Giáo án Tin Học 10 (Cánh Diều) - Chủ đề F, Bài 6: Câu lệnh rẽ nhánh

docx 7 trang phuong 20/11/2023 1070
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin Học 10 (Cánh Diều) - Chủ đề F, Bài 6: Câu lệnh rẽ nhánh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin Học 10 (Cánh Diều) - Chủ đề F, Bài 6: Câu lệnh rẽ nhánh

Giáo án Tin Học 10 (Cánh Diều) - Chủ đề F, Bài 6: Câu lệnh rẽ nhánh
Tên bài dạy
CHỦ ĐỀ F: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
LẬP TRÌNH CƠ BẢN
BÀI 6: CÂU LỆNH RẼ NHÁNH
Môn học: Tin Học; Lớp: 10
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Biết được các phép so sánh và các phép tính logic tạo thành biểu thức logic thể hiện điều kiện rẽ nhánh trong chương trình.
Viết được câu lệnh rẽ nhánh trong Python
2. Năng lực: 
- Năng lực chung:
+ Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
+ Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
- Năng lực riêng:
+ HS được phát triển tư duy và khả năng giải quyết được vấn đề, năng lực giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, tự chủ và tự học.
3. Phẩm chất: Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên 
- Chuẩn bị Bài giảng, máy chiếu, máy chiếu vật thể. 
2. Học sinh 
- Sách giáo khoa, vở ghi 
- Kiến thức đã học 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh
- Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi
- Sản phẩm: Từ yêu cầu Hs vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra 
- Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài
? Ngôn ngữ lập trình nào cũng cần loại câu lệnh để yêu cầu máy thực hiện một việc nhưng chỉ thực hiện trong một điều kiện cụ thể nào đó. Nếu em là người sáng tạo ra ngôn ngữ lập trình thì em sẽ quy định viết câu lệnh đó như thế nào?
HS: trả lời câu hỏi
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu Cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán
- Mục Tiêu: 	+ Biết sử dụng cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán
- Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV
- Sản phẩm: Hs hoàn thành tìm hiều kiến thức
- Tổ chức thực hiện: 
Sản phẩm dự kiến
Hoạt động của giáo viên và học sinh
1. CẤU TRÚC RẼ NHÁNH TRONG MÔ TẢ THUẬT TOÁN
A chia hết cho a
In “Số chẵn”
Đ
S
In “Số lẻ”
*‌ ‌Bước‌ ‌1:‌ ‌Chuyển‌ ‌giao‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌
GV: Nêu đặt câu hỏi
Em hãy vẽ sơ đồ khối thể hiện cấu trúc rẽ nhánh trong ví dụ ở Hình 1b?
HS: Thảo luận, trả lời
*‌ ‌Bước‌ ‌2:‌ ‌Thực‌ ‌hiện‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌ ‌
 ‌+‌ ‌HS:‌ ‌Suy‌ ‌nghĩ,‌ ‌tham‌ ‌khảo‌ ‌sgk‌ ‌trả‌ ‌lời‌ ‌câu‌ ‌hỏi‌ ‌
+‌ ‌GV:‌ ‌quan‌ ‌sát‌ ‌và‌ ‌trợ‌ ‌giúp‌ ‌các‌ ‌cặp.‌ ‌ ‌
*‌ ‌Bước‌ ‌3:‌ ‌Báo‌ ‌cáo,‌ ‌thảo‌ ‌luận:‌ ‌ ‌
+‌ ‌HS:‌ ‌Lắng‌ ‌nghe,‌ ‌ghi‌ ‌chú,‌ ‌một‌ ‌HS‌ ‌phát‌ ‌
biểu‌ ‌lại‌ ‌các‌ ‌tính‌ ‌chất.‌ ‌ ‌
+‌ ‌Các‌ ‌nhóm‌ ‌nhận‌ ‌xét,‌ ‌bổ‌ ‌sung‌ ‌cho‌ ‌
nhau.‌ ‌ ‌
*‌ ‌Bước‌ ‌4:‌ ‌Kết‌ ‌luận,‌ ‌nhận‌ ‌định:‌ ‌‌GV‌ ‌
chính‌ ‌xác‌ ‌hóa‌ ‌và‌ ‌gọi‌ ‌1‌ ‌học‌ ‌sinh‌ ‌nhắc‌ ‌lại‌ ‌kiến‌ ‌thức‌ ‌
Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện rẽ nhánh 
a) Mục tiêu: Nắm được giá trị của điều kiện và biểu thức điều kiện
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Sản phẩm dự kiến
Hoạt động của giáo viên và học sinh
