy thay phép nhân bằng một phép toán khác và xem kết quả
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
b. Nội dung:.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Gv đưa câu hỏi về nhà: 
Bài 3: Em hãy hoàn thiện chương trình ở hình bên dưới bằng cách viết biểu thức gán cho biến pound để nhận được chương trình chuyển đổi đơn vị đo khối lượng từ đơn vị ki-lô-gam sang pound, biết rằng 1 kg bằng 2,205 pound. Em hãy thay đổi giá trị gán cho biến kilo để chạy thử ngghiệm chương trình.
5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Hướng dẫn học bài cũ: 
- Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_10_canh_dieu_chu_de_f_bai_2_bien_phep_gan_va.docx