2. ĐIỀU KIỆN RẼ NHÁNH
: là biểu thức nhận giá trị logic True hoặc False
Bảng 1. Kí hiệu phép so sánh trong Python
So sánh
Kí hiệu trong Python
Lớn hơn
>
Lớn hơn hoặc bằng
>=
Nhỏ hơn
<
Nhỏ hơn hoặc bằng
<=
Bằng
==
Khác
!=
Ví dụ 1: Bảng 2 minh họa một số được biểu diễn bằng phép so sánh viết trong Python và giá trị logic tương ứng của nó
Điều kiện
Giá trị logic của điều kiện với A = 5, B = 10
A < B
True
A*A + B*B <= 100
False
A + 5 != B
False
2*A == B
True
Một số phép toán logic
Phép tính
Biểu thức
Ý nghĩa
and
x and y
Cho kết quả True khi và chỉ khi x và y đều nhận giá trị True
or
x or y
Cho kết quả False khi và chỉ khi x và y đều nhận giá trị False
not
not x
Đảo giá trị logic của x
Ví dụ 2: Bảng 3 cho ta một số ví dụ về được tạo thành do kết nối một vài biểu thức logic lại bằng các phép tính logic
Điều kiện
Giá trị của biểu thức logic điều kiện A = 5, B = 10
(A < B) and (A + 5 != B)
False
(3*A > B) or (2*A == B)
True
not (A*A + B*B <= 100)
True
*‌ ‌Bước‌ ‌1:‌ ‌Chuyển‌ ‌giao‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌
GV: Em hãy cho biết điều kiện trong câu lệnh rẽ nhánh nhận những giá trị nào?
? điều kiện trong lệnh rẽ nhánh có thể là những biểu thức nào
HS: Thảo luận, trả lời
HS: Lấy các ví dụ trong thực tế.
*‌ ‌Bước‌ ‌2:‌ ‌Thực‌ ‌hiện‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌ ‌
‌+‌ ‌HS:‌ ‌Suy‌ ‌nghĩ,‌ ‌tham‌ ‌khảo‌ ‌sgk‌ ‌trả‌ ‌lời‌ ‌câu‌ ‌hỏi‌ ‌
+‌ ‌GV:‌ ‌quan‌ ‌sát‌ ‌và‌ ‌trợ‌ ‌giúp‌ ‌các‌ ‌cặp.‌ ‌ ‌
*‌ ‌Bước‌ ‌3:‌ ‌Báo‌ ‌cáo,‌ ‌thảo‌ ‌luận:‌ ‌ ‌
+‌ ‌HS:‌ ‌Lắng‌ ‌nghe,‌ ‌ghi‌ ‌chú,‌ ‌một‌ ‌HS‌ ‌phát‌ ‌
biểu‌ ‌lại‌ ‌các‌ ‌tính‌ ‌chất.‌ ‌ ‌
+‌ ‌Các‌ ‌nhóm‌ ‌nhận‌ ‌xét,‌ ‌bổ‌ ‌sung‌ ‌cho‌ ‌
nhau.‌ ‌ ‌
*‌ ‌Bước‌ ‌4:‌ ‌Kết‌ ‌luận,‌ ‌nhận‌ ‌định:‌ ‌‌GV‌ ‌
chính‌ ‌xác‌ ‌hóa‌ ‌và‌ ‌gọi‌ ‌1‌ ‌học‌ ‌sinh‌ ‌nhắc‌ ‌lại‌ ‌kiến‌ ‌thức‌ 
Hoạt động 3: Tìm hiểu câu lệnh rẽ nhánh trong chương trình Python 
a) Mục tiêu: Nắm được cú pháp của câu lệnh rẽ nhánh
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Sản phẩm dự kiến
Hoạt động của giáo viên và học sinh
3. CÂU LỆNH RẼ NHÁNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH PYTHON
Python cung cấp hai câu lệnh rẽ nhánh cơ bản:
+ Câu lệnh rẽ nhánh if
if :
 câu lệnh hay nhóm câu lệnh
Ví dụ:
+ Câu lệnh rẽ nhánh if - else
if :
 câu lệnh hay nhóm câu lệnh 1
else :
 câu lệnh hay nhóm câu lệnh 2
Ví dụ:
Chú ý: 
Câu lệnh hoặc các câu lệnh trong cùng nhóm phải được viết lùi vào trong một số vị trí so với dòng chứa điều kiện và viết thằng hàng với nhau. Một nhóm các câu lệnh như vậy còn gọi là khối lệnh
Ví dụ:
	Tây nguyên sản xuất hai loại cà phê là Robusta và Arabica. Trung bình hàng năm lượng cà phê Arabica chiếm 10% tổng sản lượng và giá bán trung bình gấp 2,5 lần so với cà phê Robusta. Những năm Arabica được mùa (chiếm từ 10% tổng sản lượng trở lên), giá bán chỉ gấp 2 lần, còn khi mất mùa thì giá bán gấp 3 lần
	Chương trình ở Hình 7 cho phép nhập vào tổng sản lượng cà phê và sản lượng cà phê Arabica. Chương trình sẽ đưa ra thông báo “Arabica được mùa” hoặc “Arabica mất mùa” cùng tỉ lệ giá bán tương ứng của Arabica
*‌ ‌Bước‌ ‌1:‌ ‌Chuyển‌ ‌giao‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌
GV: Em hãy cho biết điều kiện trong câu lệnh rẽ nhánh nhận những giá trị nào?
? điều kiện trong lệnh rẽ nhánh có thể là nhưnggx biểu thức nào
HS: Thảo luận, trả lời
HS: Lấy các ví dụ trong thực tế.
*‌ ‌Bước‌ ‌2:‌ ‌Thực‌ ‌hiện‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌ ‌
‌+‌ ‌HS:‌ ‌Suy‌ ‌nghĩ,‌ ‌tham‌ ‌khảo‌ ‌sgk‌ ‌trả‌ ‌lời‌ ‌câu‌ ‌hỏi‌ ‌
+‌ ‌GV:‌ ‌quan‌ ‌sát‌ ‌và‌ ‌trợ‌ ‌giúp‌ ‌các‌ ‌cặp.‌ ‌ ‌
*‌ ‌Bước‌ ‌3:‌ ‌Báo‌ ‌cáo,‌ ‌thảo‌ ‌luận:‌ ‌ ‌
+‌ ‌HS:‌ ‌Lắng‌ ‌nghe,‌ ‌ghi‌ ‌chú,‌ ‌một‌ ‌HS‌ ‌phát‌ ‌
biểu‌ ‌lại‌ ‌các‌ ‌tính‌ ‌chất.‌ ‌ ‌
+‌ ‌Các‌ ‌nhóm‌ ‌nhận‌ ‌xét,‌ ‌bổ‌ ‌sung‌ ‌cho‌ ‌
nhau.‌ ‌ ‌
*‌ ‌Bước‌ ‌4:‌ ‌Kết‌ ‌luận,‌ ‌nhận‌ ‌định:‌ ‌‌GV‌ ‌
chính‌ ‌xác‌ ‌hóa‌ ‌và‌ ‌gọi‌ ‌1‌ ‌học‌ ‌sinh‌ ‌nhắc‌ ‌lại‌ ‌kiến‌ ‌thức‌ 
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: HS đọc SGK làm các bài tập.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: 
Gv Cho HS nhắc lại KT:
Hs: Nhắc lại các vấn đề đã học
Bài 1. Hoàn thiện câu lệnh if trong chương trình ở Hình 8a để có được chương trình nhập vào từ bàn phím ba số thực a, b, c và đưa ra màn hình thông báo “Cả ba số đều dương” nếu ba số nhập vào đều dương. Hình 8b minh họa một kết quả chạy chương trình.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
b. Nội dung:.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Gv đưa câu hỏi về nhà: 
Bài 2: Viết chương trình để nhập từ bàn phím hai số nguyên a và b, đưa ra màn hình thông báo “Positive” nếu a + b > 0, “”Negative” nếu a + b < 0 và “Zero” nếu a + b = 0
Bài 3: Năm nhuận là những năm chia hết cho 400 hoặc những năm chia hết cho 4 nhưng không chia hết cho 100 và 400. Đặc biệt, những năm chia hết cho 3328 được đề xuất là năm nhuận kép. Với số nguyên dương n nhập vào từ bàn phím, em hãy đưa ra màn hình thông báo: “Không là năm nhuận” nếu n không phải là năm nhuận; “Năm nhuận” nếu n là năm nhuận và “Năm nhuận kép” nếu n là năm nhuận kép
5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Hướng dẫn học bài cũ: 
- Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_10_canh_dieu_chu_de_f_bai_6_cau_lenh_re_nhan.docx